Last Day on Earth: Survival là tựa game sinh tồn thế giới mở góc nhìn nghiêng được phát triển bởi Kefir Studio và phát hành trên 2 nền tảng là Android và iOS. Tác phẩm có lối chơi tương tự như các tựa game sinh tồn zombies trên PC như H1Z1, DayZ, 7 Days,… Mặc dù không có chiều sâu như các trò chơi nói trên, nhưng LDOE: S vẫn tạo được sức hút rất lớn đối với cộng đồng game thủ mobile trên toàn thế giới. Trò chơi đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của game thủ, những đánh giá đó chủ yếu hướng đến yếu tố hồi hộp, nhưng vẫn còn chỉ ra sai sót ở một vài điểm. Mặc dù vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng tính đến cuối năm 2017, Last Day on Earth: Survival đã có hơn 70 triệu lượt tải xuống và đến đầu năm 2019 (18 tháng sau khi ra mắt), trò chơi đã đạt 96 triệu lượt tải xuống. Qua đó trở thành một trong những tựa game mobile nổi tiếng nhất năm 2017 và Last Day on Earth: Survival đã nhận được giải thưởng Trò chơi Sáng tạo nhất trên Google Play vào cùng năm.
Tổng quan một chút về nội dung game cho mọi người dễ hiểu ạ :))). Game lấy bối cảnh thời kỳ hậu tận thế, vào năm 2027, khi một đại dịch không rõ nguồn gốc quét sạch 80% dân số thế giới, biến những người nhiễm bệnh thành những sinh vật khát máu, và chỉ còn lại vài người có hệ thống miễn dịch là còn sống. Họ phải sinh tồn bằng cách chế tạo vũ khí, thu thập thức ăn và tài nguyên để xây dựng một căn nhà kiên cố để chống lại những đợt càn quét của zombie.
Đúng với chất sinh tồn, LDE: S không có tình yêu, tình bạn và sự thương hại, nó chỉ có một mục tiêu duy nhất: “giết hoặc chết”. Ngoài những zombie ra, người chơi còn phải chống lại những kẻ sống sót khác, được trang bị vũ khí đầy đủ. Giống với những tựa game sinh tồn khác, LDOE: S mở đầu khi người chơi chỉ có hai bàn tay trắng cùng bộ đồ lót màu đỏ :))). Dần dần, người chơi sẽ kiếm được những vật phẩm, vũ khí, nguyên liệu và thức ăn để có thể sinh tồn trong thế giới mà con người cắn xé lẫn nhau cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Thậm chí, là cướp bóc để có được tài nguyên vì mục tiêu duy nhất của tựa game này là phải được SỐNG.
Sơ bộ qua là thế, nhưng cho đến nay tựa game không ngừng đổi mới, cập nhật nội dung đủ cho thấy nhà phát triển Kefir quan tâm đến tựa game đến mức nào. Trước năm 2020, tựa game hầu như là Single Player duy chỉ có một tính năng bạn bè có thể nói là Online nhưng vẫn còn rất sơ sài. Giai đoạn sau 2020 tựa game chính thức chuyển mình sang Online hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn phải là cày lên cấp yêu cầu, cụ thể là cấp 30 :))). Sau cấp 30, bạn có thể chơi game online, buôn bán, giúp đỡ những người sinh tồn khác. Trở thành một tựa game online, server giật lag là một điều không tránh khỏi. Nhưng với Last Day on Earth: Survival điều ấy là không xảy ra.
Game được phát triển trên Unity, nền đồ họa không được trau truốt như các tựa game khác nhưng vẫn rất dễ nhìn. Với kiểu đồ họa hình khối, cách phối màu hợp lý, hài hòa thì đây là một cái điểm sáng trên nền của một tựa game có nội dung khá là Dảk Dảk Bruh bruh Lmao. Tạo hình zombie thì ra hình zombie đấy, mỗi loài lại có một đặc điểm riêng đấy, nhưng zombie hơi “dễ thương” chưa đủ độ dị hay máu me một chút. Lại nói đến máu me, mình đánh giá khá cao về vật lý của vết máu mà game tạo ra. Những câu từ sau đây rất mạnh để mô tả kỹ hơn về vật lý của vết máu. “Bạn chém đầu một con Zom, vết cắt đột ngột máu phụt mạng từ cổ, đầu lăn một thời gian sau mới chảy máu ra sàn, rất sát với thực tế”.
Về gameplay, điểm đáng chê là game bị giới hạn bởi 200 năng lượng dùng để di chuyển qua lại giữa các địa điểm. Với mỗi địa điểm càng nguy hiểm thì năng lượng mất càng nhiều, cộng với thời gian farm tài nguyên và clear map thì tính ra một lượt chơi khoảng 1 đến 2 giờ nhưng lại rất phù hợp với tiêu chí “Không chơi game quá 180 phút” nên có thể thông cảm được. Tuy nhiên, nếu là 180 phút vẫn chưa đủ thỏa mãn với bạn thì chúng tôi ở đây có quảng cáo giúp bạn thỏa mãn đam mê :))).
Nói cũng không ngoa, đâu phải ai cũng đủ kinh tế để mua năng lượng hay đủ rảnh để có thể vào game lần hai. Giống với bao game sinh tồn khác bao gồm: xây dựng, farm tài nguyên rồi lại xây dựng, farm tài nguyên… Nhưng LDOE:S luôn luôn có những Event hạn giờ như giúp hàng xóm, máy bay rơi, câu cá hay những sự kiện theo mùa để người chơi kiếm được những items hiếm. Bên cạnh những sự kiện hạn giờ như thế, game còn có nhưng trạm vô tuyến để bạn mở thêm map unlock những sự kiện khác.
Một tựa game sinh tồn luôn có một thứ gọi là Dungeon. Đúng, LDOE cũng có Dungeon, nó được gọi Bunker – là một hầm trú của quân đội nhưng đã thất thủ trước dịch bệnh. Bạn có thể tìm được những items cực hiếm ở đây để hoàn thành những bản vẽ thiết kế còn dang dở. Độ khó của Bunker thì không phải ai cũng đi hết được 5 tầng của Bunker và cũng không phải ai cũng có đủ tài nguyên để hoàn thành nó. Để chơi được 2 tầng của Bunker mình cũng ná thở vì tốn một đống tài nguyên súng ống nhưng vẫn không thu lại được gì nhiều mà lại nằm đất rất nhiều lần.
Lại nó đến nhân vật khi “@_@” sẽ ra sao? Khi bạn farm tài nguyên mà thành nấm mồ ở những địa điểm không phải sự kiện hạn giờ, bạn sẽ mất toàn bộ tài nguyên bạn mang theo khi ấy. Còn khi bạn nằm lại ở sự kiện hạn giờ bạn có thể quay lại đó lấy lại đồ. Mình không nghĩ việc mất toàn bộ đồ ở những địa điểm không phải sự kiện hạn giờ là hay. Nhiều ý kiến cho rằng, đó là hợp lý vì có người đi qua lấy hết. Tuy nhiên, thử nghĩ xem, một cây súng bạn vất vả mới chế tạo ra hay một vũ khí cận chiến mod mãi mới được, đùng một cái lỡ tay mất luôn thì nó cũng không hay. Đây là thứ gây ức chế cho mình nhất khi chơi game.
Mặt gameplay và đồ họa tốt bao nhiêu thì âm thanh hơi thất vọng. Nhạc nền của game cũng có điểm nhấn, đơn điệu tuy nhiên vẫn mang lại sự u ám. Với mình, nhạc nền của game nghe nhiều mình bị ù tai. Nhạc nền là thế nhưng âm thanh, tiếng động cũng không khá được bao nhiêu. Âm thanh chuyển động của zom hay động vật bị lệch khá nhiều. Có đặc trưng cho từng loài đấy, cũng gây áp lực với thú dữ hay zom nguy hiểm đấy, tuy nhiên, đã rất nhiều lần phải bỏ mạng vì không phân biệt được hướng của quái ở hướng nào vào chạy đi theo cảm tính và vô tình lao đầu vào quái làm mình chết oan. Mà đã chết thì lại quay lại bài toán vừa nói ở trên. Cảm giác như con game đang trêu đùa mình vậy. Khi ấy, chỉ muốn bỏ quách game đi cho nhanh.
Nhưng dù sao, game có tạo ra được cái hay của riêng nó, với những người chơi không khó tính thì vẫn có thể bỏ qua những ức chế trên, dù có thể nhà phát triển có cố tình hành chúng ta thì chúng ta cũng nên vui vẻ vì nó còn dễ chán so với những game sinh tồn online có mặt trên thị trường. Và so với những con game sinh tồn mobile online có mặt trên ứng dụng cửa hang thì LDOE:S vẫn là một tựa game dẫn đầu xu hướng là game với góc nhìn từ trên xuống và nền đồ họa đơn giản nhưng luôn mang đậm chất riêng. Với các bàn luận trên, liệu các bạn đã có câu trả lời cho chính mình chưa? Liệu LDoE:S có phải một con game đáng chơi hay không?
** Lưu ý **: Bài biết mang ý nghĩa chia sẻ cá nhân, không xúc phạm hay blame bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác.