(Bài viết này tôi viết không nhằm mục đích bài trừ tôn giáo, tín ngưỡng hay chỉ trích bất kì ai hết mà hãy đọc cho vui thôi, đừng quá áp đặt các tư tưởng xã hội lên làm gì cho mệt não nhé)
Bạn có tin vào thần linh không? Có thể có hoặc có thể không, ai mà biết được vì mỗi người có một niềm tin khác nhau mà nhỉ! Vậy, thần linh từ xưa đến nay được quan niệm như thế nào?
“Thần được miêu tả trong một loạt các hình dạng, nhưng thường xuyên được mô tả là có hình dạng giống con người. Một số tôn giáo và truyền thống xem xét nó báng bổ để tưởng tượng hoặc mô tả các vị thần như có bất kỳ hình thức cụ thể. Các thần thường được cho là bất tử, và thường được giả định có tính cách và sở hữu ý thức, trí tuệ, ham muốn, và cảm xúc nhưng thường là siêu phàm hơn của con người. Theo giới tính như: nam thần (ông Thần) (god) và nữ thần (Mẫu Thần) (goddess).
Trong lịch sử, hiện tượng tự nhiên mà nguyên nhân vật lý đã không được hiểu rõ, chẳng hạn như chớp và các thảm họa như động đất và lũ lụt, được xem là do các vị thần. Họ được cho là có khả năng làm phép lạ siêu nhiên và ảnh hưởng và điều khiển của các khía cạnh khác nhau của đời sống con người (chẳng hạn như sự sống hoặc thế giới bên kia). Một số vị thần đã được khẳng định là chủ của thời gian và số phận riêng của mình, người tặng pháp luật và đạo đức của con người, các thẩm phán tối cao về giá trị con người và hành vi, hoặc các nhà thiết kế của vũ trụ.” – trích wikipeia tiếng việt.
Ở Ai Cập thì có Anubis, Anker, Ra,… Hay ở tộc Aztec có phong tục hiến tế người nổi tiếng man rợ để làm xoa dịu cơn giận của thần linh. Không đi xa đâu hơn, ở Việt Nam chúng ta thôi cũng có rất nhiều truyền thuyết về các vị thần, như Lạc Long Quân và Âu Cơ chẳng hạn. Thế giới thần linh rất đa dạng và phong phú, chủ yếu những truyền thuyết về họ được người dân truyền tai nhau đi, khắc trên những văn tự, được lưu truyền từ thời đại này sang thời đại khác.
Khoa học và công nghệ phát triển, thuyết tiến hóa của Darwin chính là cái tát thẳng vào mặt những tín đồ tôn giáo tin rằng chúa chính là người tạo ra vạn vật. Thiên tai, bão lũ,… các hiện tượng thiên nhiên gây hại cho con người cũng đều được các nhà khoa học đưa ra những lời giải thích xác đáng trên cơ sở thực tiễn chứ không phải do thần linh nổi giận hay gì cả. Đúng thật vậy, dù có hay không, chúng ta rồi cũng sẽ phải thừa nhận rằng thần linh không có thật. Chúa Jesus, Bụt hay Phật chắc hẳn cũng chỉ là những con người như chúng ta nhưng họ lại am hiểu, hơn người vượt bậc ở một, nhiều lĩnh vực nào đó. Chính vì có công lao to lớn như vậy nên họ đã đã được xã hội loài người thần thánh hóa lên. Thần linh còn là một biểu tượng, là lý tưởng sống của nhiều người, nhiều quốc gia. Con người thường có một đặc tính rất thú vị, đó là chúng ta thường sợ những gì mà chúng ta chưa hiểu rõ. Cũng chính vì thế mà nhiều người vẫn và đang tin rằng thần linh thực sự tồn tại.
Bản thân tôi thừa nhận rằng mình phủ nhận sự tồn tại của thần linh. Nhưng thử nghĩ mà xem, nếu con người ai cũng tin thần linh không có thật, ai cũng tin rằng mọi thứ chỉ nằm trên cơ sở khoa học thì cuộc sống sẽ ra sao? Đúng rồi, bạn nghĩ chuẩn rồi đó! Lúc ấy thì đời sống tinh thần của con người sẽ vô cùng nghèo nàn và vô vị. Còn đâu những truyền thuyết thú vị về các thế lực siêu nhiên, còn đâu những Cthulhu Mythos mà tôi đọc nghiền ngẫm mỗi đêm dù biết đó chỉ là chuyện bịa.
Lý do thực sự mà thần linh tồn tại trong đời sống của con người là gì? À, thật vậy. Thần linh chính là tiếng lòng của những kẻ yếu thế, mà những kẻ yếu thế ở đây chính là con người. Chúng ta sợ bệnh tật, sợ xuống địa ngục, sợ phá sản, sợ thất bại trong cuộc sống,… Những ai tin vào thần linh hẳn cũng sẽ cầu nguyện trong lòng, mong rằng vị thần của mình sẽ giúp mình thoát khỏi mọi tai ương, kiếp nạn và mang lại nhiều may mắn, sung túc trong cuộc sống. Nhưng rồi, liệu những lời cầu nguyện đó có đến được tai các vị thần hay không? Hay là chúng sẽ trôi đi trong làn nước mắt trách thân trách phận?
Vậy, sẽ thế nào nếu thần linh có thật? Có ai đã từng đặt ra câu hỏi như vậy chưa? Thế giới lúc đó sẽ như thế nào? Nếu chưa hình dung được thì tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về một hình mẫu thần linh thật sự trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vị thần đó có tên là Kira…
Kira là ai? Người đứng sau cái tên đó chính là Yagami Light – nhân vật chính trong bộ truyện tranh giả tưởng Death Note nổi tiếng đã từng làm mưa làm gió một thời của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Yagami Light, một cậu học sinh cấp 3 thông minh nhất Nhật Bản luôn cảm thấy thế giới vô cùng buồn chán và thối nát. Cậu chỉ tìm thấy được niềm vui thực sự khi vô tình sở hữu được quyển sổ tử thần (Death Note) – có khả năng giết bất kì ai nếu ghi tên của người muốn giết vào sổ. Rồi từ đó, cậu dùng quyển sổ với mục đích thay đổi thế giới, giết hết những kẻ nào thuộc thành phần tội phạm, rác rưởi của xã hội, một thế giới sạch bóng tội ác. Cái tên Kira thực chất là lấy từ “Killer”, ám chỉ kẻ giết người hàng loạt, là tên gọi của những tín đồ, cư dân mạng sùng bái một thế lực giết người vô hình đặt cho Light. Bản thân cậu ban đầu cũng không thích cái tên này lắm nhưng cũng chấp nhận vì cậu thấy người ta cũng bắt đầu nhận ra được sự tồn tại của một quan tòa chính nghĩa như cậu rồi.
Đến đây, hãy để tôi được giải thích cho các bạn nguyên nhân vì sao, Light Yagami chính là hình mẫu của một vị thần lý tưởng nên tồn tại trong thế giới này, theo quan điểm của tôi.
Con nhà tông, có ăn có học, lý tưởng vững vàng
Điều cần thiết để một con người có thể trở thành một vị thần là gì? Trước tiên, phải đáp ứng được ba điều kiện tôi nêu ở trên trước đã, đúng chứ? Đâu ai lại muốn cho một thằng đầu trộm đuôi cướp, rối loạn nhân cách chống đối xã hội lên làm bậc thần linh đúng không?
Lớn lên trong một gia đình lương thiện, êm ấm, hòa thuận, có bố làm cục trưởng cục cảnh sát hình sự. Được giáo dục trong một môi trường như thế, Light từ bé đã xác định được lý tưởng rõ ràng, lớn lên cậu sẽ đứng đầu tổng cục cảnh sát Nhật Bản và cả việc cái ác sẽ phải bị trừng trị thích đáng. Light Yagami chính là hình mẫu điển hình cho “con nhà người ta” mà các vị phụ huynh chúng ta hay đem ra so sánh. Ngoại hình cao ráo, đẹp trai, liên tiếp đứng đầu kì thi thử quốc gia, đạt điểm tuyệt đối ở tất cả các môn trong kì thi đại học, đã vài lần giúp bố mình giải quyết các vụ án hình sự, kỹ năng giao tiếp xã hội thuộc dạng đỉnh cao,… Thử hỏi xem nếu ở thế giới thực tại, còn ai có thể hoàn hảo được hơn Light nữa? Cậu đã có tất cả mọi thứ cậu muốn rồi. Chính vì cậu đã có tất cả những thứ cậu muốn thì cậu mới có thể trở thành thần linh được. Chỉ khi chúng ta ăn đủ no, mặc đủ ấm thì chúng ta mới tiếp tục nghĩ đến chuyện ăn làm sao cho ngon, mặc sao cho đẹp, phải không? Light cũng giống như vậy thôi!

Bố của Light
Mặc dù tương lai xán lạn là thế nhưng số phận đâu có chịu cho Light làm cảnh sát, nó bắt cậu ta đi làm thần cơ =)) Thôi thì mỗi người mỗi số, tôi hay các bạn cũng đều như vậy cả, hãy làm tròn nghĩa vụ và trách nghiệm của chính mình như Light vậy – một người con ngoan trò giỏi, một đấng cứu thế cho hàng tỉ những con người bị yếu thế trong xã hội.
Ta không vào địa ngục thì ai?
Nếu đột nhiên có trong tay quyển sổ tử thần có khả năng giết người như trong truyện, thử hỏi bạn sẽ làm gì, hay những người xung quanh bạn sẽ làm gì? Giết người để trả thù cá nhân ư? Dùng quyển sổ để sinh lời, giết người cướp tiền hay bán sổ để kiếm tiền như anh chàng Minoru trong oneshot mới đây của Death Note? Quả thực Death Note có thể đem lại rất nhiều những lợi ích cho bạn nếu sử dụng nó đúng cách. Nhưng xin thưa, nếu chỉ dừng lại ở những việc như vậy thì bạn vẫn là một con người tầm thường, đặt lợi ích của bản thân lên trên hết thôi. Dù có sức mạnh đủ làm xoay chuyển thế giới đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ không thể nào trở thành một vị thần được.
Nhìn rộng ra hơn, sẽ thế nào nếu một công ty, tập đoàn, một quốc gia sở hữu Death Note? Chính xác, thời vận của công ty, tập đoàn, quốc gia đó sẽ lên như diều gặp gió khi họ có thể dễ dàng xử lý những kẻ chống đối, gây hại cho họ mà không cần trực tiếp xuống tay. Các nhân vật quan trọng của tập đoàn, của quốc gia đối đầu sẽ liên tục ngã xuống mà không hề biết nguyên nhân vì sao. Mặc dù điều này đem lại lợi ích cho tập thể nhưng lại không bao gồm cả thế giới, vậy đây vẫn là một hành động tầm thường.
Trong truyện, Light biết rằng hành vi giết người là tội ác, cậu cũng ăn năn, khủng hoảng tâm lý trầm trọng sau khi xuống tay giết hai kẻ bất hảo trong xã hội lắm chứ. Nhưng liệu còn có ai có thể đứng ra chấn chỉnh lại thế giới, loại bỏ hết cái ác từ tận gốc. Cậu tin rằng rồi một ngày nào đó loại người sẽ nhận hành động của cậu là chính nghĩa và cậu phải trở thành Kira để tạo ra một thế giới lý tưởng, hòa bình thật sự.
~ “Thử hỏi ai có thể dùng quyển sổ mà đưa cả thế giới trở về đúng quỹ đạo của nó hay tất cả đều là những kẻ hạ đẳng ngu ngốc chỉ biết dùng sổ vì bản thân? Để thỏa mãn lợi ích cá nhân hẹp hòi? Ta chưa từng vì lợi ích của chính mình, ta khác với phường ác ôn vơ vét của cải bằng cách áp đặt tư tưởng lên người yếu thế. Những kẻ như vậy, ngược lại chính là kẻ thù của thế gian.” ~
Nếu nói như Near hay tổ điều tra Nhật bản thì cai trị con người bằng nỗi sợ hãi bị giết hay áp đặt lối sống cho toàn nhân loại như Light không phải hòa bình gì hết. Nhưng thử nghĩ mà xem, chẳng phải luật pháp cũng chính là một vị thần về chuẩn mực đạo đức xã hội vô hình đó sao? Chúng ta sợ vào tù, sợ vi phạm pháp luật, sợ phải tốn tiền nộp phạt do vi phạm giao thông,… Nhưng chắc hẳn vẫn tồn tại những kẻ không coi pháp luật ra gì hết, chúng hoàn toàn có thể lợi dụng một khe hở nào đó trong luật pháp để đổi trắng thay đen, phục vụ cho nhiều hành động phi pháp. Light không hề làm sai mà cậu chỉ làm triệt để tận gốc một cách quyết liệt và cứng rắn mà thôi. Dù có thế nào đi nữa thì những hành động đó của cậu cũng đều xuất phát từ tư tưởng yêu chuộng hòa bình một cách mãnh liệt.
Thông minh xuất chúng, kế hoạch, hành động tỉ mỉ, tính toán kỹ lưỡng
Nếu bạn là một vị thần thì đương nhiên bạn sẽ phải là một người vô cùng thông minh, am hiểu tường tận mọi chuyện mà đưa ra những phán quyết đúng đắn. Cuộc so găng của những bộ óc lớn không hề có chỗ cho kẻ ngu ngốc để cuộc chơi trí tuệ trở nên dễ dàng. Huống gì đây còn là Kira, kẻ đứng lên chống lại tất cả các cơ quan thực thi pháp luật như cảnh sát, FBI,… trên toàn thế giới. Light phải sở hữu bộ não của một thiên tài nếu không muốn bị thế lực thù địch bắt được và để giết hết những kẻ chống lại lý tưởng của mình.
Xã hội này thiếu gì những người được tôn là thần đồng, học hành giỏi giang, 8 điểm ielts,… Nhưng việc chúng ta có ứng dụng được những trí thông minh đi vào thực tiễn công việc hay không lại là một chuyện khác, đòi hỏi một tư duy sáng tạo cao chứ không chỉ gò bó ở mỗi việc học tập trên trường lớp. Ở đây, Kira hay Light Yagami đã làm được việc đó một cách hoàn hảo. Đâu có trường lớp nào dạy cách sử dụng Death Note cho đúng cách, đâu có chỗ nào dạy cách lợi dụng luật của Death Note để thiết lập kế hoạch giết người! Light đều tự mình thử nghiệm và bố trí kế hoạch một cách cực kì hoàn hảo, cho dù là chi tiết nhỏ nhặt nhất. Bởi nếu chỉ cần sai một li thôi, Kira sẽ bị kì phùng địch thủ của mình là L – thám tử giỏi nhất thế giới cho biến mất khỏi xã hội loài người.
Tớ cũng rất là thích tư tưởng của kira luôn =)))).
Chuẩn, nhưng mà K giết L nên méo thể tha thứ
tư tưởng chính nghĩa của kira cực đoan vl, đánh kẻ chạy đi ko ai đánh chạy lại. kira còn đi xa khỏi lí tưởng của mình mà làm hại người thiện lành như bọn FBI
Bài phân tích rất hay về Kira.