Courage The Cowardly Dog – Bộ hoạt hình tuyệt vời và những câu chuyện ý nghĩa

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Một đôi vợ chồng già neo đơn không con cái sống trong một căn nhà nhỏ ở giữa nơi đồng không mông quạnh, sát cạnh 1 xa lộ khổng lồ nơi mà thị trấn gần nhất cũng phải cách đó cả chục Km. Sống cùng họ là 1 chú chó màu hồng nhỏ, tưởng như cuộc sống tuổi già êm đềm và điều tiếp theo mà họ biết đó là bằng 1 sự thú vị tình cờ nào đó, cả cái vùng đất này cứ như bị nguyền rủa khi biết bao sự kiện, biến cố, cho dù là cố tình, ngẫu nhiên, chủ đích hay hoàn toàn bất ngờ… Tất cả hội tụ hết vào chính căn nhà này và 3 con người này =))) Và đó là khi bạn biết, tuổi thơ của bạn hạnh phúc thế nào khi được là 1 phần của cuộc sống gia đình này…

” STUPID DOG ! YOU MADE ME LOOK BAD !!!!! ”

John Dilworth lần đầu tiên làm nên tên tuổi của mình vào năm 1994 với bộ hoạt hình ngắn The Dirdy Birdy cho đến bộ The Chicken From Outer Space năm 1996 được đề cử Oscar cho hạng mục hoạt hình ngắn xuất xắc nhất. Và Cartoon Network sau khi thấy phong cách dị hợm đó đã mời Dilworth về làm 1 bộ hoạt hình cho riêng kênh này và thế là: Courage The Cowardly Dog chào đời.
Ngay từ lúc làm, CTCD đã xác định phong cách chủ đạo của nó về chủ đề viễn tưởng và siêu nhiên. Cộng thêm với bối cảnh của thập niên cuối 9x đầu 2k khi mà phong trào Sci Fi vẫn còn diễn ra mạnh mẽ, người ta vẫn tin vào vô vàn thuyết âm mưu, chống chính phủ, các sự kiện kì quái từ tâm linh cho đến khoa học, thần học hoặc không thể lý giải nổi, hồ sơ tuyệt mật ( X-Files ) và thế là CTCD ngay lập tức đưa cái tông Parody nhí nhố hài hước mà không kém phần tư duy của nó vào. Với mỗi tập phim bạn có thể bắt gặp vô vàn chủ đề khác nhau, vô vàn ý nghĩa và bài học khác nhau nhưng hình ảnh của Courage luôn la hét thất thanh bế Muriel chạy như tụt quần, Eustace thì như thường lệ luôn là kẻ hứng đủ coi như là Karma cho những gì mà lão suốt ngày làm với Courage. Cũng không chỉ có mỗi ba nhân vật này mà tôi thích cái cách mà lão Dilworth luôn đưa vào các nhân vật thú vị khác như bà đồng Shirley The Medium, The General, Lieutenant,… Những kẻ phản diện thường trực như: ” Dr LEQUACK ! “, The KATZ, thằng cha đeo kính râm trẻ trung luôn lái chiếc xe bóng loáng với cái giọng ” You Fool ” – Hóa ra hắn có hẳn tên là Di Lung, người Trung Quốc với việc thường xuất hiện làm Cameo trong vô số tập liên tục cho đến khi Courage chạm trán hắn chính thức ở TQ để giải cứu gia đình khỏi tay của mụ hoàng hậu độc ác ( Parody của Từ Hi Thái Hậu =)))… Mỗi nhân vật đều luôn có cái Aesthetic tuyệt vời được xây dựng đầy đủ từ ngoại hình cho đến vóc dáng. Chẳng hạn như The General và Lieutenant luôn là 2 lão đầu đất thích gây sự lẫn với nhau và cái cách mà họ làm thế, nào là gọi pháo kích bắn thẳng vào mồm nhau, Thả cả một cái tạ nghìn tấn vào đầu, đặt bom gài mìn TNT với đủ trò, nhưng rồi chính 2 lão này cũng lại thường xuyên là người của chính phủ đi giải quyết các phi vụ cũng như bưng bít các thứ – 1 cái Pun và Parody tuyệt vời cho chủ nghĩa thuyết âm mưu và ” Don’t Trust The Gorvernment “, Dr LeQuack ( Con Vịt ) là 1 nghệ sĩ lừa đảo kiêm tội phạm quốc tế tài ba người mà có những cách phạm tội sáng tạo nhất mà tôi từng thấy: ” Dụ Dỗ ” gia đình Courage, Muriel, Eustace tham gia vào những trò lừa đảo của hắn ( Tại sao cứ phải là cái nhà này mà không là 1 cái nhà khác thì chả ai hiểu được =))) , và cái giọng của hắn được lồng tiếng bởi Paul Schoeffler người mà tôi phải nói là quá tuyệt vời bởi cái giọng giả quý ông, thậm chí cái cách nói của Lequack chẳng hạn như khi hắn bị dính bom và nổ thành màu đen xì – ” U là La ” ( vẫn giữ nguyên cái tông giọng quý ông ) , ý tôi là cho dù là 1 đứa trẻ hay 1 kẻ trưởng thành như bây giờ tôi không bao giờ có thể nhịn cười với cái câu đó. Artstyle của phim cũng cực kì thú vị khi luôn khắc họa các nhân vật theo những đường nét đơn giản không cần quá cầu kì qua đó làm nổi bật lên 1 cái nghệ thuật sáng giá mà hiếm hoạt hình hiện đại nào có thể làm được: ” Biểu cảm “, chẳng hạn như 1 hình ảnh Freaky Fred cháu họ của Muriel và Eustace với nụ cười méo cả hàm gợi nhớ đến những hình tượng sát nhân tâm thần khét tiếng nhất, và khi anh ta bước vào căn nhà cùng Courage ai cũng như tôi chắc hẳn cũng đã nghĩ rằng cái nụ cười đó thật đáng sợ và ám ảnh… Và rồi cái pun bắt đầu… Anh Ta Chỉ Là 1 Thợ Cắt Tóc Ám Ảnh với công việc… Hóa ra toàn bộ thành tích tâm thần tưởng như sát nhân đó là ” Cắt Tóc “, từ những cái đầu trọc lốc làm khách hàng phát điên, đầu cắt moi cũng phát điên, cứ cái đầu nào mà anh ta chạm vào xén xén tóc là phát điên =)))

John R Dilworth – Creator của phim

Và Freaky Fred

Mọi thứ ở phim hầu như đều rất Unique – Độc đáo. Bộ phim hoạt hình showoff những thứ hiệu ứng kinh dị nhưng theo cách hài hước và kĩ thuật chẳng hạn như nhiều con quái vật thay vì chỉ cần vẽ thì được dựng hẳn mô hình và animation độc, thậm chí một vài con được Slap hẳn hiệu ứng capture từ người thật vào. Khỏi phải nói nó vừa khiến bạn cảm thấy creepy mà cũng vừa buồn cười như thế nào. Cứ mỗi ngày, mỗi tuần, Courage luôn là một hình ảnh đại diện mạnh mẽ khi cậu gạt bỏ hết những cái nỗi sợ, bất chấp lao vào hiểm nguy để cứu cả gia đình theo nhiều cách khác nhau từ chạy, chiến đấu, cho đến bẫy lại cả chính các đối thủ hay đơn giản là đi tìm kiếm sự trợ giúp từ những nơi mà ai cũng không khỏi thắc mắc. Và vì được sinh ra trong kỉ nguyên vàng của hoạt hình – Khi Cartoon Network không ngừng giới hạn ý tưởng và tạo ra những bộ hoạt hình hay nhất mà tuổi thơ những đứa trẻ 9x đầu 2k có thể được trải nghiệm. Khi còn bé, chúng ta xem và chúng ta cười nhưng khi lớn lên, cái trải nghiệm đánh vào là hoàn toàn khác biệt, những tiếng cười giờ không còn là vô nghĩa nữa, những cái theme ngầm có thể được phát hiện và được hiểu, những thứ mà bạn chẳng để ý trước đây bỗng giờ đập vô vào mắt bạn theo nhiều cách khác nhau. John Dilworth chắc có lẽ không bao giờ biết mình vừa tạo ra thứ gì nhưng đó lại chính là cái sự thông minh nguy hiểm mà Courage The Cowardly Dog sở hữu, kể cả cho đến thời điểm bây giờ tôi vẫn chưa thấy có show hoạt hình nào áp dụng được cái ý tưởng của việc: Bạn lấy 1 series hoạt hình thứ mà dành cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên nhưng thay vì sự dễ thương bạn ném vào đó chủ nghĩa duy vật, thần học, nhân loại học, chủ nghĩa siêu thực và siêu hình… và sản phẩm tạo ra là 1 huyền thoại mà ngay đến cả gần 2 thập kỉ sau, chẳng có series hoạt hình nào áp dụng ý tưởng của bạn mà húc đổ được bạn. Like sure Gravity Falls cũng hay đấy nhưng Courage The Cowardly Dog và cái câu cửa miệng huyền thoại: ” STUPID DOG ! ”  là không thể bị xô đổ.

Dĩ nhiên, mặc dù theo mô tuýp điển hình đó là Courage là người hùng với mỗi tập sẽ đều phải có các tác nhân, sự xấu xa hay yêu ma quỷ quái thập cẩm đủ loại đến từ tám phương chín hướng xuất hiện, nhưng chúng đều không hoàn toàn là xấu xa như vẻ ngoài mà Courage The Cowardly Dog miêu tả – nhiều con quái vật hóa ra là thân thiện hoặc bị hiểu lầm, và đó là bài học rất quan trọng cho những đứa trẻ trong việc quan sát và đánh giá sự vật hiện tượng, họ thậm chí làm hẳn nhiều tập cho cái theme này luôn. Ví dụ như trong ‘The Shadow of Courage’, hóa ra cái bóng – thứ mà chúng ta tưởng là xấu xa lại chỉ là 1 thực thể bị hiểu nhầm. Nó hành động vì muốn theo đuổi cuộc sống showbiz như cách mà nó miêu tả với Courage khi được khoác áo lông và bước đi trên thảm đỏ lẫy lừng tài tử. Trong một cuộc phỏng vấn, Dilworth giải thích rằng việc phát triển các nhân vật phản diện, quái vật hay kẻ xấu thì nếu như bạn cho chúng những hy vọng, ước mơ và nỗi sợ hãi, tạo nên những cảm quan mạnh mẽ hơn. Nó kì ảo và sát với thực tế hơn, với những bài học và hậu quả.

Dilworth nói: “Tôi không miêu tả những kẻ tâm thần đa nhân cách. Đó là một kiểu quái vật hoàn toàn khác, và chúng không làm tôi hứng thú. Chúng ta đang nói về nhân vật phản diện và tôi rất quan tâm đến những tổn thương dồn nén của những kẻ phản diện, ngay cả với những nhân vật chính. Tôi đã tạo ra một backstory, quá khứ mơ hồ cho Eustace rằng ông ấy không được mẹ yêu thương. Bà ấy lại thích người anh trai ( Con cả ) hơn và điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến Eustace. Tôi đã khám phá điều đó và thử khai thác nó trong một vài phim hoạt hình. Vì vậy, ý tưởng đi sâu hơn, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của những chấn thương tâm lý thời thơ ấu mà hình thành và tác động lên cuộc sống sau này là dựa trên cơ sở khoa học thực tế. Đó là khoa học tâm thần học. ”

Nói về trải nghiệm của tôi, mọi thứ không bao giờ là quá đáng sợ nhưng cũng không quên để lại tiếng cười. Chẳng hạn như chúng ta đều không thể quên được hình ảnh CGI dựng sẵn của vua Ramses – Ai Cập Cổ Đại: ” Return the Slab… Oh will suffer the curse… ” và ngay lập tức cái giọng lão Eustace: ” What’s your offer ? “. Cái cách mà Eustace trở thành nhân vật hay nhất trong cả show bởi lão được xây dựng đúng với mô tuýp của một ông nông dân redneck miền nam tham lam và bất cần đời. Chỉ vừa mới vèo cái ném phiến đá đi vì nghĩ nó là rác rười, sau khi TV show nói rằng phiến đá trị giá khảo cổ lên đến 1 triệu đô la và như 1 kịch bản quen thuộc, nhặt lại phiến đá nhanh chóng và: ” I”M RICH ! ” Và chuyện gì đến rồi cũng đến, lời nguyền ập đến và Courage như thường lệ lại là vị cứu tinh. Đỉnh cao đó chính là 2 cảnh lời nguyền thứ hai và là cuối cùng, nó show off không chỉ sự ngớ ngẩn mà còn là những tình tiết xây dựng tuyệt vời. Đó là khi bạn phải thắc mắc: ” Tại sao vua Ramses cổ đại lại có lời nguyền thứ hai là một cái máy hát phóng thanh phát nhạc Blues thủng màng nhĩ nhỉ ? Ông ta sống ở năm bao nhiêu ? ” và Courage cứu tất cả bằng cách cầm 1 cái gậy bóng chày vụt cho nát bươm cái máy với cái sound effect của từng tiếng vụt không thể nào phê hơn. Và đến lời nguyền cuối cùng đó là đàn châu chấu ăn ngấu nghiến tất cả từ chất liệu cho đến xác thịt… Muriel chạy hoảng loạn vào bếp để: ” Làm tất cả mọi việc bà vẫn hay làm từ nấu ăn cho đến chuẩn bị ” Trong khi cái nhà đang bị xơi tái dần dần =))) Courage giằng co với Eustace phiến đá, cái cảm giác gay cấn trong animation hay sound effect, và rồi cuối cùng thì Eustace cũng phải chịu thua, dĩ nhiên là sau đó lão lại vẫn tham lam và như thường lệ đàn châu chấu ăn sạch lão và biến lão thành hình ảnh của phiến đá, người ta trả phiến đá về lăng mộ gốc và cái bạn nhìn thấy đó là hình ảnh Eustace trên phiến đá mồm vẫn đang há ngoạc ra hét và câu kết trong cái giọng đó: ” What’s your offer ! ” khép lại tập này. Dĩ nhiên ý nghĩa rõ rệt nhất của tập phim đó vẫn là: ” Tham Thì Thâm ” và việc lòng tham có thể hủy hoại con người cũng như gia đình họ như thế nào thông qua việc Eustace cứ giữ khư khư hòn đá để tử thủ với đủ trò vì ông vẫn hi vọng ai đó sẽ thật sự mang tiền đến chuộc phiến đá kể cả khi cả căn nhà lẫn bà vợ của ông sắp bị xơi tái hoặc bị nguyền đến chết…

Hay như tập phim The Mask. Nhiều người tranh cãi rằng đây là 1 trong những tập hay nhất về mặt ý nghĩa. Tập phim mở đầu bằng hình ảnh 1 người lạ mặt đến với căn nhà và cô ấy đeo một chiếc mặt nạ xinh xắn. Thế nhưng vấn đề là người đàn bà này lại cực kì ác cảm với Courage. Tại sao ư ? Cô ta không cần giải thích cũng không cần cho ai biết, bạn chỉ được nghe thấy 1 câu từ: ” EVIL DOG ! ” và sau đó thì người đàn bà liên tục có các hành vi bạo ngược, đánh đập- Abuse đối với Courage một cách vô cớ và quá đáng. Tên cô ta là Kitty và qua câu truyện mà Kitty kể thì có vẻ như Bunny – bạn thân mến của cô đã bị bắt đi mất bởi 1 tên bạn trai ghen tuông tàn nhẫn là Mad Dog. Mad Dog tàn độc đến mức xua đuổi Kitty tránh xa Bunny và tự bắt Bunny làm bạn gái của mình ( Kiểu phong cách của những gã Jocks quen thuộc trong các bộ phim cùng đề tài ). Kitty sống 1 cách tiêu cực và toàn bộ thời lượng về cô ả này sẽ chỉ là những câu thoại và hành vi ứng xử 1 cách tiêu cực nhất mà bạn có thể nghĩ đến đối với 1 bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em, bắt đầu từ bạo ngược Courage, cà chớn và xàm xí với đời sống riêng tư của Muriel và Eustace. Về sau thì Kitty cởi bỏ chiếc mặt nạ ra và hóa ra cô ta đúng là 1 con mèo, Courage vì quá sợ hãi lo rằng kiểu thần kinh bất ổn như Kitty có thể làm gì với gia đình mình hơn là mình nên đã cố gắng tìm cách tống khứ cô ả đi. Chỉ để rồi cậu phát hiện ra rằng, hóa ra chuyện Mad Dog bắt Bunny đi hoàn toàn là thật và rằng Kitty không hề xấu xa bẩm sinh, và rằng mọi sự là do Mad Dog đã gây nên. Trong lúc đó ở nhà thì bạn được chứng kiến 1 trong những đỉnh cao logic mới của hoạt hình. Đó là khi Eustace tìm cách phá cửa bằng mọi thứ, mọi cái công cụ mà ông có thậm chí là lấy đá đập cửa, hòn đá vỡ tan nát cứ như thể cái tay nắm cửa là Chris Redfield vậy.. Eustace gầm gừ: ” Cheap Rock ” và tôi cười sặc tiết kiểu như: ” Ông lấy ở đâu ra cái ” Đá rẻ tiền ” này lúc nào không hay thế ” và đỉnh điểm đó là khi Eustace định áp dụng phương pháp của Tom và Jerry đó là chất đầy TNT và chất nổ vào cái cửa với ý định thổi bay nó…

Anyway quay trở lại với Courage, sau khi biết được sự thật rồi thì sao ? nhiệm vụ từ việc tống Kitty đi theo giải pháp cực đoan chuyển biến thành giải cứu Bunny. Và Courage làm điều đó bằng cách nào ? Nhờ có người phục vụ quán ăn bên đường mà Courage tìm thấy khu nhà bỏ hoang nơi Mad Dog và đồng bọn dùng làm đại bản doanh và tiến hành giải cứu Kitty theo cách thức dị hợm nhất bạn có thể thấy. Hóa ra Mad Dogs và băng đảng của hắn là 1 lũ chó Dobermann và thậm chí nghệ thuật khắc họa sinh động đến mức chúng đi xe Cadillac cổ của những năm 6x 7x 8x, mặc áo vét da và áo ba lỗ và cái nhạc nền của chúng là nhịp điệu kiểu hip hop. Điều sẽ khiến bạn luôn dở khóc dở cười đó là làm thế quái nào Courage hạ được 2 tên đàn em của Mad Dogs ? Cậu tắt đèn đi và lấy cái xẻng và loạt Sound Effect bốp bang bing… Vèo một cái Courage trong bộ dạng toát xác trong khi 2 tên đàn em đều đã tím tái sấp mặt trôn trong chậu hoa. Tiếp theo sau đó là loạt phi vụ giải cứu hay nhất mà cũng là cringe nhất bạn từng biết. Cuối phim sau khi đã cho Mad Dog đâm vào tàu hỏa và cứu được Bunny, bạn được chứng kiến một màn tái ngộ cảm động giữa Kitty và cô, và đến cuối cùng thì Kitty cũng chịu nhìn ra và hiểu rằng: ” Không phải mọi chú chó đều xấu xa như cách Mad Dog cho cô thấy “, Muriel và Eustace trở nên tốt đẹp hơn sau khi nhận ra rằng con người chẳng ai hoàn hảo ( Vì trước đó bị Kitty bóc phốt và bới móc dĩ nhiên ). Tập phim kết thúc có hậu với việc Kitty và Bunny cao chạy xa bay đến nơi họ muốn đến, Kitty cũng vứt bỏ lại chiếc mặt nạ để sống đúng với bản thân mình bên cạnh Bunny. Toàn bộ cú plot để Dilworth gửi gắm những thông điệp về bạo lực thể xác, cái nhìn bi quan và tàn nhẫn ở thế giới đối với những con người Outcast mà thậm chí, hình ảnh của Bunny và Kitty chính là 1 kiểu Thelma and Louise và tình yêu LGBT – với việc Kitty đeo chiếc mặt nạ như là 1 cách để chạy trốn khỏi thế giới thực tàn nhẫn đã tước đoạt và ruồng bỏ cô và tình yêu mà cô dành cho Bunny nhưng được khắc họa cực kì nhân văn và sâu sắc chứ không hề shoehorn một cách bừa bãi lố lăng như là những chiêu trò rẻ mạt bây giờ. Tập phim cũng bới móc một góc khuất tệ nạn thường trực khi những cô gái như Bunny, cho dù là nạn nhân của hoàn cảnh hay vô tình đi chăng nữa lại đi cặp và lựa chọn bạn trai là một gã như Mad Dog – 1 tên Jock, tội phạm, lưu manh ( Thug ) với vẻ ngoài Cool ngầu thu hút nhưng tính cách côn đồ và tàn nhẫn và Bunny cũng chỉ biết được điều này khi đã cặp với hắn 1 thời gian. Và hiển nhiên là từ sự lựa chọn sai lầm này đã lại tiếp tục kéo theo nhiều cái sai khác trong đó có việc chia cắt và làm tổn thương Kitty – người mà yêu thương Bunny nhất trên đời.

Cũng không chỉ dừng lại ở 1 số chủ đề mà Courage The Cowardly Dog còn tiến hành đào sâu hơn sang rất nhiều topic hay nội dung khác chẳng hạn như tập: The Tower Of Dr Zalost đi sâu vào khía cạnh trầm cảm và cách mà nó tác động đến cuộc sống của chúng ta thông qua Zalost, một bác học điên mắc chứng bệnh tâm hồn khi ông chẳng bao giờ có thể hạnh phúc được với bất cứ thứ gì trên đời, ngay cả chính tiền bạc hay việc nắm cả những công nghệ. Tập phim là một hành trình dài của Zalost để tìm thấy sự vui vẻ và hài hòa khi ông được ăn những chiếc bánh ngọt của Muriel, đồng thời cũng chính nó là thứ đã xoa dịu và đưa mọi người trở lại với cuộc sống vui vẻ bình thường sau một thời gian dài dính phải đại bác bất hạnh của Zalost. Khía cạnh tiêu cực được làm rất rõ trong tập phim khi Zalost cho rằng mình trải qua  sự bất hạnh và cảm giác không vẹn toàn quá lâu, ông quẫn trí và cho rằng nếu mình không được hạnh phúc thì cũng chẳng ai nên được hạnh phúc. Dilworth không hoàn toàn cho Zalost một cái hoàn cảnh cụ thể hay điều gì đã đẩy ông ta đến mức đó nhưng ông vẫn phần nào để đủ một mức context nhất định. Có thể thấy Zalost thực sự là 1 nhà khoa học xuất chúng nhưng có lẽ nhiều dự án nghiên cứu của ông ta đã không được thông qua, không xin được vốn, hoặc bị chê cười chế nhạo. Cái giọng Zalost đầy nuối tiếc, chán nhường cũng như căm phẫn: ” People are so selfish, they only think of themselves “. Có lẽ sự cô đơn, không được cảm thông đã đẩy Zalost vào cảnh ngộ điên khùng. Tất cả những gì ông ta cần là 1 cái ôm – ôm thuộc hạ chuột của ông ta song dường như mọi thứ chẳng bao giờ khá hơn khi chính con chuột đó cũng không chịu hiểu, hoặc có lẽ vì nó cũng cho rằng Zalost quá gàn dở. Giống như The Joker đã từng nói rồi đấy, rằng: ” Nobody think what’s like to be the other guy… To be somebody but themselves “, Zalost cũng là 1 dạng The Other guy kia và đến cuối cùng giải pháp, thứ mà đã cứu sống tất cả mọi người lại chính là những chiếc bánh hạnh phúc của Muriel – những món ăn được sinh ra từ tâm huyết, tình yêu và cuộc sống của bà. Đó cũng là lúc mà ta thấy một Zalost thật sự hạnh phúc, như đã tìm thấy 1 giải pháp và khôi phục nhân sinh quan của ông. Da của Zalost từ xanh xao yếu ớt biến đổi trở lại thành màu da bình thường, đôi mắt đỏ hoe với đồng tử giãn cũng đã trở lại thành đôi mắt bình thường, tâm trạng vui vẻ phấn chấn và cuối cùng thì Zalost cũng đã thật sự ôm được con chuột của mình.


Và tôi cũng đã kể với bạn rằng nhạc nền của tập này hay tuyệt chưa nhỉ ? Họ thật sự đầu tư một bản nhạc giao hưởng thứ mà bạn sẽ chỉ liên tưởng đến Castlevania, Dark Souls, và rất nhiều thứ Gothic khác dành riêng cho 1 tập của 1 series hoạt hình, thứ mà có lẽ sẽ chỉ dùng đến 1 lần – That’s nut my friend

Hay rồi chúng ta có những tập như Profiles in Courage với 1 trong cái theme và chủ đề rõ rệt nhất mà vẫn còn tồn đọng đến tận bây giờ – sự cố gắng để trở thành ai đó. Trong tập phim, Người cắt tranh tạo ra những bức tranh bóng bằng giấy – 1 nghề thủ công khá truyền thống vào cái thời khi mà người ta chưa hình dung được ra máy ảnh và việc chụp ảnh. Những cái bức tranh bóng giấy đó sẽ là thứ để mọi người có thể nhìn vào, hình dung ra chân dung của mình và qua đó lưu trữ lại vóc dáng, cái bóng của chính mình. Dĩ nhiên Muriel và Eustace lần này là nạn nhân khi họ bị chính những cái bóng giấy này hút sặc sinh khí và ” Mimic – bắt chước, The Thing hóa ” cuộc sống chỉ để lại Muriel và Eustace thật là 2 cái xác khô. Dĩ nhiên việc này có 1 nhược điểm vì trong khi những cái bóng giấy nghĩ rằng chúng nó chính là Eustace và Muriel nhưng chúng nó vẫn chỉ là giấy, mà giấy thì làm sao mà mô phỏng được cuộc sống thật sự và vì thế, ngay trong những ngày đầu tiên trải nghiệm cuộc sống của 1 con người, những cái bóng giấy này đã lĩnh đủ nào là giấy nóng quá thì hỏng, rách tay, không làm được việc nặng hoặc thậm chí là còn chẳng thể đứng được trước gió. Tập phim kết thúc bằng 1 bài học sâu sắc khi Courage lại 1 lần nữa tìm ra cách giải quyết vấn đề đó là để những cái bóng giấy được là chính chúng nó thay vì cố gắng trở thành con người – điểu hiển nhiên là bất khả thi, và điều ngạc nhiên là gì nào ? Những cái bóng giấy trở nên thật sự hạnh phúc, lần đầu tiên, cái phần mimic của Eustace tưởng như phải Edgy và mất dạy giống ông, lần đầu tiên bạn được nghe thấy cái giọng đó của Eustace: ” Stupid… No… Nice… NICE DOG ! ” hay việc cả 2 cái bóng giấy hạnh phúc thế nào khi khám phá ra rằng chúng có thể tự sửa chữa cho nhau dễ dàng bằng keo dán giấy, có thể trở thành bất cứ thứ gì hay hình dạng gì thông qua việc gấp giấy hay trang trí hay kể cả là việc được bay thong thả trong gió với cảm giác phê pha nhất – thứ mà con người không thể làm được. Dĩ nhiên là Courage phải trả lại phần hồn sống cho Muriel và Eustace trước đã rồi. Để đến cả khi kẻ phản diện chính, người cắt bóng giấy đến để tìm hiểu xem cuộc sống của 2 đứa con mình với tư cách là con người ra sao, ông nhận được câu trả lời từ chúng và chính ông hạnh phúc ra sao: ” My Art lives ! ” – qua đó khẳng định nội dung của tập phim: ” Cuộc sống thật sự là khi bạn được là chính bạn, rằng bạn mới thật sự được sống khi biết chấp nhận bản thân và không cố gắng để gượng ép mình trở thành thứ gì đó khác ” giống như 2 cái bóng giấy đã hiểu ra là chính chúng thì cũng tuyệt như thế nào.

Hay nếu bạn cho rằng nội dung của tập đó với cái theme vẫn là quá khó hiểu thì chúng ta có một tập phim khác cảm động hơn cùng đề tài: Robot Randy ! Randy là 1 chú robot sống ở ngoài trái đất bị xua đuổi đến trái đất và cấm quay trở lại chỉ đến khi chú hoàn thành được đúng chức năng tư duy mà cả hành tinh của Randy đã được lập trình đó là phải phá hủy và chinh phục 1 thứ gì đó. Dĩ nhiên là Randy không giống các bạn của mình, chú từ chối phá hủy mọi thứ và muốn điêu khắc nghệ thuật – điêu khắc những chú nai đẹp đẽ. Việc Randy phải bắt cả gia đình Courage làm chư hầu và biến vùng này thành 1 dạng lãnh thổ thuộc địa của mình hoàn toàn là bất đắc dĩ, chính Courage như thường lệ lại là kẻ phải thông não chi thuật cho Randy và khiến Randy hiểu ra rằng chẳng có gì sai trái nếu bạn không muốn phá hủy thứ gì đó mà lại đi tạo ra vẻ đẹp. Robot Randy quay trở lại với hành tinh của mình mang theo kiến thức mới này, chú điêu khắc và tạo ra những chú nai đẹp đẽ, mở shop bán hàng và dĩ nhiên, những người bạn của chú lạ lẫm với những món sản phẩm đã đến mua và không ai bắt bẻ Randy phải phá hủy cái gì đó nữa. Dĩ nhiên tập phim kết thúc bằng 1 cú Karma khi cái tên Robot chế giễu Randy đó lại chất vấn rằng thế tóm lại mày làm được gì khác không ? và đó là khi tia hủy diệt của Randy bắn thẳng người hắn. Một lần nữa khẳng định cái theme: ” là chính bạn thì tốt thế nào và được làm việc mà bạn giỏi nhất vẫn tốt hơn rất nhiều lần so với việc phải gượng ép trở thành 1 ” KẺ HỦY DIỆT ” nào đó “, và tình tiết kết thúc là 1 cái thêm thắt khéo của lão Dilworth rằng nếu kẻ nào đó lại định thắc mắc hay dạy đời bạn sống cuộc sống của bạn ra sao thì ? Cứ như Randy ý ? 1 tia hủy diệt bắn thẳng vào mặt hắn.

Và cũng đâu phải chỉ những màn parody hay câu chuyện ngụ ngôn quá khó hiểu nào, Courage The Cowardly Dog cũng có những hình ảnh đẹp đẽ và cảm động trực tiếp hơn để tác động đến những đứa trẻ. Bạn hiểu những gì tôi nói rồi đấy, nếu như tập The Hunchback of Nowhere là 1 bài học cho vẻ đẹp tâm hồn có thể vượt lên trên thể xác giống như chàng gù có khả năng thanh âm tuyệt vời, hay tập The Curse Of Shirley là 1 cuộc hành trình của Eustace để thấu hiểu và cảm thông hơn thay cho tính cách vốn thô lỗ, bất cần đời và redneck của mình với hình ảnh cảm động nhất khi Courage đóng giả làm Eustace khi còn bé, bị bệnh hiếm gặp và tóc tai rụng trọc lốc và lay động đến Eustace khi lớn: ” Where’s your hat ? ” – ” I don’t have one ”  – ” Oh, No hat ? That’s not right… ” và cởi chiếc mũ của mình ra nhường cho cậu bé… hay rồi tập Remembrance of Courage Past là 1 trong những tập cảm động nhất khi chúng ta chứng kiến hoàn cảnh, nỗi đau của Courage và hình ảnh của Muriel tốt bụng thời trẻ đã nhặt nuôi một Courage bé bỏng tội nghiệp. Và vì thế mà tôi nghĩ có 1 tập phim khác cũng cảm động xót xa nhưng khá là underated bởi bạn biết đấy ? Hồi tôi còn xem trên Cartoon Network thì số lần phát tập này hay việc chiếu tập này tập nọ khá là lộn xộn, cộng thêm vì lúc đó tôi mới 7 8 tuổi nên chưa thể nắm hay rõ được lịch trình chiếu các tập, kể cả việc chờ sang ngày hôm sau chỉ để thấy đây là phần chương trình phát lại. Đó là tập The Last Of The Starmakers. Dĩ nhiên tập phim này không hề che giấu ý định của nó ngay từ lúc đầu bởi hiếm hoi, trái với các nhạc nền của các tập phim khác, nhạc nền của tập này lại chỉ là những nốt Piano buồn bã có chút nào đó đau đớn.


Kể cả khi đã là 1 thằng cha hai mấy tuổi đầu tôi vẫn có thể cảm thấy xúc động bởi những âm thanh này….
The Last Of The Starmakers là 1 tập phim khá buồn bã và bi ai, mở đầu bằng cảnh 2 Alien của giống loài Starmakers cuốn quýt lấy nhau, trên tay con cái là những bọc trứng ắp đầy những đứa con – biểu tượng và vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. Thế rồi thảm kịch vũ trụ xảy đến, một con cá voi thành tinh nuốt chửng hết những vì sao và cũng định hút luôn cả cặp này vào, con đực đã lấy thân nó ra để hi sinh và tạo điều kiện cho con cái có thể chạy được đến trái đất. Một cú hạ cánh có vẻ nặng nề khiến con cái dường như bị thương nặng, tất cả những gì mà nó muốn lúc này là đảm bảo rằng những đứa con của nó có thể chào đời khỏe mạnh, để giống loài Starmaker không phải tuyệt chủng và vũ trụ sẽ không mất đi cái đẹp. Dĩ nhiên, chỉ có Courage và Muriel hiểu được điều này, thấy được vẻ đẹp và muốn bảo vệ nó, còn Eustace, là 1 lão già khốn nạn như thường lệ, gọi điện cho chính phủ trình báo với cái đầu tham lam nghĩ rằng mình sẽ được tiền thưởng vì khám phá ra Alien. Cái tiếp theo mà bạn biết đó là chính phủ Mỹ – dĩ nhiên cũng lại là 1 lũ khốn như thường lệ, mang phòng thí nghiệm và dăm ba cái quy trình ” Top Secret ” đến với mong muốn bắt giữ, khống chế và nghiên cứu – suýt nữa đã gây ra sự tuyệt chủng cho loài Starmaker nếu không nhờ có Courage một lần nữa can thiệp. Đây hiếm hoi cũng là 1 trong những tập tôi thấy hoàn hảo nhất gần như trong cả đời xem hoạt hình. Nó cân bằng giữa tiếng cười và sự cảm động khi giữa tập phim, bạn được chứng kiến The General, như bình thường lại là 1 lão đầu đất hay đám Federal Agent ( đặc vụ liên bang ) của chính phủ được khắc họa bựa và hài hước: ” chiến thuật chẳng ra chiến thuật “, ” Câu lệnh thuật ngữ cũng chẳng ra gì nốt ” và tôi tin là ai từng xem qua tập này cũng đã phải cười sặc tiết vì mấy thằng đầu đất này.

Ý tôi là: Courage cầm chiếc kẹo mút và ngụy trang cho bọc trứng Starmaker là những quả bóng và mấy thằng đầu đất đứng canh này

Federal Agent 1: That looked odd to you?

Federal Agent 2: Nope.

Cứ thế ? và chúng ta cười sặc tiết hay nhất là khi Eustace nhận được quả báo nhẵn tiền là khi The General troll ông ta, họ trả ông ta rất nhiều tiền nhưng General chưa kịp nói với Eustace là số tiền đó là thí nghiệm năng lượng động cơ tên lửa ( Thứ mà chẳng ai hiểu nổi họ làm được thế nào =))) và rồi đứng căn giờ, Bùm và Eustace bị phóng thẳng lên trời, nổ tung và biến thành chòm sao của riêng ông ta: ” Stupid Dog ! ” ( Đến chết vẫn không chừa =))). Và dĩ nhiên, Courage cứu thành công Starmaker và đảm bảo cho những đứa con của nó sinh ra khỏe mạnh, bay lên trời và trở thành những vì sao tỏa sáng long lanh đẹp đẽ. Còn người mẹ, chút hơi thở cuối cùng trên mảnh đất của Muriel và Eustace, trở thành 1 khu vườn hoa đẹp đẽ: ” From creating stars in the sky to creating flowers on Earth… “. Sure cái theme có thể vẫn còn khá mơ hồ nhưng tôi nghĩ lão Dilworth đã nói khá rõ thông điệp của mình: ” Luôn bảo vệ vẻ đẹp của cuộc sống… bằng bất cứ giá nào ”

Và họ vẫn cứ bảo tôi hoạt hình dành cho trẻ con… Nếu nó dành cho trẻ con… Tại sao người lớn cũng phải khóc ? Mà thậm chí khóc còn to hơn cả trẻ ?


Well, chắc đến đây tôi phải dừng lại thôi, nếu chúng ta nói tiếp thì có thể đến sáng mai mất. Courage vẫn còn rất nhiều thứ để khám phá và tôi tin người xem hay hoài niệm vẫn sẽ luôn nhớ mãi những hình ảnh quái dị của nó như thế nào. Khi bạn nhìn lại, những năm 90 và đầu những năm 2000 là khoảng thời gian rất kỳ lạ đối với các chương trình hoạt hình dành cho trẻ em  – họ sẵn sàng vượt qua ranh giới theo cách mà trước đây chưa từng thấy và kể cả đến thời điểm bây giờ với đủ thứ máy tính hiện đại, CGI các kiểu vẫn không thể đạt được đến đỉnh cao của thời đó. Courage the Cowardly Dog là ví dụ hoàn hảo cho xu hướng này – nó kỳ lạ, ngớ ngẩn, hạng B thẳng tuột đôi khi, nhưng thậm chí ngay cả trong những cái kì quặc quái gở của 1 John Dilworth khùng, hay biên kịch kiêm họa sĩ William Hohauser người ta tìm thấy những kho báu. Courage không chỉ là 1 nhân vật đặc biệt của biết bao thế hệ tuổi thơ mà còn là 1 hình mẫu độc đáo của riêng cậu. Ý tôi là Scooby Doo biết phá án hay Shaggy có sức mạnh toàn năng nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy 1 chú chó màu hồng vượt trên cả mọi thánh thần cứ mỗi khi có hiểm nguy hay tai ương nhắm vào Muriel yêu dấu của cậu chưa ? Hay 1 lão Eustace gàn dở, mất nết, xấu thói đại diện cho tất cả những gì tồi tệ nhất và thậm chí là mỉa thẳng mặt cái khuôn mẫu Redneck điển hình của văn hóa Mỹ. Vì thế kể cả sau gần 22 đến 23 năm ngày nó lần đầu chào đời, bạn vẫn có thể nói rằng đây là 1 trong những show hoạt hình tuyệt vời nhất trong lịch sử của Cartoon Network với những chủ đề độc đáo. Họ không còn làm những bộ hoạt hình như thế này nhiều nữa…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện