Câu hỏi “Visual Novel có phải là game không?” và thế quái nào mới được gọi là game cơ chứ?

Khách quen

  

Trước khi đề cập tới vấn đề chính thì tôi đây xin được phép nhắc lại định nghĩa thế nào thì được gọi là game. Nói thật thì định nghĩa của game rất là rộng, đặc biệt với sự bùng phát trong các thể loại indie gần đây, sự đa dạng trong medium này càng tăng lên một cách đột biến. Ví dụ đơn giản như là Stanley Parable chẳng hạn, là 1 game mà yếu tố gameplay dường như chỉ xoay quanh việc bạn đi đi lại lại như 1 walking simulator vậy. Hay 1 ví dụ khác gần hơn với 1 game “Visual Novel” mới nổi gần đây Doki Doki Literature Club khi mà đa số thời gian bạn chơi chỉ có đọc đoạn hội thoại này đến đoạn hội thoại khác. “Vậy định nghĩa game sao giờ ta?”

Định nghĩa game…dành cho mấy bạn đầu to

Đến hiện tại có 2 cách phổ biến nhất để định nghĩa về game.
-Game đơn thuần là 1 medium dành cho tường thuật hay kể chuyện như phim ảnh và tiểu thuyết.
-Game đơn thuần là 1 hệ thống tương tác và bất kì câu chuyện nào trong game chỉ được coi là “yếu tố thứ 2”.

Riêng về cách định nghĩa thứ nhất, có người lại hỏi: “Thế mấy trò như Minesweeper hay cờ vua các kiểu không được coi là game à?”. Thực chất để trả lời câu hỏi này, ta lại cần định nghĩa sâu hơn về phong cách tường thuật và kể chuyện được nêu ra ở đây. Theo các nhà giáo sư:
“Để có thể hiểu được cách mà 1 câu chuyện được tạo ra thông qua gameplay, ta cần định nghĩa nó như một thứ gì đó, xuất hiện trong tâm trí ta, những người mà đã trải nghiệm nó. Với con người như chúng ta đây, ta trải nghiệm cuộc đời – sự tồn tại và hành động của chính mình trong nó, và ta hợp lí hóa chúng bằng cách đưa chúng vào một chuỗi sự kiện của 1 câu chuyện.  Game cũng có thể được chơi trong 1 cách trừu tượng như vậy. Nhưng 1 thứ chắc chắn sẽ luôn xảy ra là khi con người bắt đầu đầu tư vào các yếu tố và cấu trúc của game, chính những hành động và quyết định của họ trong game, đều mang 1 ý nghĩa nào đó.”

Người “dùng” ‘phản chiếu’ câu chuyện của riêng họ vào đời sống, và ở đây là game

Điều này có nghĩa là 1 cốt truyện nào đó sẽ được tạo bởi người chơi bằng cách dùng những cốt lõi của chính nó. Đây là đối với những game không có nhiều Plot cho lắm, còn với những game thuộc dạng Visual Novel chẳng hạn thì quyết định hay hành động đều mang ý nghĩa riêng khi ta tự giả lập cốt truyện chính trong game, và đôi lúc thường xuất hiện dưới dạng Fan theories. Giờ bạn biết những cựu thủ cờ vua(cờ gì cũng được) thường nghĩ gì ngoài những tính toán trong nước đi của họ rồi đó.

“1 câu chuyện chỉ có mỗi ‘lăng kính’ 1 chiều phản ánh chính nó mà không hề tiếp nhận cái nhìn riêng của người chơi/người xem/đọc giả thì chẳng khác gì xem hai người đánh nhau dưới 1 bầu trời đêm đẹp rực rỡ…thông qua 1 chiếc màn hình TV trong khi đang ngồi lướt face cả”

Sau 1 tràng wall of text trên chắc bạn đọc cũng hiểu hướng mình muốn đi rồi, rằng Visual Novel thực chất là game nếu được định nghĩa theo cách thứ nhất như mình đã nói. Nhưng đấy mới chỉ là 1 phần nhỏ cho cả “literally drowned in text” này. Sau đây tôi sẽ bàn về định nghĩa của 1 Visual Novel.

Sao lại lái sang Visual Novel vậy? Các bạn đọc 1 lúc là hiểu ý mà

Từ hồi “cổ đại” aka những năm 90 thì Visual Novel thường được xuất hiện dưới dạng Adventure games(định nghĩa đã được nới lỏng). Vào thời này, những “game” như Kara no Shoujo hay Yu No được phổ biến dưới dạng câu chuyện tương tác giống như mấy quyển “Choose your own Adventure” vậy.

Nếu các bạn tò mò…

 

Need to make this weeaboon’t

Nếu nhìn lại thì mấy game của Telltales cũng khá theo sát thể loại này, đồng hành cùng với Quantic Dream. Và cũng từ đó, Visual Novel thường được quảng cáo như là 1 game vậy. Mặc dù sự tồn tại của những Visual Novel truyền thống – tiểu thuyết đi kèm với tranh nền, soundtrack và sprite nhân vật, vẫn đang chiếm đa phần đến tận bây giờ, nhưng do tính chất minh họa của nó, cùng với hệ thống lựa chọn và chế độ load/save, các bạn đất nước mặt trời mọc vẫn luôn coi Visual Novel là 1 thể loại game, không phải 1 cuốn tiểu thuyết “ảo”. Có nhiều người không đồng ý tới ý kiến này vì họ không hề coi đó là gameplay. Nhưng nếu đi đúng theo định nghĩa nói trên thì chẳng phải việc ta lựa chọn 1 cái gì đó cũng được coi là 1 phần gameplay còn gì? Đấy là còn chưa nói đến mấy game Visual Novel lai RPG hay mấy cái Dating sims cho mấy bạn buồn đời. Thường thì đến đây đa số người viết sẽ đóng khung và kết luận “Visual Novel là game nha chúng mày!”, nhưng tôi sẽ đi xa hơn  để phân tích sâu hơn nữa, mong rằng bạn đọc sẽ “literally drowned in text”.

Like the title said

Nghĩ lại thì câu hỏi “Thế nào mới được gọi là game?” đã không biết bao nhiêu lần chia rẽ cộng đồng gêm mờ chúng ta. Thực chất thì câu hỏi này đang gò bó chính medium này. Tất nhiên để có thể dễ dàng sống và trải nghiệm, việc định nghĩa 1 thứ gì đó là không thể tránh khỏi, nhưng nhiều lúc chính việc cứ sống theo những gì đã bày ra như vậy mà không tò mò phá cách đang khiến xã hội chúng ta càng ngày càng giống 1 cái lồng chim hơn… E hèm, nhầm chủ đề… Quay lại về định nghĩa game, những cuộc tranh cãi về vấn đề này thường chỉ tóm gọn lại bằng 1 câu: “Bọn già đánh nhau với bọn trẻ”, tuy giờ đây nó thường chuyển sang “Cuộc chiến chống normie”. Những định nghĩa được đưa ra thường là để giới hạn và phân chia. Và với 1 medium đầy sự sáng tạo như thế này khi mà 3 thể loại medium khác kết tụ vào đây, việc đưa ra định nghĩa cụ thể cho game chả khác gì đi giới hạn và phân bè chia phái medium này cả. Và cách tốt nhất là cứ giữ định nghĩa khái quát như tôi đã nói trên. Vậy về Visual Novel, tùy cách mà bạn hiểu và trải nghiệm thì nó sẽ được coi là 1 game hay không. Ở Nhật hay các nước Đông Á khác, Visual Novel được bày bán với nhãn mác của 1 game chính thống. Vì vậy những con người nơi đây thường coi nó là game, 1 phương tiện giải trí đầy tương tác cho riêng họ. Còn với thị trường bên ngoài, đặc biệt phương Tây, Visual Novel thường được coi là 1 medium đặc biệt của riêng nó. Thành ra câu hỏi “Visual Novel có phải là game không?” thực chất không hề quan trọng. Câu hỏi mà ta cần bận tâm ở đây là “Liệu Visual Novel có phải là thứ mà ta thích hay không?”. Với nhiều người thì họ không hề coi Visual Novel là game theo 1 cách phỉ bang, hay chỉ coi chúng như là 1 game tệ hại do thiếu “gameplay”. Họ không thính Visual Novel do cách mới lạ trong việc dẫn dắt mạch truyện hay đơn giản do họ không hề thích đọc và ghét thể loại anime, weeaboo trash. Nhưng bên cạnh đó lại có những người trân trọng nó vì những tác phẩm để đời mà nó mang lại. Một số coi nó là game, một số thì không nhưng cái quan trọng ở đây là những người nói trên(người thích nó ý), họ quan tâm và yêu thích Visual Novel. Tùy từng người mà định nghĩa của Visual Novel cũng thay đổi, cũng tương tự như định nghĩa của game vậy.

Clearly not a motivational speech

Vậy mục đích của bài viết này là gì? Ngoài việc phân tích Medium có tên là ‘gêm’ thông qua 1 genre hay hẳn là 1 medium khác như Visual Novel thì mình cũng muốn đưa ra thông điệp cho những bạn nhậu trong quán bia này, rằng chính lựa chọn và hành động của bạn mới là quan trọng. Hãy cởi mở với những thứ khác, kể cả ngoài game, đừng luôn đóng khung mình trong những định nghĩa vạch sẵn mà thay vì làm vậy, bạn hãy cởi mở hơn, thoáng hơn, biết chấp nhận hơn(tuy cũng đừng quá đà không bị lợi dụng). Tất nhiên không phải trong 1 lúc mà “mở toang cửa sổ mà đón cả vàng lẫn rác vào”. Hãy từ từ ngưng định kiến của mình và cho phép mình hòa nhập vào những thứ mới lạ khác mà game đem lại cho ta. Và có như vậy thì medium này mới có thể phát triển và cải tiến hơn nữa, chứ không bị lấp hố bởi mấy lão Tripple A hám tiền.

(Also, Indie rules!!!)

 


Trần Inr Minh

Khách quen

  
"Không có gì là không thể" có thể là câu nói dành cho những người ngu ngốc một cách mù quáng, hoặc là một thiên tài không hề biết điểm dừng. Và tôi, là cả hai loại người trên

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly

  • Ken Longbottom - 03.06.2018

    Với mình thì định nghĩa game đơn giản lắm, cứ thích thì nó là game, cần gì nghĩ cho mệt :v


    • Trần Inr Minh - 03.06.2018

      Thì mĩnh cũng nói là định nghĩa game tùy mỗi người mà :))
      T cũng giống bạn
      Cứ vui vui thì coi nó là game luôn :))