Lời đầu tiên gửi lời chào tới các độc giả của quán beer. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một chút về kiến thức về máy tính mà mình có. Mình nghĩ là sẽ có nhiều bạn ngoài kia cũng gặp nhiều tình huống như mình, như là muốn xây dựng máy tính cho bản thân nhưng lại chưa có kiến thức về máy tính, lo ngại rằng người bán độ giá máy quá cao trong khi hiệu năng trên giá thành chưa tương xứng và sau khi build được thì làm sao để đảm bảo máy chạy ổn. Và nhắc tới máy tính thì phải đi cùng gaming gear nếu không sẽ như đi giày mà không tất, rất khó chịu (sẽ nhiều bạn không chú ý nhưng tui thấy gaming gear cũng sẽ là chủ đề mà các bạn mới tìm hiểu cũng sẽ rối như máy tính vậy). Cấu hình tui thấy rất ổn bây giờ như sau:
Lưu ý: Bản thân tui cũng là người tự tìm hiểu nên tui sẽ có nhiều thứ tui bị lẫn cũng như chưa hiểu sau nên nếu bạn là người chuyên môn cao hãy nói cho tôi biết để cộng đồng quán beer và bản thân tui tốt hơn. Cảm ơn.
+) Đầu tiên nói tới CPU, được ví như bộ não của bộ máy nên bạn biết CPU quan trọng như nào. Và con tui muốn nhắc tới là Ryzen 5 2600. Tui chọn con này bởi vì vài tháng trước AMD có ra mắt thế hệ Ryzen 3000 series và theo đó là sự giảm giá của Ryzen 5 2600 khiến nó sáng giá hơn trước kia và nhà AMD có nhiều công nghệ rất thú vị và đảm bảo các bạn sẽ thấy nó tiện hơn rất nhiều. Điểm qua spec của em này ta thấy có 6 nhân 12 luồng với xung cơ bản là 3.4 Ghz và xung boost là 3.9 GHz (xung boost khác hoàn toàn với xung OC). Với số nhân và luồng nhiều như vậy có thể đáp ứng đủ nhu cầu ở mức cơ bản và vừa phải ở một số phần mềm. Nói riêng tới chơi game thì tất nhiên là bàn tới các game thuộc tầm AAA chứ mấy game online như LOL, DOTA 2, CSGO,… thì sẽ chiến max setting luôn chứ test tủng gì :).
– Tuy là thế nhưng từ trước tới nay đội đỏ luôn có các khuyết điểm rất dễ để nhìn ra. Một trong số chúng là tối ưu RAM chưa tốt (vì lẽ đó nên nếu chọn RAM đi cùng sẽ có bus khá cao, từ 3000MHz trở lên). cùng với đó là ít được các phần mềm hỗ trợ. Nếu bạn nào làm về editor hay render sẽ biết là Quick Sync của Intel nó tốt tới mức nào và AMD thua thiệt tới đâu khi không được hỗ trợ từ các phần mềm.
+) Tiếp theo là mainboard, mình sẽ chọn Asrock B450M Steel Legend. Mình chọn em này vì mức giá ổn cùng led RGB đẹp mắt, bus RAM hỗ trợ là 2933 hay 2999MHz tuy nhiên vẫn có thể OC lên 3533+ , là bo mạch chủ từ thương hiệu Asrock và có mặt tại VN nên bảo hành là khá ổn. Có tản nhiệt khá ổn và nhất là sync led cực tốt với fan hay RAM hay chuột và tai nghe và lại không có VGA :0. Có thể cân được R7 2700x ở Default nhưng nếu là OC là không nên do tản nhiệt chưa thực sự tốt. Chi tiết ở bài đánh giá này: https://www.youtube.com/watchv=mp7N4ZgsdNg&t=1s
– Nói thêm một chút về mainboard thì dưới đây là những mainboard cho các hãng khác nhau và dòng khác nhau:
- Intel: H310, H370, B360, B365, Z370, Z390 (LGA 1151v2), X299 – X series (LGA 2066), C246 – Workstation & Server (Mainboard từ Dòng B trở đi sẽ có 4 slot RAM)
- AMD: A320, B350, B450, X370, X470, X570 (AM4), X399
- Threadripper
+) Tiếp tới là cặp RAM, thiết nghĩ ở thời điểm hiện tại thì 8GB vẫn là con số tiêu chuẩn mà các bạn nghĩ tới, vẫn có thể đáp ứng đủ các game hiện tại và nhu cầu làm việc (trừ stream và render nặng, các tác vụ cao ngồn nhiều RAM). Với các game như PUBG, Farcry 5, Battlefield 5 hay Forza, AC Origins thì vẫn là mượt và ổn. Tuy nhiên bây giờ 8GB đã không còn tốt như trước vì nếu các bạn cắm nhiều hơn 8GB sẽ thấy các game này ăn nhiều hơn mà khi các bạn cắm 8GB, và chắc chắn các bạn đâu chỉ chơi mỗi game đâu, ai cũng bật ít 1 tab facebook, 1 tab youtube… Vì vậy nên 8GB sẽ là không đủ (nếu là Cốc Cốc thì khá ngán), và tốt nhất là từ 12 GB đổ lên, dù sẽ hơi lệch nhưng ít phải từ 1x trở lên.
Về RAM ở thời điểm hiện tại thì giá là cực ổn cho các bạn khi 1 thanh 8GB bus 2666MHz còn chưa tới 1 triệu. Không như 1 năm về trước giá RAM đội lên rất cao, 2 thanh Corsair Vengeance có thể lên tới 4 triệu. Thương hiệu nên mua RAM thì rất rộng như Corsair, ADATA, Apacer, GSkill (rất nổi tiếng với dòng Trident Z), Geil, Patriot, Kingston… Theo mình thì thương hiệu nào cũng tốt mà quan trọng là nhu cầu các bạn ra sao à.
+) Tiếp tới là ổ cứng. Ở tại thời điểm này thì ổ cứng quy ra chỉ có HDD và các thể của SSD.
– Đầu tiên về HDD hay còn gọi là ổ cứng quang, đọc/ghi dữ liệu nhờ vòng quay, có tốc độ từ 3.600 RPM – 15000RPM. Tốc độ đọc của HDD không chỉ nhờ vào vòng quay mà còn phụ thuộc cả vào cache mà ổ cứng có. Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm. Còn về dung lượng bộ nhớ thì tùy theo nhu cầu cá nhân và mục đích. Sau đây là một số ổ cứng cho mục đích nhất định mà hãng WD đã sản xuất:
– Còn về SSD, sẽ có rất nhiều thứ để bàn về SSD, như loại bộ nhớ đang sử dụng như SLC (Single Level Cell) hay MLC (Multi Level Cell) hay TLC (Triple Level Cell) sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng và mục đích khác nhau. SLC có tốc độ đọc/ghi thấp nhất trong cả 3 loại, tuy nhiên cùng đó là độ bền số 1 trong cả 3 loại. TLC thì có tốc độ đọc/ghi số 1 trong cả 3 loại và độ bền cũng là cuối cùng. Con MLC là sự kết hợp giữa cả 2 loại trên (đây là mình đề cập tới loại 2.5inch).
– Còn về Form Factor của SSD thì sẽ có 2.5inch (rất phổ biến với đầu SATA 3), M2 SATA và M2 NVME và cuối cùng là PCI Express. Thêm chút về M2, không chỉ được dùng cho SSD, nó còn được sử dụng các card mạng, Bluetooth gắn trong nữa. Vậy nên M.2 cũng có nhiều loại lắm, được gọi là Key. Mời anh em xem bảng bên dưới cho dễ hình dung.
Các loại card M.2
Loại(Key) kích thước card Giao tiếp hỗ trợ Thường dùng cho
A | 1630, 2230, 3030 | PCIe x2, USB 2.0, I2C, DisplayPort x4 | Wi-Fi/Bluetooth, card mạng di động |
B | 3042, 2230, 2242, 2260, 2280, 22110 | PCIe x2, SATA, USB 2.0, USB 3.0, audio, PCM, IUM, SSIC, I2C | SSD SATA và PCIe x2 |
E | 1630, 2230, 3030 | PCIe x2, USB 2.0, I2C, SDIO, UART, PCM | Wi-Fi/Bluetooth, card mạng di động |
M | 2242, 2260, 2280, 22110 | PCIe x4, SATA | SSD PCIe x4 |
- 2 chữ số đầu tiên: chiều rộng của card đo bằng milimet
- 2 chữ số kế tiếp: chiều dài của card đo bằng milimet
- 1 chữ số kế tiếp: phần thập phân của chiều dài
– Về combo ổ cứng nên chọn vẫn là HDD + SSD, tuy nhiên các công nghệ mới sẽ thay đổi điều này và đây là lí do mà mình nói tới ở đầu bài.
– Với Intel, chắc hẳn các bạn đã nghe qua Intel Optane giúp máy đọc/ghi nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ đọc/ghi gốc của HDD, từ 100 – 120Mb/s lên tới 550Mb/s – rất là nhanh đúng không? Về cách hoạt động lại chỉ đơn giản là lấy Intel Optane với cấu tạo và chức năng của một SSD nhưng lại hoạt động như là Cache của HDD. Đơn giản chỉ là tăng Cache của HDD lên đáng kể (bộ nhớ của Intel Optane từ 16 – 32GB thì các bác biết là tăng từ 8 và 16Mb – dòng blue cho người dùng cơ bản lên tới con số 16 – 32 GB thì đủ hiểu tốc độ nhanh tới đâu rồi chứ). À mà tui có trò này muốn các bạn bàn luận, nếu dùng combo SSD + IP thì sẽ thế nào? :).
– Với AMD lại có một công nghệ có thể nói là rất hấp dẫn khi không phải mất thời gian tìm hiểu xem mainboard của mình có support IP hay không và mất thêm tiền mua module của IP rồi gắn vào và nó gọi là AMD StoreMI. Với cách thức hoạt động là lấy trực tiếp RAM của máy tính làm thành phần đọc/ghi thay cho HDD và cùng đó là tốc độ của các bạn sẽ là bàn thờ. Và nếu các bạn sử dụng combo HDD + SDD thì nó sẽ gộp chung 2 ổ lại vào 1 và chia thành phân vùng là Fast Tier và Slow Tier và tất nhiên AMD StoreMI như 1 AI khi sẽ phân những tác vụ bạn hay sử dụng và Fast Tier giúp khả năng đọc/ghi cao và những tác vụ ít dùng sẽ cho vào Slow Tier và tận dụng được bộ nhớ của HDD.
Còn với tốc độ đọc nói chung (do đã gộp 2 ổ làm 1 và lấy RAM làm bộ nhớ đọc/ghi nên tốc độ sẽ lấy của RAM – đó là lí do mất 2GB RAM :3). Tuy nhiên AMD StoreMI chỉ hỗ trợ từ mainboard 4xx trở lên mà thôi và điểm yếu của nó là khó gỡ bỏ và để xóa hoàn toàn thì phải copy dữ liệu ra và format ổ lại mới có thể trở lại bình thường.
+) Tiếp tới là nguồn, được ví là trái tim của bộ máy nên các bạn cũng sẽ chú ý phần này kĩ (thiệt ra là tui định giới thiệu cuối bởi cần VGA nữa mới xác định được nguồn cần dùng mà VGA dài quá nên tui để bài khác gộp chung lại hihi). Bộ nguồn mà tôi nghĩ là vừa tầm sẽ là từ 600W đổ lên thì khá thoải mái với các VGA tầm trung trở xuống. Bộ nguồn có 3 loại là Total Power (công suất tổng), Continuous Power (công suất ổn định), Peak Power (công suất đỉnh). Và recommend là chọn 2 nguồn đầu tiên còn peak power là thứ giúp bạn lóe sáng lên trong 1 giây và tắt :).
Đơn giản là nếu là peak power là 500W thì có nghĩa là trong vài mili giây nguồn có thể đạt 500W trong vài mili và tụt xuống thấp hơn và cho ra hiệu năng kém hơn. Nếu các bạn có hỏi là PC tui dùng 600W mà tui lắp 1000W thì có hao điện không? Câu trả lời là là có, nhưng không đáng kể vì nguồn là trái tim, các bạn dùng bao nhiêu thì trái tim sẽ cung cấp bấy nhiêu chứ nó đâu cấp full power nếu nhu cầu bạn thấp hơn (như lúc bạn đang ngồi mà tim lại đập như lúc bạn đang chạy thì không thể đúng không?). Nếu nguồn bạn đạt chuẩn 80Plus thì bạn càng ít phải lo do chuẩn này giúp giảm hao phí điện năng khi truyền tải (do chuyển thành nhiệt năng). Chuẩn 80 Plus được phân chia theo từng cấp bậc khác nhau, cụ thể như sau:
- 80 Plus Stander – White : 80%
- 80 Plus Bronze: 82 – 85%
- 80 Plus Silver: 85 – 89%
- 80 Plus Gold: 88 – 92%
- 80 Plus Platinum: 89 – 94%
- 80 Plus Titanium: 90 – 96%
P/s: Bài này tôi đã đăng lên từ hè năm trước nhưng do máy hỏng và tôi cũng quên mất mk gmail nên giờ mới có thể đăng bài này, dù sao tôi rất vui khi được chia sẻ với các bạn ở HSBT, mong mọi người đón đọc.
hay
Bài viết hay , đề cập những thứ cơ bản nhưng mình có góp ý là phần ssd slc là best về tốc độ và độ bền nhé bạn , giá mắc quá nên k thịnh hành thôi con ssd tlc vẫn là pp nhất nên phổ biến .
chắc trong lúc đi thu thập kiến thức mình tiếp thu nhiều chỗ và nhiều nơi khác nhau nên cũng chưa thể tự nhân xác nhận được, mong sao sẽ không gặp phải nữa,cảm ơn bạn đã góp ý