Withering Rooms – Giấc mơ của những kẻ vị kỉ.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Tôi không biết mình sẽ phải chờ bao lâu nữa mới có một cái game như thế này nhưng tôi hạnh phúc vì có ai đó thật sự yêu thích Rule Of Rose để cố thử nghiệm lại cái phong cách viết lách của nó. Mặc dù không hoàn toàn đúng kiểu cho lắm nhưng bằng một phép màu nào đó, Withering Rooms early access từ tận 2020 và chính thức sau 4 năm hoàn thiện được bản thân và cho ra lò như một cú sleeper hit bất ngờ. Tựa game có tất cả mọi thứ ngớ ngẩn mà bạn có thể mong chờ ở trò chơi điện tử – Cơ chế Roguelike biến tất cả mọi người kẹt trong một vòng lặp không ai hiểu, một bộ cốt truyện với quá nhiều chi tiết đan xen vào nhau kéo theo một mớ cluster Fk kèm theo, hành động và hệ quả của ảo ảnh lựa chọn, du hành thời gian cộng một chút của trò Eternal Darkness và cuối cùng không kém phần quan trọng đó là kiểu viết lách của Rule Of Roses.

Gameplay: Withering Rooms là một game 2.5D sidescroller phần lớn thời gian nhưng về sau khi hoàn thành được game, họ cho phép bạn mở khóa góc camera Fixed được đặt nhiều vị trí trong một Room hay nhiều phân khúc để khiến game có cái trải nghiệm survival horror truyền thống hơn mặc dù nó còn khá thô và cho thấy một số giới hạn nhất định bởi vì đây vốn là game 2.5D. Về cơ chế combat thì nó khá đơn giản và không có gì nhiều để học cho lắm, bạn biết đánh và tụ lực đánh sẽ cho ra đòn mạnh hơn, có thể sử dụng khiên hay đồ phụ trợ và phần lớn thời gian của game bạn làm quen với việc cận chiến ở tầm gần và cự ly tầm trung. Phải mãi sang đến chapter 3 bạn mới bắt đầu được sờ tay vào súng mà súng cũng bị giới hạn đạn chứ không phải được thoải mái dùng hay là gì. Game đặt toàn bộ trọng tâm của nó vào ba thứ: Thứ nhất đó là kĩ năng combat và timing – nếu bạn hiểu một số loại quái vật, tận dụng cơ chế né và invincible frame tốt thì đó là một con đường, một con đường khác mang tính truyền thống hơn của thể loại survival horror đó là quản lý tài nguyên: Bạn hoàn toàn có thể vượt qua một số trận combat dễ dàng hay dồn hết tài nguyên vào đấu Bosses và con đường này được thiết kế rất tối ưu cho những ai am hiểu thể loại, con đường thứ ba là cứ chơi như một game RPG thuần cộng một chút may mắn và nhân phẩm: Đây dĩ nhiên là con đường dễ nhất mà chắc chắn là ai cũng chọn: Bởi vì về cơ bản thì cái chết không phải là hết ở trong Withering Rooms, nếu chẳng may chết trong combat, Boss Fight, giải đố hay bất cứ một lí do chết ngớ ngẩn nào đó, bạn được reset lại về căn phòng storage hoặc bất cứ phòng nào có giường nằm gần nhất mà game tìm thấy cho bạn, tính trừng phạt là bạn sẽ bị mất sạch toàn bộ đồ bạn kiếm được trong lần chơi trước trừ một số món đồ nhất định như con dao chặt thịt là mặc định kèm một số món đồ linh tinh khác, tuy nhiên bạn sẽ được giữ lại toàn bộ tiến trình level, một số events nhất định và có những câu đố nếu như bạn đã giải đã vượt qua rồi thì sẽ không phải làm lại từ đầu để lấy được key items mở đường đi tiếp nữa.

Yếu tố Metroidvania và RPG hardcode rất nặng ở game đó là bạn sẽ không làm mọi thứ theo đúng kiểu người bình thường, trong game nhiều cơ chế và mechanic yêu cầu các loại items nhất định hay một số điều kiện nhất định mà trò chơi theo dõi quá trình chơi của bạn để nhận biết, chẳng hạn như những bồn rửa máu có thể được lắp các items nhất định mà trong game gọi là Offering, mục đích của bồn rửa máu đó là tùy vào một hay nhiều offering bạn cung cấp cho nó, nó cho phép bạn được ghi nhớ thêm các items để bảo toàn – đồng nghĩa với việc nếu bạn chẳng may chết trong combat, bạn có thể được giữ lại nhiều đồ hơn mà không phải lo bị thất lạc hay mất mát. Hay nếu muốn lên level thì bạn sẽ không có cái hệ thống gọi là Progression kiểu đánh giết nhiều quái kiếm kinh nghiệm… Không không, việc cần làm đó là bạn cần tìm các NPC nhất định chẳng hạn như The First Witch, cô bé Beca Mason người cũng là một thành viên của hội phù thủy nhỏ, hay các buồng cải tiến cơ khí – giống như cái bồn rửa máu, bạn phải đưa cho những người này, những thứ này nhiều cái vật phẩm items tương ứng làm Offering và họ cho phép bạn lên level, mỗi lần lên level bạn được chọn +1 điểm vào các chỉ số tăng tương ứng dạng Perk chẳng hạn như tăng máu, tăng giới hạn chịu đựng hiệu ứng, tăng sát thương các kĩ năng cận chiến, đánh tầm xa etc… Và bạn cũng phải lên được một level nhất định nó mới từ từ mở cho bạn khả năng để được cộng điểm cho các chỉ số perk mới mở. Hệ thống ma thuật trong game cũng hoạt động theo một cách cực kì độc đáo và hay ho mà tôi chưa thấy có nhiều game thử nghiệm mô hình này: Bạn sẽ không có thanh mana hay cái gì tương tự cả thay vào đó bạn có thanh sanity – giống với Sanity Effect của Eternal Darkness – bạn khởi điểm với thanh sanity bằng 0 và giới hạn đến một mức khoảng 60 đến 80 – nếu như bị bất cứ hiệu ứng sanity nào trong game tác động hay bị những con quái độc có đòn tăng sanity đánh trúng, cái thanh này sẽ bắt đầu tăng dần lên. Khi Sanity tăng dần lên nó kéo theo đó là môi trường thay đổi, các hiệu ứng hù dọa jumpscare hay quái đản bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn – dĩ nhiên là nó không thể xịn được như Eternal Darkness đó là các hiệu ứng sanity của ED có thể làm giả hiệu ứng ” Break The 4th Wall ” khiến game thủ tự hỏi có phải cái máy Gamecube hay cái TV thật sự bị ma ám. Cụ thể cast phép cũng vậy, nếu bạn muốn cast phép thì bạn cần những cuộn giấy phép – kể từ khi nhân vật chính là người bình thường dĩ nhiên và khi cast những phép này, chúng khiến thanh Sanity của bạn cũng tăng nhảy lên vài phần và nếu thanh Sanity đạt tối đa thì bạn bị dính hiệu ứng Curse Rot và sẽ bị mục ruỗng cho tới chết thì thôi. Về sau sẽ có một số loại phép được cast đánh đổi lại bằng thanh máu của chính bạn nhưng rồi bạn cũng phải tự cân nhắc nếu nó có đáng hay không. Cách để hồi sanity trong game này đó là cho nhân vật chính tìm các phòng nghỉ chân, ngồi xuống thư giãn đọc sách hay vuốt chó nếu bạn đã giải cứu một nhân vật NPC Felix và chú chó Horace và cái cách thứ hai là đó là Silent Hill 4 Flashback – đúng vậy, game có các ngọn nến Holy Candles mà khi đặt xuống đất, chúng có thể hồi sanity cho bạn và giúp tạo một vùng rift để bạn có thể cast phép thoải mái vì được hồi sanity hoặc để giúp giảm thiểu lượng tăng vọt sanity trong trường hợp bị quái độc đánh trúng, Holy candles có thể mua được hoặc loot được từ quái lẫn môi trường tuy nhiên cũng không phải lúc nào cũng quá sẵn có nên bạn cần để ý. Đây là một cơ chế khá là hay ho nếu tôi được phép nói vậy bởi vì bạn sẽ không bị giới hạn trong vấn đề cast phép vì đơn giản là không có thanh mana nào cả, nhưng bạn có dám chấp nhận những cái phải đánh đổi liên quan đến mạng sống hay không ? Bản thân cơ chế Curse cũng khá là hay bởi vì phải ở trạng thái Cursed, bạn mới có thể tìm ra được manh mối cho một số câu đố, phát hiện ra điểm cần lưu tâm trong môi trường hay nhìn được một số thực thể mà trước đó form bình thường không thể.

Giải đố tuy có thì vẫn có nhưng nó chẳng phải mặt mạnh hay ưa thích gì ở game. Ý tôi là thằng cha Dev bỏ thời gian ra để thiết kế câu đố chi tiết và rồi hắn quyết định: Tạo ra một items cho phép bypass câu đố một cách dễ dàng không cần động não hay làm cái quái gì khác chỉ với một nút bấm… Và bạn luôn có thể mua và restock cái items này thông qua vài Merchant nhất định trong game… Nên tôi thật sự không hiểu vậy thiết kế câu đố kiểu logic và thử thách làm cái quái gì nữa ? Một yếu tố hay ho mà được bê từ game RPG đó là bạn có thể thử nghiệm nhiều set build combat từ cận chiến, vũ khí tầm xa cho đến ma thuật, thông qua việc mặc giáp, đội mũ, đeo nhẫn đeo vòng quen thuộc etc… Nó khá là thú vị và chi tiết bởi dựa vào tất cả những gì bạn tìm được trên  đường đi, bạn có thể tạo ra những set đồ OP nhất hay chỉ đơn giản là ngớ ngẩn nhất để thử nghiệm… Không thích kiếm dao cho lắm ư ? Bạn đã thử cầm roi quất tầm xa như thể chủ nô đánh nô lệ chưa ? Mất máu liên tục mà không muốn phải dùng đồ hồi phục ư ? Bạn đã thử build set Vampirism cho hút máu chưa ? Thích làm pháp sư ư ? Không sao cả, ma thuật đầu game có thể còn yếu và hạn chế nhưng càng về cuối game chúng cho thấy khả năng OP vượt xa cả vũ khí thông thường và tiếp tục cho bạn thêm nhiều set build đa dạng hơn nữa…

Nhiều cơ chế Metroidvania tiếp theo được mang lên bàn cân, well quá là nhiều dĩ nhiên: Bạn có các Merchant có thể giúp bạn mua bán trao đổi đồ vật phẩm bằng vàng hoặc bằng hiện vật xong cái twist cân bằng được thêm vào đó là bạn chỉ được phép mua đến một giới hạn nhất định và sau đó là out of stock – không bất kể bạn có bao nhiêu vàng cũng thế cả thôi. Yếu tố cày cuốc là có cần thiết và vàng có thật nhiều để mua một số items nhất định cũng là cần nhưng game tạo ra cho bạn cảm giác rằng khi bạn cầm quá nhiều vàng mà không được tiêu thì cũng không khác gì cái miếng bị thịt biết đi cả. Vì thế game thích Test nhân phẩm của bạn bằng tỉ lệ Drop vật phẩm từ quái, từ hòm, từ môi trường và nó thật sự khá là đau đầu. Bản thân game cũng là một dạng game Random Procedure generated dungeon tuy nhiên ngay cả cái cơ chế này cũng là thô thôi bởi vì game chỉ random từ phòng đến phòng, nó không random hay thay đổi cấu trúc to lớn của map tổng thể điều mà về sau này bạn sẽ khám phá ra được. Có cả hệ thống main quest và side quest trong game tuy nhiên thì hệ thống này tôi thấy có tác dụng lớn nhất là ở chapter 2 3 trở đi của game bởi vì khi đã đến được đoạn này, game sẽ bắt đầu cho phép bạn phiêu lưu ra môi trường rộng lớn hơn nơi mà bạn hoàn toàn có thể đi rẽ nhánh hoặc tự out ra khỏi mạch đường chính để tìm kiếm side quests và thêm contents có thưởng. Một yếu tố hay ho trong thiết kế kiểu này đó là vì Withering Rooms thật sự không quá để nghiêm túc trong mọi thứ – which ngay ở chapter 1 họ liên tục nhồi vào đầu bạn rằng: ” Đây là một giấc mơ ! Một GIẤC MƠ ! ” cho nên bạn có thể không cần quá ngạc nhiên nếu như bạn gặp cả một đống thứ trông out of context mà bạn còn chẳng biết có đúng là mình vẫn đang chơi cái game mình đang chơi hay không. Các Side Quests đa dạng từ việc giới thiệu các Factions mới trong game mà các chapter đầu vốn không đề cập, thêm mini game quái dị mới, thêm hệ thống nhiều NPC đồ sộ và mỗi một NPC đều có thể có Storyline của riêng họ – so với một game Indie thì bỏ cả thời gian để ngồi viết lách chi tiết cho các NPC mà trong đó có một số NPC bạn chỉ gặp một lần hoặc gặp không quá nhiều – nó cũng thật sự là một điều gì đó rất là có tâm và có tầm. Các items cũng có cả mô tả chi tiết và viết liền mạch ăn khớp với cốt truyện xong bạn sẽ thật sự bỏ thời gian ra đầu tư nhiều hơn vào cái đám NPC của game bởi vì đơn giản là trong khi trông họ cũng bơ phờ nhếch nhác không khác bạn là mấy, cái lũ này cũng có background riêng khá thú vị chẳng hạn như Beca Mason có một sự trưởng thành kì quặc khi cô bé từng nằm ở trong hội những phù thủy nhỏ, cô bé nói với bạn rằng ngay cả hệ thống chính trị vai vế trong hội phù thủy cũng như một cái gì đó rất là máy móc và cũng chẳng mặn mà lắm kể từ khi có phe thì chống The First Witch và cho rằng bà ta ở trong giấc mơ quá lâu điên thật rồi, cũng có phe theo The First Witch tin rằng chỉ bà ta mới đủ khả năng lãnh đạo cái lũ phù thủy tâm thần này – anyway việc này về sau không quan trọng lắm vì xuyên suốt các chapter của game bạn triệt hạ bất cứ ai thù địch với bạn trong đó bao gồm cả phù thủy. Nhưng Beca của chúng ta đến cuối cùng vẫn có một sự lột xác – phát triển nhân vật theo nghĩa nào đó bạn hiểu khi ở các chapter gần cuối game, con bé lãnh đạo một hội nhóm của những đứa trẻ lạc loài – nghe khá giống Peter Pan đúng không ? Tuy nhiên cái Twist là phe này cũng là một Factions riêng và cũng đào tạo ra những thành phần đầu trộm đuôi cướp đan xen bon chen vào cuộc chiến của các Factions khác – Hay chúng ta có một Filthy Wretch với thoại cực kì nội tâm và cho thấy sự chín chắn ở một cấp độ nào đó, nó cũng khá là đáng yêu khi trong phần lớn những kẻ ở giấc mơ này thường ăn nói một cách khá thù địch thì little wretch nằm trong số ít thật sự ăn nói văn vẻ và tốt lành. Trò chơi đánh lừa bạn trước tiên đó là để Filthy Wretch về cùng phe với phản diện Robert Blackett nhưng thực chất những gì mà Filthy Wretch làm là bất đắc dĩ bởi vì nó hiểu rằng giấc mơ là thế giới của tất cả những sinh vật kì diệu như nó, đồng nghĩa với nếu bất cứ thứ gì đe dọa đến giấc mơ cũng sẽ là đe dọa đến nó và các sinh vật trong mơ. Và về sau bạn gặp lại nó nhưng ở cương vị Wretch King – nó thay đổi 180 độ và bỗng biến thành một đứa trưởng giả lúc nào không hay, như bố đời, lên giọng, tham quyền lực và độc tài – đòi xử tử bất cứ ai chống lại mình trong khi chính nó cũng tham gia vào một loạt âm mưu quyền lực và lợi dụng kẻ này kẻ nọ, đánh chiếm các quốc gia láng giềng hay gây sự với một loạt các Factions khác trong game . Rồi khi bạn gặp lại nó trong chapter 4 ở tháp của nhà thờ, nhưng đó là nó phiên bản quá khứ chứ không phải cái Wretch King bạn nhớ, nó nói bằng kiểu văn mếu máo: ” Tôi lén theo cô vào chiếc xe lửa đến tương lai, tôi không bao giờ nghĩ sẽ có ngày tôi trông thấy chính tôi là một kẻ độc tài tham quyền lực man rợ như vậy… ” – đây là một cái chủ đề rất hay khi nó cho thấy ngay cách mà quyền lực và ma lực của sự kiểm soát cũng có thể tha hóa một đứa có cái tâm tốt như Filthy Wretch… Hay bạn có một con bé khác tên là Emma người mà là một trong những Boss Fight cuối cùng của Chapter 1, con bé vào trong giấc mơ đủ lâu và cũng phần nào thích thú cũng như muốn bảo vệ thế giới trong mơ, dần dần chịu khó nói chuyện với con bé bắt đầu từ chapter 2 và bạn có thể học được thêm rất nhiều về thế giới quan của hội Phù Thủy, đôi nét về Robert Blackett và nhà Mostyn – gia tộc sở hữu ngôi dinh thự dùng làm nhà thương điên trong game.

Nói đến cốt truyện của Withering Rooms, nó là một game có cái cốt truyện hay và cũng cố để nguyên bản theo cách nào đó. Withering Rooms áp dụng phong cách viết văn đặc tả của Rule Of Rose khi cường điệu hóa thế giới của nó thành một giấc mơ điên rồ nơi mà… Giống như mạng internet, bạn có các cá thể với mỗi người một cá tính và đầu óc riêng, nhét hết cái đám này vào một không gian nguyên bản và để chúng nó tự xây dựng mọi thứ theo ý chúng nó, dẫn đến sự hỗn loạn và tranh đấu giữa các phe phái, các cá thể với mỗi phe mong muốn một điều điên rồ gì đó riêng. Như bạn có thể thấy trong Withering Rooms, mỗi NPC đều có các cái tên nghe rất cường điệu hóa như The First Witch – gọi là phù thủy Đệ Nhất theo lối giáo phái – bà ta là người đứng đầu, Night Mother – một thực thể của giấc mơ, Fetid Hag – người mà trốn sau một đống rác bùi nhùi nên mới có biệt danh này, nữ phù thủy điên rồ Millie Erwood người mà đã tiến hóa lên thành God ở New Game +… Như tôi đã nói thì ưu điểm của game đó là mỗi một NPC, Factions hay các thế lực, items đều được miêu tả rất tỉ mỉ và chi tiết, cho thấy là Devs đã sáng tạo ra tất cả thế giới quan của game trên giấy trước khi đưa vào game nên bạn không bao giờ có cảm giác như thứ gì đó quá lạc loài hay out of context như tôi đã nói ở trên. Tên của bạn trong game là Nightingale – chim sơn ca ( dạ oanh hay bất cứ cách gọi nào bạn yêu thích ) – Nightingale đến với Mostyn House cũng có thể nói khá là bất đắc dĩ, đây là một trại điều trị tâm thần hay nói đúng hơn là người không có vấn đề hay ít vấn đề cũng có thể bị ném vào đây kể từ khi Robert Blackett không phải là một bác sĩ có y đức cho lắm khi ông ta cũng sẵn sàng nhận tiền và cho bệnh nhân vào viện rồi thích viết vào danh sách cái gì thì viết sau. Ở Mostyn thì như tôi đã đề cập 3 đứa trẻ mà game thường xuyên show ra nhất ở đây là Beca, Emma và Nightingale của chúng ta. Trò chơi có một cốt truyện cá nhân liên quan đến sự bạo hành và ngược đãi của những đứa trẻ bởi nhân viên của trại thương điên này và Robert Blackett, xong nhược điểm đó là trái với Rule Of Roses, phần này của game sẽ chỉ là ở một mức 15 đến 20% tức là gì ? Nó chỉ là một phần của cốt truyện và phần lớn thời gian còn lại thì cốt truyện sẽ chỉ tập trung vào Nightingale tìm cách thoát ra khỏi giấc mơ. Và trong quá trình này, nhiều sub-plot phụ lẫn nhiều cá nhân khác tiếp tục được chơi ra và đến một lúc nào đó tất cả là một mớ mạng nhện bòng bong của thuyết âm mưu hay ai là bạn ai là thù… Game cũng có multiple endings tùy theo lựa chọn của bạn trong game, 2 endings đầu sẽ chỉ quan trọng ở khâu lựa chọn cuối cùng trong khi đó có một ending ẩn liên quan đến Night Mother yêu cầu bạn phải backtrack dài, và một ending có hậu nhất thì chỉ có thể được mở khóa ở New Game +. Tức là phải beat game ở một trong 3 endings đầu tiên rồi mới có thể sang New Game + để lấy nốt ending đặc biệt này.

Nói nhiều về ưu điểm thì không may chúng ta cũng phải bàn đến khuyết điểm, game cũng có kha khá Bug liên quan đến audio sync, môi trường hay bug event khiến bạn phải thoát ra rồi load lại game, những cái này thì không đáng kể lắm nhưng vấn đề tối ưu kiểu potato của game thì không may là đáng lưu tâm. Đây là một game không phải sát thủ phần cứng hay gì, nhưng việc chạy game lại khá ngốn GPU và CPU mỗi cái lúc nào cũng lên gần 80% nóng rực thật sự khá đáng lưu tâm. Đồ họa của game kể cả nếu so với một game 2.5D thì cái chất lượng ở mức tầm trung chứ cũng chưa phải gọi là so bì được với game AAA. Phần lớn mặt mạnh của đồ họa trong game hướng đến việc art-style và art-direction kiểu Victorian xen lẫn một chút Á Đông. Trò chơi miêu tả nhiều địa điểm, nhiều loại môi trường và cũng không chỉ giới hạn ở mức Victorian mà nhảy sang cả WW1 và giai đoạn 20s, 30s gần WW2. Ngoài ra thì trong cốt truyện cũng có vài khuyết điểm như có một số nhân vật với sub-plot thú vị dưới tầm radar chẳng hạn như Magarett Blackett – cô con gái lai Trung Quốc của Robert Blackett, người mà có sub-plot liên quan đến việc bị khinh thường bởi chính bố đẻ, do ông ta muốn ép Magarett vào một cái khuôn kiểu ” con nhà người ta ” – Robert Blackett bắt một Magarett 8 tuổi phải học chơi nhạc theo kiểu của Bach chỉ để rồi khi Magarett thật sự chơi nhạc thành thạo và ông ta mỉa mai trách móc Magarett rằng cô bé mất 4 năm để làm được điều mà Bach làm trong 1 ngày. Hay cô phù thủy Millie Erwood người mà có cực nhiều Subplot liên quan đến việc theo đuổi sức mạnh của Chúa với một sấp tài liệu xong phải mãi đến New game + bạn mới được đối đầu Form thật của ả ( Cảm hứng từ Silent Hill 4 again với tạo hình của God Millie ), ngoài ra thì bạn sẽ không biết đến Millie theo bất cứ cách nào khác nếu như không chịu khó đọc tài liệu và lắng nghe các NPC khác nói… Bên cạnh những khuyết điểm trên thì thú thật tôi không thấy có thêm nhiều khuyết điểm đáng lưu tâm lắm nhưng chắc chắn nếu bạn giống tôi, tôi cực kì dị ứng kiểu Level Design chọc tức người chơi – hãy nhớ đây là một game 2.5D, và bằng một cách nào đó thằng cha Devs tin rằng hãy thiết kế một Level đường thẳng siêu dài… dài đến mức bật bản nhạc 3 phút lên nhìn lại vẫn chưa chạy hết cái đường thẳng… Tôi cá thằng cha Dev thấy thế khá là vui tính trong khi nó chỉ chọc tức người chơi nhiều hơn. Và đây không phải chỉ một cái, có một số cái Level Design khác cũng rất là WTF ở trong game nào là từ đường thẳng siêu dài, hay có một số cái nhiều cổng nhiều cửa ra vào với mục đích là thay vì cho bạn đi qua dễ dàng thì bạn bị ép phải vòng và vòng vèo, vòng lên vòng xuống để đến được điểm cần đến. Yếu tố kinh dị trong game cũng thực ra nói thật thì khá hời hợt, bởi vì trái ngược với cách mà trò chơi khiến bạn tin rằng nó rất là kinh dị, vào một lúc nào đó đến chapter 3 chapter 4 bạn nhận ra game biến cmn thành castlvania vì quả level design siêu backtrack siêu dài và cả một tấn thứ để làm.  Nhưng dẫu sao thì ưu điểm vẫn nhiều hơn khuyết điểm nếu như bạn được chơi con game này, họ nói rằng Indie đang gánh cả ngành game trên vai không phải là một nhận định sai đâu, Withering Rooms cũng là một minh chứng rằng làm game tốt, nhiều contents và quan trọng nhất là những contents đồ sộ và đa dạng này đều ở sẵn trong game chứ bạn không phải lo nghĩ mua DLC hay Expansion gì cả. Nó khá là tuyệt và nhân nhắc đến DLC thì tại thời điểm hiện tại, thằng cha Devs may là chưa làm cái gì kinh khủng như thế này mà thay vào đó, hắn vẫn thỉnh thoảng quăng contents mới vào game và những cái này đều là Free Update. Đôi khi hắn ném vào quái mới, vũ khí mới, trang phục mới, set build mới etc…

Đánh giá chung: Withering Room thật sự là một game dưới tầm radar mà rất xứng thời gian bỏ ra nếu bạn có thể chạm tay vào nó. Trò chơi vui, không quá nghiêm túc, có lối viết văn kiểu Rule Of Rose và một bộ cốt truyện cluster Fk với vô vàn NPC muôn màu. Yếu tố Roguelike cũng là cực kì sâu sắc cùng một hệ thống quản lý item build đồ độc đáo. Game là một sự kết hợp thú vị của Survival Horror và Rougelike RPG với những công thức siêu dị hợm đến độc đáo và nguyên bản. Bạn không cần quá lo đâu, game vẫn thường hay sale ở mức -10% đến -20% ở khoảng dưới 300K nên tôi nghĩ đây là một cái giá xứng đáng và hợp lý

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly