Chào mừng các bạn đã đến với phần 2 trong seri “Những khái niệm cơ bản trong Hearthstone”. Nếu như ở phần 1 thì mình đã giới thiệu cho các bạn biết về các khái niệm như Tempo, Card Advantage hay Hero Life thì ở phần 2 này mình sẽ xoáy sâu hơn vào việc ứng dụng nó trong thực tế. Bạn sẽ hiểu được khi nào thì Tempo loss hay là việc đánh đổi giữa 3 yếu tố trên từ đó đưa ra được những quyết định hợp lí. Sẽ không có đúng hay sai trong bài viết này, bài viết chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan cho các trường hợp cụ thể.
Phần 1 các bạn có thể xem ở đây : https://www.hiepsibaotap.com/ba-nhan-can-ban-can-biet-khi-choi-hearthstone/
1. Minions
Giờ mình thử xem Tempo như là một con số cụ thể, chẳng hạn ban đầu bạn có 100 tempo.
Ví dụ ở lượt 1, tưởng tượng là bạn ra minion có 1 mana cost. Điều này làm cho bạn tăng Tempo vì bạn đã dùng hết số mana có thể có để ra quân bài. Trong khi đó thì Card advantage của bạn không đổi khi số quân bài của bạn trên tay cộng với trên sân là giữ nguyên.
Nhưng nếu ở turn 10, nếu bạn chỉ có duy nhất một lá 1 mana cost để đánh thì bạn đã mất đi một lượng lớn tempo khi số mana còn lại của bạn (9 mana) đã hoàn toàn lãng phí.
Một tình huống khác để hiểu thêm về tương quan giữa Tempo và Card Advantage đó là sử dụng Coin để ra 2-cost minion trong turn 1. Với play này thì bạn đã tăng một lượng lớn tempo vì bạn đã sử dụng nhiều hơn số mana hiện có. Nếu bạn coi Coin là một card thì bạn lại mất đi Card advantage khi bạn phải dùng đến 2 card để chỉ ra một minion trên sân.
Tình huống Tempo Card Advantage Hero Life
Turn 1:Play 1-cost minion Tăng Không đổi Không đổi
Turn 10: Play 1-cost minion Lose Không đổi Không đổi
Turn 1: Coin play 2-cost Tăng nhiều Giảm(coin) Không đổi
minion
Tiếp theo, chúng mềnh hãy xét các tình huống liên quan đến việc minion tấn công. Giả định rằng bạn có một minion “bự con” 7/7 trên sân, đối thủ thì vừa có minion “bự con” 7/7 vừa có minion “mảnh dẻ” 3/3.
Chỗ này đối với một số bạn mới chơi sẽ dễ nhầm lẫn vì có nhiều cách đánh.
Đầu tiên, nếu dùng minion “bự con” đánh minion “bự con” của đối phương thì sẽ không có bất kì sự thay đổi nào về Tempo và Card advantage. Về cơ bản, bạn không thêm tempo, đây là một hành động “an toàn”
Lựa chọn thứ hai là tấn công minion “mảnh dẻ” của đối phương. Bạn sẽ có được Card advantage khi mà bạn phá hủy minion của đối phương mà không có bất kì tổn thất nào. Tuy nhiên, tempo sẽ thay đổi tuỳ theo những gì mà đối thủ sẽ làm ở lượt tiếp theo. Nếu đối thủ dùng minon còn lại 7/7 để trade với minion của mình thì có nghĩa là mình giành được lợi thế lớn khi 1 đổi lấy 2 minion.
Nhưng nếu đối thủ dùng spell card để giết minion của mình thì tùy theo việc đối thủ dùng bao nhiêu spell thì ta có thể xét đến việc đạt được Card advantage hay không. Tuy nhiên việc có một minon 7/7 trên sân là một mối đe dọa lơn đối với Hero Life của ta và buộc ta phải hạ nó ở những lượt tiếp theo.
Cuối cùng, bạn có lựa chọn tấn công trực tiếp vào Hero Life đối phương. Bạn sẽ có lợi thế về Hero Life, tuy nhiên việc này gây ra những ảnh hưởng khó có thể dự đoán được như :
- Đối phương có spell removal có khả năng giết bất kỳ minion nào.
- Cho đối phương có nhiều lựa chọn hơn như việc dùng minion 7/7 để trade hay là dùng spell kill minion của ta hoặc là dùng small minon + spell để kill minion.
Như vậy là nó có thể gây ra việc đội nhà mất khá nhiều tempo.
Tình huống | Tempo | Card Advantage | Hero Life |
Trade big minion với big minion | Không đổi | Không đổi | Không đổi |
Big minion kill small minion của đối phương | Thường là tăng | Tăng | Không rõ |
Tấn công trực tiếp vào Hero đối phương, bỏ qua các minion khác | Mất tempo vì cho đối phương quyền lựa chọn | Không đổi | Tăng |
Tấn công Hero đối phương khi không có minion nào khác trên sân | Không đổi | Không đổi | Tăng |
Loại minion cuối cùng là những minion có effect đặc biệt như Stampeding Kodo (gọi là 2:1 minion) hay Cabal Shadow Priest (3:1 vì steal mininon của dối phương làm cho mình vừa có 2 minion mà đối thủ lại mất đi 1 minion). Mặc dù có stat thấp hơn những minion có cùng mana cost nhưng bù lại chúng có effect kill minion ngay lập tức hoặc thu phục minion của đối phương. Chúng giúp cho ta tăng tempo nếu sử dụng đúng tuy nhiên khi không có mục tiêu thì chúng có ít tác dụng hơn những card bình thường.
Tình huống | Tempo | Card Advantage | Hero Life |
Play 2:1 minion không có target | Giảm | Không đổi | Không đổi |
Play 2:1 minion có mục tiêu | Tăng | Tăng | Không đổi |
Play 3:1 minion không có mục tiêu | Giảm mạnh | Không đổi | Không đổi |
2. Damaging spells( các quân bài phép thuật gây dame)
Spell là một phần không thể thiếu trong hầu hết các deck. Chúng có nhiều tác dụng khác nhau, tuy nhiên ở bài viết này mình chỉ đề cập đến những spell có thể gây dame lên minion. Có một số trường hợp như sau:
- Nếu bạn dùng một spell để kill một minion của đối phương thì sẽ không có sự thay đổi nào về Tempo, Card advantage và Hero Life, đây là sự trao đổi 1:1.
- Nếu bạn phải dùng đến 2 spell chỉ để kill 1 big minion thì bạn sẽ mất Card advantage nhưng về cơ bản thì Tempo không đổi.
- Nếu bạn dùng một spell tốn nhiều mana chỉ để kil 1 small minion của đối thủ thì bạn đã mất đi Tempo vì bạn cần mana nhiều hơn cần thiết khi giết minion.
Việc dùng spell gây dame trực tiếp lên Hero đối thủ là bạn đã đánh đổi cả Tempo và Card advantage để lấy lợi thế về Hero Life khi mà bạn không giết được minion nào đồng thời không thay đổi được tình hình board.
Tình huống | Tempo | Card Advantage | Hero Life |
Dùng spell giết minon của đối thủ | Không đổi | Không đổi | Không đổi |
Dùng 2 spell giết 1 big minion | Không đổi | Giảm | Không đổi |
Dùng spell quá mức cần thiết để giết minion | Giảm | Không đổi | Không đổi |
Dùng spell gây dame trực tiếp lên Hero | Giảm | Giảm | Giảm |
Một loại spell khác đó là AOE spell. Spell loại này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ board, lý tưởng nhất là đối thủ có 3 hoặc nhiều hơn minion trên sân mà đều chết bởi AOE spell. Bạn sẽ có được một lợi thế cực lớn về Card advantage và Tempo. Ngược lại, nếu dùng AOE spell chỉ để kill 1 minion duy nhất thì đó ta lại mất về cả Card advantage lẫn Tempo.
Tiếp đến là 2:1 spell, những spell có khả năng gây dame lên 2 minion, thường là ngẫu nhiên. Chúng tốn ít mana hơn so với AOE spell tuy nhiên chỉ có thể ảnh hưởng đến tối đa 2 minion. Tuy nhiên nếu chỉ có 1 minion trên sân thì chúng ta không thể sử dụng được 🙂
Tình huống | Tempo | Card Advantage | Hero Life |
AoE spell với rất nhiều small minion | Tăng mạnh | Tăng mạnh | Không đổi |
AoE spell với 2 minion | Không đổi | Gain | Không đổi |
AoE spell với 1 minion | Giảm mạnh | Giảm | Không đổi |
2:1 spell với 2 small minion | Tăng | Tăng | Không đổi |
3. Weapons
Hiện nay Rogues, Hunters, Shamans, Warriors và Paladin đều có vũ khí. Warlock cũng có thể có vũ khí thông qua card Lord Jaraxxus. Ưu điểm của vũ khí là bạn có thể dùng nhiều lần và đồng thời đánh đổi Hero life để trade minion và lấy lợi thế về Card Advantage, Tempo
Vũ khí cũng có thể sử dụng để tấn công Hero, trong tình huống này, cũng giống như với Spell, bạn có được lợi thế về Hero Life nhưng mất lợi thế về Card advantage và Tempo.
Để đạt được lợi ích tối đa thì những Weapon có high mana cost phải tấn công những big minion của đối phương, nếu ta dùng nó để tấn công một small minion thì đó sẽ là một tổn thất về Tempo so với việc dùng low weapon cost.
Ghi nhớ trong tất cả những so sánh này là vũ khí có thể được sử dụng nhiều lần trong vài lượt. Do đó, người chơi có thể pha trộn và kết hợp sử dụng các loại vũ khí đôi khi tấn công các minion của đối phương và đôi khi tấn công Hero. Đây là cách sử dụng chung của Assassin Blade với việc có đến 4 lần tấn công.
Tình huống | Tempo | Card Advantage | Hero Life |
Weapon tấn công minion | Tăng | Tăng | Giảm |
Weapon tấn công Hero | Giảm | Giảm | Tăng |
4. Cơ chế Card Draw
Theo mặc định thì mỗi người chơi rút thêm 1 lá mỗi lượt và số mana tối đa là 10. Điều đó có nghĩa rằng nếu game kéo dài thì sẽ có người chơi không còn card để ra trên tay. Để khắc phục vấn đề này, có rất nhiều card có tác dụng draw thêm card cho người chơi.
Đầu tiên là loại card chỉ có tác dụng thuần túy là draw (mình tạm gọi là Draw X). Chúng không cần điều kiện gì khác ngoài việc tốn mana cost. Việc play chúng sẽ gây ra Tempo loss khi mà mình mất gần như một turn mà gần như không làm gì cả, tuy nhiên đồng thời với việc này ta tăng được Card Advantage.
Lưu ý là các lá rút bài tốn ít mana thì mình mất tempo ít hơn là loại tốn nhiều mana. Ví dụ như Arcane Intellect 3 mana draw 2, trong khi Sprint tốn đến 7 mana chỉ draw 4.
Loại card draw thứ hai là có đồng thời 2 tác dụng. Như các bạn thấy trong hình là Hammer Wrath đồng thời deal 3 dame và draw 1 card. Vì thế nó sẽ mất ít tempo hơn so vơi loại card ở trên
Loại cuối cùng là draw không giới hạn (limitless draw). Chúng có thể giúp bạn draw bao nhiêu card tùy ý với những điều kiện nhất định. Giống như những cơ chế draw khác, bạn đánh đổi tempo khi mà những quân bài này thường có stat thấp hơn so với cùng loại. Cơ chế draw này là khó sử dụng nhất, tuy nhiên lại là có lợi ích nhất. Card advantage bạn nhận được có thể giúp bạn win game nếu đối thủ không làm gi ngăn bạn draw lại.
Draw Mechanic | Tempo Loss | Card Advantage | Difficulty of Finding Opportunity to Use Effectively |
Draw X | Nhiều nhất | Trung bình | Dễ nhất |
Cantrip | Thấp nhất | Thấp nhất | Trung bình |
Limitless Draw (sử dụng đúng) | Tùy trường hợp | Nhiều nhất | Khó nhất |
Limitless Draw (sử dụng sai) | Tùy trường hợp | Không có | Khó nhất |
5. Lời kết
Phần này thì ngôn ngữ hơi học thuật một chút nhưng mình đã cố gắng diễn đạt sao cho dễ hiểu nhất 🙂 . Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về các cơ chế cũng như có được sự lựa chọn tốt nhất theo tình huống.
Hãy đón xem phần 3, mình sẽ tiếp tục đào sâu lên các vấn đề liên quan đến Tempo, Card Advantage và Hero Life
ENJOY AND PLAY HEARTHSTONE!!!
Bài lược dịch từ series cực hay tại đây
Đọc và nghiềm ngẫm suốt 3 ngày nay và mình phải thốt lên rằng “Kinh điển thật!”. Giờ tuy cũng gọi là rành rọt về game rồi nhưng nhiều khi đánh vẫn cứ missplay bình thường, nhất là luôn đắn đó giữa Tempo với Card Advantage, làm sao có thể hài hòa giữa hai cái đó khi gần như không có một cái chuẩn nào nhất định cả và sự khác nhau giữa người bình thường với Gosu không chỉ nằm ở RNG mà còn ở chỗ missplay. Ai càng ít missplay hơn thì người đó sẽ chiến thắng game :D.
Đúng rồi bạn ạ!Game đấu chỉ cần 1 quyết định sai lầm hoặc một nước đi yếu thì ảnh hưởng đến cả trận đấu nên các pro thường suy nghĩ khá lâu khi play,điển hình như Lifecoach hay còn gọi là Ropecoach :D.Quan trọng là bạn phải chơi nhiều,học hỏi những nước đi hay từ các pro và có sự tính toán trong các bước để giành được chiến thắng :).Mình mặc dù cũng chơi khá lâu rồi nhưng mà nói để đánh không missplay thì thật sự rất khó,chỉ có 1 vài deck mình thuần thục thì rất ít khi missplay thôi:D