#old-school
Lại tiếp tục về Onimusha chứ nhỉ?
Sau thành công vang dội của huyền thoại Onimusha: Warlord chỉ chưa đầy vài tháng sau đó, đã có những teaser đầu tiên của Onimusha 2 được tung ra và chỉ đến đúng tháng 03 năm 2002, huyền thoại về Oni lại tiếp tục được viết tiếp với Samurai’s Destiny.
Onimusha 2: Samurai’s Destiny
- Hãng phát hành: CAPCOM
- Hãng phát triển: CAPCOM Production Studio
- Hệ máy: PS2 (tiếc là lần này lại độc quyền hẳn)
Có khả năng sau khi Onimusha: Warlord Remastered lại xong Crapcom sẽ lại tung ra bản Remaster của phần này hoặc tung hết tất cả các phần Remaster lại trong một bundle.
Đôi nét về game
Sau thành công vang dội của Onimusha 1 – mở ra thời kì hoàng kim của game, một đội ngũ mới bên cạnh nhóm những người đã làm việc ở bản Onimusha 1 – được tiếp tục sử dụng engine đồ họa cũ với một số nâng cấp đáng kể, cải tiến gameplay và lựa chọn lại concept. Một điểm nhấn đáng để ý thấy đó là concept giờ đã nghiêng về hướng truyền thống hơn và có tận dụng cả một số concept cũ đã bị hủy bỏ ở bản đầu tiên (những concept từ khi game vẫn còn dự định phát triển cho hệ PS1).
Sau một thời gian ngồi lục tung cả diễn đàn lên thì tôi đã tìm thấy kho báu này. Giá như bọn họ vẫn hoàn thành bản Onimusha cho PS1 nhỉ? Qua đoạn trailer cũng đủ để thấy tựa game đã từng tham vọng mạnh mẽ như thế nào và đồ họa của game cũng vào mức “vắt kiệt” cấu hình của PS1.
Mọi yếu tố hành động đều tương đương phiên bản Warlord song để tăng tính phiêu lưu và lôi cuốn, các nhân viên đã được khuyến khích để tạo ra một thế giới có chiều sâu với những cốt truyện riêng cho các nhân vật, một tuyến các hành động – hệ quả rẽ nhánh (tôi sẽ nói rõ hơn ở phần gameplay). Engine đồ họa gốc và assets tiếp tục được mang ra sử dụng và đã được nâng cấp (bạn chịu khó để ý nếu như ở Onimusha 1 có một vài textures và một vài khung cảnh vẫn là dựng 2D thì sang Onimusha 2, bọn họ đã cố gắng tận dụng cấu hình của PS2 lúc đó để tạo ra cả môi trường lẫn khung cảnh và textures là 3D hoàn toàn đẹp mắt vào thời điểm 2002 – engine liên tục được nâng cấp và đồ họa của game cũng khá lên qua từng bản).
Đội ngũ viết kịch bản lúc đó bao gồm Noboru Sugimura tài năng quá cố, Hirohisa Soda, Shin Yoshida và Kishiko Miyagi đã tạo ra một bối cảnh loạn lạc hơn, song còn để ngỏ sẵn nhiều yếu tố mở cũng như một bộ cốt truyện để có thể tiếp tục sử dụng cho các phần sau của game. (Song có nhiều fan vẫn phàn nàn về plot hole nhưng cũng nói thật là tôi vẫn chưa hiểu về plot hole của game cho lắm kể từ khi nó toàn nằm ở những chi tiết nhỏ nhặt – hay nếu bạn định coi việc tại sao Kim Thành Vũ… à nhầm Samanosuke vẫn cứ trẻ dai và đẹp trai trong khi những người khác đều có thể già đi hoặc qua đời sớm trong cốt truyện của game…)
Vì hướng đến một tác phẩm “thuần Nhật” hơn nên bọn họ đã quyết định sử dụng một nhân vật hoàn toàn mới, một con người quen thuộc và đáng kính cho các khán giả Nhật – Jubei Yagyu, được mô phỏng dựa theo gương mặt của nam tài tử Yusaku Matsuda quá cố nổi tiếng của Nhật Bản trong những năm 7x 8x (Khác với Takeshi Kaneshiro – Kim Thành Vũ trước đó).
Yusaku Matsuda ngoài đời. Ông ra đi khi còn khá trẻ vào năm 1989, mới ở tuổi 40 của cuộc đời. Song CAPCOM vẫn cố gắng tận dụng được hệ thống Facial Design thời đó để có thể tái tạo lại gương mặt của Yusaku cho Jubei trong game.
Gameplay
Vẫn tương tự như Onimusha Warlord ở hệ thống chính song một điều mà bạn sẽ sớm để ý thấy là game bắt đầu có yếu tố nhập vai nhiều hơn, thêm những mechanic mới và một hệ thống nhân vật đa dạng có thể playable (yếu tố playable sẽ được quyết định vào một hệ thống friendship) hoàn toàn mới cho phép Jubei tạo những mối quan hệ bền vững với những người bạn đồng hành mới của mình. Jubei cũng giống như Samanosuke, tập trung cao độ và căn đường kiếm của mình – “Issen” và critical những kẻ địch dám bén mảng đứng gần đường kiếm của anh. Dĩ nhiên các nhân vật playable đều có thể làm được điều này và nó cũng quyết định vào tốc độ đánh của từng người (nhanh chậm) với mỗi người đều có một kiểu vũ khí, một kiểu lối đánh và một bộ vũ khí riêng.
Môi trường tiếp tục là những lâu đài, mật thất, hành lang, hang động và rừng rậm… với vô số bẫy treo và câu đố ẩn – thậm chí chính căn nhà của Jubei cũng không là ngoại lệ. Một yếu tố nhập vai thấy rõ đó là bạn sẽ tái định cư ở thị trấn Imaso, giao tiếp với các nhân vật xung quanh kể cả là NPC để có thêm một số thông tin, có thể có quest ẩn (yep hệ thống quest chính quest phụ), có cả một shop (cái shop khá hay ở chỗ chính Jubei sẽ là người “PR” cho shop – bạn sẽ gặp gã chủ Shop kể từ khi ông ta còn chỉ mới chập chững và lật đật cố quảng cáo cửa hàng của mình trên phố cho đến cả khi ông ta đã trở thành một thương nhân thành đạt, thành đạt đến mức cả shop của ông ta phải đóng cửa vì… “Cháy Hàng”). Nói thế chứ ông ta cũng khá tình nghĩa – một spoil nhỏ thôi nhé: nếu như bạn chịu khó theo ông ta từ đầu đến cuối, vào cái ngày cuối cùng mà ông ta mở shop, hãy đến gặp ông ta và ông ta sẽ trả ơn bạn bằng chiếc vòng hồi máu – bảo vật duy nhất còn lại ở trong shop lúc đó kèm theo một câu tình cảm “I will miss you”. Yếu tố cày cuốc được đẩy lên mạnh mẽ hơn trước đó là giờ bạn đã có thể triệt hạ các kẻ địch liên tục để lấy cả vàng và item lặt vặt chứ không chỉ mỗi Soul (vàng sẽ được dùng ở trong shop của ông kia để mua đồ – chăm chỉ cày vàng và bạn sẽ sớm vét sạch shop của ông ta). Ngoài ra còn vô số điều thú vị khác mà tôi xin được phép để các bạn tự khám phá. Và khi hoàn thành game thì dĩ nhiên sẽ lại có phần Extras nơi bạn tiếp tục khám phá những thứ thú vị khác, bao gồm cả một chế độ chơi Team Oni với những nhiệm vụ hoàn toàn mới (tôi dự định lại ngồi cày hết lại Onimusha tiện luôn countdown đến ngày Warlord Remastered – một hi vọng về một bình minh mới cho những giấc mơ còn dang dở của Onimusha).
Các nhân vật
#Yên tâm là spoil không quá nhiều đâu bởi phần lớn đoạn này sẽ chỉ là đôi nét Backstory của từng người.
Jubei Yagyu: Tên khai sinh là Sougen Yagyu (sở dĩ đó là truyền thống của gia tộc Yagyu khi đặt tên cho mỗi thành viên mới chào đời của gia đình là Jubei – theo lối thân yêu). Jubei quay trở về làng Yagyu chỉ để phát hiện ra nó đã bị tàn phá bởi Genma. Quyết tâm trả thù cho đất tổ, Jubei theo sát thế lực Genma với sự phù trợ của Takajo – một Oni và cũng là mẹ đẻ của anh, cho anh biết rằng anh là con lai và là một hậu duệ của Oni clan. Bà ban cho anh một chiếc Oni Gauntlet (giống với của Samanosuke) và Jubei đến với thị trấn Imaso (giáp ranh với lâu đài của Nobunaga Oda – kẻ thù lớn nhất mà Jubei sẽ phải đối mặt), một đặc điểm khá là khó tin đó chính là Jubei thậm chí già hơn cả Samanosuke, thế nhưng lại tham gia vào chiến trận muộn hơn (trái với những gì tôi tưởng trước đó).
Oyu: Còn có tên khác là Oichi – lại chính là em gái của Nobunaga Oda khét tiếng. Cô quay lưng lại với chính anh trai mình khi nhận thấy những gì mà Nobunaga đang làm là đẩy cả nước Nhật đến bờ vực hỗn mang. Cô sớm kết hôn với Azai Nagamasa và sớm có hai người con là Yodo và Ohatsu (không may là hai người con của cô tiếp tục là nạn nhân của những tàn dư từ Nobunaga và tiếp tục chiến đấu với thế lực Genma – tiếp trong Onimusha Dawn Of Dream – sẽ sớm nói đến sau ). Cô gặp Jubei khi cả hai đều đến Imaso và sớm ấn tượng rồi nảy sinh tình cảm với anh. Song vì số phận nên cô sớm chia tay Jubei và để anh tiếp tục lên đường trong cuộc chiến với Genma. Trong Onimusha 2, Oyu sẽ sát cánh cùng Jubei và một vài đồng đội khác, và không rõ trớ trêu ra sao nhưng chồng của Oyu là Azai – cũng từng được nhắc đến trong cốt truyện với tư cách là một Onimusha (giống với Samanosuke, Jubei và Hideyasu Soki).
Ekei: Tên đầy đủ là Ekei Ankokuji, ông là một bậc thầy về kĩ thuật đánh xa và giáo mác, kiêm những lá bùa ngải. Là một chiến binh có nhiều đau thương hơn tất thảy, ông vốn là một cựu thần tướng oai phong lẫm liệt chiến đấu cho một lãnh chúa thuộc phe chống lại Nobunaga. Song lãnh chúa của ông đã thất bại, lâu đài và những vùng đất mà họ sở hữu cháy thành tro bụi. Lâu đài – nhà của Ekei cũng không là ngoại lệ, ông mất đi đứa con gái Omoyo còn chưa đầy vài tháng tuổi và người vợ tần tảo. Kết quả là Ekei căm phẫn, thay đổi và bắt đầu đi tu. Ông có thù ghét Nobunaga vì đã cướp đi tất cả của ông nhưng cũng không hề vững vàng trước những cám dỗ. Đặc biệt là khi Nobunaga hứa với ông là hắn có thể trả lại cho ông những gì ông đã đánh mất. Về số phận của Ekei, tôi xin để các bạn tự quyết định theo ý của các bạn.
Magoichi Saiga: Một quý ông mẫu mực, trái với vẻ bề ngoài của mình, Magoichi rất ham học hỏi và trau dồi kiến thức – nhất là về phương Tây và công nghệ. Anh là một bậc thầy về hỏa lực súng trường và súng hỏa mai, có thể chế thuốc súng và chế đạn kim loại. Anh cũng khá nhã nhặn và điềm đạm, trái ngược với Ekei – anh thật sự lắng nghe Jubei và có mục đích cụ thể của bản thân. Có tin đồn rằng anh từng làm việc cho Nobunaga song khi nhận ra sự ngông cuồng của hắn, anh đã quay lưng lại và quyết chiến đấu với hắn để bảo vệ chính ngôi làng nơi đã nuôi dưỡng anh. Trượng nghĩa giống Jubei, anh đã không ngần ngại chiến đấu với cả binh đoàn Genma để giải cứu Jubei thoát khỏi vòng vây của Tokichiro Kinoshita (chính là Hideyoshi Toyotomi sau này).
Kotaro Fuma: Một cậu Ninja ương bướng, khó tính đặc biệt là với phụ nữ (đôi lúc tôi từng nghi ngờ thằng bé này có vấn đề về… bạn biết đấy). Câu chuyện của Kotaro thực ra lại đau thương hơn vậy. Theo những gì tôi hiểu thì cái bệnh không ưa phụ nữ của thằng nhóc xuất phát từ một drama quá khứ khi nhóc tin rằng mẹ cậu đã bỏ cậu. Đi sâu vào uẩn khúc, thì mẹ Kotaro không hề bỏ rơi cậu và bà cũng chưa bao giờ có ý định đó. Bà đã bị sát hại khi đang cố đưa Kotaro chạy trốn bởi chính những ninja của làng cậu và một điều khá đau lòng ở đây đó là, Kotaro có ao ước muốn trở thành một ninja và sự hi sinh của mẹ cậu là hoàn toàn nằm ngoài mong muốn của bất cứ ai. Vì thế cậu luôn có một ác cảm với phụ nữ và luôn nói với mọi người là mẹ mình đã bỏ rơi mình. Chính vì cái tính tình gàn dở oái oăm với phụ nữ mà Kotaro thường chỉ tin tưởng đàn ông – đặc biệt là Jubei và Magoichi (cứ nhẹ lòng là thằng nhóc này chưa nặng đến mức là một Alstofo version 2.0 đâu). Kotaro là một ninja nên khỏi phải bàn đến khả năng chiến đấu – đánh tầm gần và cực nhanh nhạy, chiến đấu bằng hai con dao hoặc cặp Gabishi với những chiếc phi tiêu mạnh – trên thực tế trong tất cả các nhân vật thì tôi để ý thấy Kotaro có vẻ có tốc độ ra đòn và nhanh nhất, sát thương có thể chưa bằng Jubei hay Ekei nhưng đổi lại tốc độ đánh sẽ cứu bạn trong nhiều tình huống.
Đó là toàn bộ các nhân vật mà bạn sẽ được trải nghiệm ở game. Vì đây là câu chuyện về Jubei nên dĩ nhiên, Jubei sẽ là nhân vật chính nhất – đối với những người còn lại, để có thể được điều khiển họ thì sẽ tùy từng tình huống nhất định và có dựa trên một hệ thống thiện cảm riêng được thiết kế trong game (như đã nói ở trên). Hệ thống thiện cảm được tính điểm như sau: Bạn chịu khó trò chuyện với các nhân vật, học tính cách của họ, nắm hết về họ… Sau đó nhớ ra shop, vét sạch shop và có thể là kiếm lượm cả các item từ các nhiệm vụ và đường đi – mỗi item phải được tặng cho đúng người để có thể tăng thiện cảm đối với họ (nên nhớ là phải tặng đúng người chứ đừng tặng bừa bãi nhé – có thể dẫn đến việc phản dam đấy).
Tôi xin được phép lấy ví dụ về việc tặng item như sau: bạn tình cờ có được một quyển sách… ờ sách gì đó nó na ná… cái thể loại gì đó nó nó cứ… ( ͡° ͜ʖ ͡°) và như tôi đã nói rồi đấy, TẶNG ĐÚNG NGƯỜI. Nếu như bạn dám cầm quyển sách này mà mang tặng Oyu thì… “WHAT KIND OF GIRL DO YOU THINK I AM” và tôi kiểu như “REALLY HONEY, YOU DRESSED A FINE ARMOR BUT STILL SHOW YOUR BOOB AROUND” (Nói thật thì Oyu mặt hơi tàu do cách nhìn của tôi một tí thôi chứ cũng ko đến nỗi nào. Nhưng rất tiếc cô em ạ, trái tim tôi thuộc về Ohatsu con gái em cơ). Nhưng nếu như bạn cầm quyển sách ý ý và tặng cho Magoichi, Ekei và Kotaro thì… *Nhạc nền đen tối bắt đầu chơi background* nhất là đối với Ekei và Kotaro. Thêm một ví dụ khác, bộ cài tóc “Hair Ornaments” (nói đến thứ này thì bạn biết phải tặng cho ai rồi đấy). Nếu mang bộ cài tóc tặng cho Magoichi thì anh ta sẽ kiểu đại ý như: “Ờ THÌ TÔI SẼ NHẬN NÓ NẾU NHƯ ANH NÀI NỈ…” *Nhạc chiến quốc bắt đầu phụt tắt trong đầu tôi và thay vào đó là OST của Brokeback Mountain*. Mang nó tặng cho Kotaro thì thằng bé sẽ ngay lập tức “NHƯNG NÓ LÀ DÀNH CHO CON GÁI MÀ” – từ chối. Đối với Ekei thì cũng sẽ như vậy. Dĩ nhiên thì hệ thống item sẽ dễ dãi hơn ở khoản vũ khí, giáp trụ và đồ độc quyền (sẽ có ghi rõ là Only ai đó nên bạn sẽ không quá khó khăn để xác định tặng nó cho ai, trái với những item lờ mờ mà tôi nói ở trên). Mỗi khi điểm thiện cảm tăng lên ở một mức độ nhất định, bạn sẽ mở khóa được Side Quest của người đó và cốt truyện cũng sẽ diễn biến đúng theo chiều hướng thiện cảm đó (Nếu như bạn quá ít thiện cảm hoặc không quá thân với một số người thì ở một số tình huống họ sẽ không đến cứu bạn mà bắt bạn phải tự thân vận động… sadly).
Cốt truyện
Đằng nào thì bạn cũng đã biết rồi nhỉ, cuộc hành trình của bạn sẽ là trên con đường chống lại Genma và Nobunaga Oda lúc này, nếu nói phiến diện thì đúng ra Jubei đã có thể không dấn thân vào cuộc hành trình nếu như Nobunaga không tàn phá làng Yagyu. Tiếp diễn 10 năm sau Onimusha Warlord khi Kim Thành Vũ… à nhầm Samanosuke đánh bại Fortinbras và tiễn hắn vào lại giấc ngủ tiếp trong một thời gian dài. Game cũng có Multiple Ending tùy vào cách bạn chơi và một vài tình tiết non-canon tồn tại sẵn ở trong game (cốt truyện cũng được tiếp diễn cho đến bản Onimusha Blade Warrior và Onimusha Tactics – để nói về hai bản này thì chắc tôi cần chơi trước đã vì Blade Warrior sẽ là một game dạng đối kháng và Tactics là một game chiến thuật). Với mô tuýp thì vẫn na ná Warlord một chút – lại một chàng samurai, lên đường diệt quỷ và đánh bại những kẻ cầm đầu – cứu lấy nước Nhật khỏi cảnh hỗn loạn dưới thời Nobunaga. Nhưng không vì thế mà nó chán bởi cốt truyện của Onimusha là cả một hành trình dài nói chung, một cuộc chiến thì chưa nói lên được điều gì và game cũng có backstory cho từng nhân vật cơ mà, nói thật là nếu ngồi tổng hợp Lore của Onimusha thì cũng khá đau não và lâu đấy bởi Onimusha vẫn lấy một chút cảm hứng từ lịch sử Nhật thời kì Sengoku. Tất cả các nhân vật trong Onimusha hầu như đều tham gia vào thời chiến quốc với nhiều vai trò khác nhau, một số người có thể là tự sáng tạo ra song phần lớn vẫn là dựa theo một hình mẫu nhất định. Trên thực tế cũng từng có một dự án phim chuyển thể của Onimusha vào năm 2008 2009, tôi kể cho các bạn chưa nhỉ? Họ dự định phim sẽ bám khá sát cốt truyện của game và thậm chí Kim Thành Vũ cũng đã đồng ý tự tái hiện lại chính vai của mình đó là Samanosuke Akechi trên màn ảnh rộng. Song nhiều năm, dự án bị bỏ ngỏ vì vô vàn lí do từ đạo diễn cho đến dàn diễn viên, cũng như tranh cãi về hướng đi của phim.
Đánh giá chung
Một tuyệt tác nữa đến từ CAPCOM, trên thực tế thì Onimusha 2 được đánh giá là một trong những bản Onimusha hay nhất (thành thật thì bạn biết tôi vẫn nghiêng về phía Kim Thành Vũ… Nhầm… lại nữa… Samanosuke, xin lỗi nhé do tôi quen mồm). Cốt truyện của game tuy là vẫn chưa có đột phá mấy song vẫn để lại nhiều ấn tượng cho người chơi và là một phần quan trọng trong cả cốt truyện của Onimusha. Tôi sẽ sớm chuyển sang Dawn Of Dreams nhanh thôi – phần 3 thì lại quên mất lại viết trước đó lâu rồi.
HenryMason AKA TranVietBach
As your service.
Oichi-hime theo lịch sử là có cuộc hôn nhân chính trị để giảng hoà cho 2 thế lực — chính Oda Nobunaga thương em gái nên dấy lên nổi loạn
Hành động của Nobunaga đặt tình thân lên trên hết nên có hơi tàn nhẫn nên có lẽ vì thế Omnimusha xây dựng tính cách vẻ ngoài na ná như bạo chúa ma vương vậy.
Nhưng thật ra Oda là người xuất chúng, đáng nể khi bình định khuấy động mọi cuộc nổi loạn thời Sengoku.
p/s: Công chúa Oichi chuẩn vợ hiền damdang và figure trong đây là nữ ninja eo thon, tất dài như vầy thật sự có phần thú vị =]]]]
qmbztu