Isometric CRPG: Cái chết và sự trở lại của thế hệ vàng

Khách mới

  

Isometric CRPG không biết gọi nó là một thể loại game có đúng không? Mặc dù ra đời vào thời điểm khó khăn của crpg nhưng chính khoảng thời điểm này lại sinh ra những tựa game vàng của dòng game rpg nói chung và câu chuyện về sự trỗi dậy của thể loại này có lẽ sẽ thú vị hơn việc Duke Nukem Forever mất 18 năm thực hiện nhưng vẫn như c*t. Đây có lẽ cũng không phải một bài giảng về lịch sử hình thành mà chỉ là cảm nhận của một người theo chân game rpg, ít nhất là từ lúc nó nổi tiếng đến bây giờ.

Isometric CRPG có thể nói đã tạo nên những cột mốc đáng nhớ trong thể loại crpg hoặc rpg nói chung với khoảng thời gian cực ngắn. Đúng, cực ngắn, chỉ từ 1997 đến 2000 ta có 5 sản phẩm tiêu biểu của dòng này: Fallout 1 và 2, Baldur’s Gate 1 và 2, Planescape Torment. 4 trong số đó luôn luôn được nhắc tới trong list những game rpg vĩ đại nhất mọi thời đại. Gần như không có một game Isometric CRPG nào ở thời đại đó là tồi cả, kể cả với những game tôi không thực sự hứng thú như Icewind Dale cũng rất tốt với hệ thống combat của nó.

Nhưng sau thành công đó, thời điểm sau của thể loại này, ngoài một bản mở rộng của Baldur’s Gate 2 và Arcanum: of Steamwork and Magick Obscura, nó dần biến mất vào hư vô. Nó khá là ảo với tôi khi chỉ với 3 năm nhưng ta có đến 4 game chất lượng cao kể cả với tiêu chuẩn hiện nay. Isometric CRPG được mở đầu hoặc bắt đầu nổi tiếng với Fallout 1, con game phá tan rào cản về xây dựng thế giới. Nếu như ở các game rpg cũ, việc xây dựng thế giới chỉ xoay quanh thể loại fantasy và đi vào những dungeon để cày cuốc thì Fallout cho ta hẳn một thế giới chất lượng với khả năng role-play cực tốt.

Với thành công của Fallout 1, các tựa game khác lần lượt xuất hiện như Baldur’s Gate, Fallout 2, Planescape Torment, Icewind Dale đều ghi tên mình vào lịch sử. Nhưng sau khoảng thời gian vàng đó mọi người bắt đầu chán thể loại này, nhà sản xuất lẫn người dùng và họ cần thứ gì đó mới mẻ ư? Thứ gì ư? Bắt đầu với thứ đầu tiên action rpg nào. Vẫn là Isometric nhưng giờ là chặt chém và nhặt đồ với Diablo – ông tổ của action rpg. Các game Isometric dần chuyển hướng qua action thay vì hệ thống turn-base, roll dice như trước. Chạy theo mốt mới cũng giống như thể loại battle royale bây giờ vậy.

Sau đó là thời gian, đúng rồi đó, thời gian và công nghệ với game rpg nhưng ở 3D như Morrowind hay Neverwinter Nights cho ta thấy được bạn không cần phải là game Isometric mới có cốt truyện hay lựa chọn các kiểu và kẻ thù của PC masterrace, console. Năm 2000 cũng chính là thời điểm của console và với sức mạnh của 3D thì những game như Knight of the Old Repuplic hoàn toàn hất ngã được thể loại già cỗi như Isometric (mới có 3 tuổi thôi mà đã bị đánh đập không thương tiếc), dễ dàng để đưa từ PC lên console nữa chứ, ai mà muốn chơi Baldur’s Gate với tay cầm nhỉ? Ít nhất không phải tôi. Và thế là Isometric CRPG biến mất khỏi thế giới, lạc trong dòng chảy vô hạn của thời gian, hết chuyện…

Nếu như đó là năm 2000, bây giờ những tuyệt phẩm như thế thường được chơi sau khi bạn chơi những game Isometric CRPG mới như Pillar of Eternity, Divinity: Original Sins,… hoặc khi có người nói với tôi rằng Witcher 3 cốt truyện quá hay không game nào bằng thì tôi nói với họ CHƠI PLANESCAPE TORMENT ĐI. Nhưng đương nhiên những game cũ như thế rất khó tiếp cận thời đại bây giờ, cái này ta phải cảm ơn Beam Dog đã làm lại hoặc tối ưu hóa lại Planescape, Baldur’s gate và Icewind Dale cho chúng ta. Với những tùy biến tốt hơn, chạy được 1080p, có hẳn một chế độ cực dễ để bạn trải nghiệm câu chuyện chơi trên điện thoại, switch.

Có thể phần cốt truyện vào thời điểm này sẽ không có gì mới mẻ, ít nhất là với thế giới fantasy của Baldur’s Gate và Icewind Dale. Planescape Torment thì tốt hơn do thế giới của nó cực kỳ khó sao chép hay viết về và đương nhiên vẫn được gọi là “câu chuyện hay nhất từng được kể của thể loại rpg” (với tôi thì mọi thể loại luôn cũng được). Đáng buồn là Fallout dưới bàn tay của Bethesda vẫn chưa có cho mình một bản remake nào cả, thay vào đó ta có tuyệt phẩm Fallout 76, cảm ơn Todd nhường hết việc cho modder. Qua bàn tay của Todd ta cũng thấy luôn được sự khác biệt trong 2 thời kỳ Fallout và nó khá là rõ.

Nhưng kể cả có là siêu phẩm hay thời đại vàng thì bản thân tôi cũng ít khi nào khuyên mọi người nên chơi những game này do khác biệt về phong cách và có lẽ cũng là cách cảm nhận game nữa. Tạm gác lại về game, ta cũng cần cảm ơn những nhà làm game chứ nhỉ. Sự nổi tiếng cực nhanh của Isometric CRPG cũng giúp cho họ có được tên tuổi như Bioware. Bắt đầu chỉ là hãng game không tên tuổi, sau thành công của Baldur’s Gate và Knight of the Old Rpublic thì đã trở thành một trong những hãng phát triển game rpg nổi nhất, kể cả khi họ liên tiếp thất bại với Anthem và Mass Effect Andromeda. Tôi nghĩ giờ họ ra game mới thì người người nhà nhà vẫn mua mất, tôi thì mong nó chết đi cho đỡ nhục.

Còn những nhà thiết kế như Tim Cain, Francis Urquhart, Leonard Boyarsky tuy không phải không có tên tuổi nhưng sau những thành công của Fallout cũng trở nên cực kỳ nổi tiếng và sau này cùng với Chris Avallone, người viết kịch bản của Planescape Torment, và gần đây là Starwars: Fallen Order lập nên Obsidant đạt được nhiều thành công trong thể loại rpg.

Công bằng mà nói tôi cũng chưa thực sự chơi được nhiều game ở thể loại này, hầu hết là những game nổi tiếng và cái máy khoai tây của tôi tải được. Những con game thời kỳ vàng đã nói đến rồi, vậy sau đó thì sao? Sau năm 2000 hay sau con game Arcanum, Isometric CRPG chững lại và biến mất khỏi thực tại. Sau thành công hoặc những gì học được của Arcanum, Troika tiếp tục với Temple of Element Evil và Vampire Bloodline.

Arcanum đối với tôi không xuất sắc nhiều lúc là khá nhạt nhưng nó vẫn đem đến một thế giới vô cùng thú vị và có thể Temple có thể sẽ phát huy được điều này. Ngoại trừ việc nó không làm được kỳ tích của Arcanum với chỉ 18 tháng phát triển và còn phải cố gắng nhồi nhét nó vào console. Troika đã thất bại trong việc đem lại trải nghiệm Isometric CRPG cho người chơi và Vampire Bloodline cũng không đem lại thành công như dự kiến mặc dù game rất hay. Nó đã tiễn đưa Troika về với tiệm Café của những giấc mơ tan vỡ.

Thời điểm sau đó là những chuỗi ngày đen tối với thể loại Isometric với số ít game được phát hành và cũng không thực sự đạt được chất lượng như những người tiền nhiệm, tôi cũng không thể chơi được hết nên chỉ đưa ra một vài game tôi random search google và down về chơi giải trí. Thời điểm 2003 ta có Lionheart, một game với bối cảnh không tồi ở thời điểm thế kỷ 16 với nhiều nhân vật lịch sử như Leonardo Di Vinci, Machiavelli,… nhưng đặc biệt hơn với phép thuật và quái vật… bây giờ nói ra tôi thấy nó cũng không còn đặc biệt nữa, ít nhất là với thể loại fantasy.

Và rõ ràng thời điểm này ta có Assassin Creed nói về lịch sử nên tôi cũng không hứng thú lắm với game này nhưng vẫn phải chơi thử mới biết được và đúng nó không hay thật. Điểm đầu tiên tôi để ý là game sử dụng hệ thống S.P.E.C.I.A.L của Fallout với combat khá bình thường, không có nhiều chiều sâu giống như Fallout. Nhiệm vụ trong game cũng không thực sự sáng tạo, chỉ quanh quẩn nhận nhiệm vụ kiếm tiền và trả nhiệm vụ. Với những game đặt nặng phần cốt truyện và trải nghiệm như crpg, việc có hệ thống nhiệm vụ quá đơn giản là điểm trừ cực lớn. Ngoài ra còn kha khá game Isometric CRPG nhưng tôi không có nhiều thời gian chơi game, thay vào đó tôi tìm được quyển crpg book – cảm ơn youtube và google, một quyển sách chứa kha khá thông tin về crpg, lịch sử hình thành, những tựa game nổi tiếng cũng như ít nổi tiếng từ xưa đến nay.

Bạn có thể xem pdf hoặc cũng có thể mua sách giấy, đây là một dự án phi lợi nhuận. Và theo tôi biết tiền bán sẽ được gửi đến quỹ bảo trợ trẻ em của Brazil. Và nếu bạn cũng thích crpg hoặc tìm một quyển sách giết thời gian thì mình khuyên bạn nên thử đọc một lần với lịch sử khá đầy đủ của rpg từ lúc bắt đầu với pen and paper cho đến game như Pillar of Eternity, đều được viết bởi nhiều tay viết chất lượng như Chris Avallone hay Tim Cain hay cả những Youtuber như George Weidman aka Superbunnyhop. Tuy nhiên nó đã có mặt từ 3-4 năm trước nên có nhiều game sẽ không có mặt nhưng cũng không vấn đề lắm.

Game mới tôi có thể chơi còn đọc sẽ dành cho game cũ, đều có lợi cả, và nó cũng thiếu khá nhiều game jrpg nữa, nó có nhưng khá ít. Điều này làm tôi tự hỏi tại sao nó lại có mặt ngay từ đầu? Ngoài ra ta còn có một số game Immersive Sim cá nhân, tôi nghĩ giờ nó có thể coi là một thể loại riêng không dính nhiều với crpg nữa, nhưng nó cũng phản ánh cho chặng đường phát triển và tiến hóa của crpg nên thế nào cũng được.

Và đó là kết thúc cho thời kỳ vàng của Isometric CRPG với cú chốt đến từ Temple of Element Evil, vậy cái gì đã giết nó? Rõ ràng là những lý do trên rồi nhưng biết nhiều hơn lúc nào cũng tốt hơn đúng không?

Chắc phải bắt đầu với ác quỷ thôi vì mọi tội lỗi đều đến từ quỷ mà, Satan bắt tao làm thế này, Satan bắt tao làm thế kia. Trong trường hợp này thì là Diablo. Ý tôi là game Diablo mở đầu cho dòng game action rpg, nó trở thành tương lai trước khi Isometric CRPG nổi tiếng. Khá nhiều những game sau này đều cố bắt chước Diablo, kể cả Fallout cũng từng bị áp lực phải chuyển qua hệ thống real time và nổi nhất chắc có lẽ là Arcanum với hệ thống real time nửa mùa được cho vào khi game hoàn thành.

Trong quyển Crpg book ta cũng thấy nhiều game được nhắc đến như là Diablo clone và nhiều hãng phát triển đã nói rằng nên bắt chước Diablo, đúng là sức mạnh của quỷ. Tôi thì không có vấn đề gì với Diablo cả nhưng nhiều lúc tôi vẫn muốn một câu chuyện hay thay vì vài món đồ hiếm.

Không thích nhưng nó vẫn là cụ tổ của game action rpg


Nhưng có những thứ còn nguy hiểm cả quỷ dữ, đó là thời gian. Hai năm, chỉ cần từng đó thời gian để 2D thành 3D, đó chính là The Elder Scroll 3: Morrowind. Không phải là game 3D đầu tiên nhưng theo tôi là con 3D rpg đáng nhớ nhất cho fan của rpg và cả Tes. Chuyển mình từ đồ họa 2D tối cổ, Morrowind cho ta mọi trải nghiệm hoàn toàn khác về thế giới rộng lớn với cốt truyện có chiều sâu nhất định đủ thỏa mãn mọi thể loại người chơi từ action đến thuần rpg. Nhưng nó vẫn không hẳn là Isometric CRPG, cốt truyện của nó không phải là phong cách thường thấy của Isometric CRPG nên chắc Isometric vẫn còn chỗ đứng phải không?

Không! Khi mà Neverwinter Nights cũng xuất hiện và nó là một con Isometric CRPG nhưng 3D kiểu vậy, nó ít khi được nói đến như là một game Isometric, có lẽ do thời điểm ra mắt của nó cùng với Morrowind đều sở hữu đồ họa 3D. Còn với Ultima thì là do tôi chơi mỗi phần 7 và thấy nó không giống Isometric CRPG cho lắm, và các phần sau được thay đổi liên tục nên kệ nó vậy.

Tôi lúc nào cũng ủng hộ thay đổi nhưng sao lần này thấy cay cay?

Và đạp phát cuối vào cái xác đang thoi thóp chính là console game hay ở đây là Knight of the Old Republic. Với việc console càng ngày càng trở nên dễ dàng tiếp cận và nhiều nhà làm game muốn đem game lên đa nền tảng thì Isometric CRPG không còn là một lựa chọn hay. Temple of Element Evil ra mắt trước Kotor vài tháng và không thấy mặt trời luôn nói gì đến thiên hà khác. Và combo 3D + action + console đã tiễn đưa Isometric CRPG về lòng đất, anh ra đi khi còn quá trẻ, mới 6 tuổi, có quá nhiều điều anh có thể làm nhưng có lẽ đã không còn có thể nữa rồi.

Đâ thế giới mở còn 3D lại còn trên console

Thế là kết thúc cho triều đại vàng của crpg. Trong những năm tiếp theo từ khoảng 2003-2013 Isometric CRPG im hơi lặng tiếng với một vài cái tên như Geneforce cố gắng bám lấy gốc rễ, điều đó khá là đáng nói đấy chứ. Nhưng đó là từ 2011. Đến thời điểm 2013, nhờ Kickstarter ta có lại một chút hy vọng với Shadowrun: Returrn với góc nhìn trên trời hay Isometric nhưng với hệ thống combat của Xcom và kéo theo đó là hàng loạt những game Isometric CRPG khác như Pillar of Eternity, Wasteland 2, Divinity: Original Sins đều gọi vốn thành công qua Kickstarter. Nó là tín hiệu đáng mừng, kết hợp với 3 game cũ được nâng cấp nhờ Beamdog, nó cho người chơi thêm sự lựa chọn để chơi và tìm hiểu về game cũ hơn khi bạn không còn lo đến những vấn đề về máy móc hay đồ họa nữa.


Nhưng tại sao? Sau khi thị trường không còn quan tâm đến thể loại này thì giờ đây nó lại được hồi sinh bởi người dùng? Và khi cả 3 đều đã giết chết Isometric CRPG vẫn tồn tại? Về phần console, có lẽ sau 10 năm PC đã có chỗ đứng cho riêng mình cũng như có tiếng nói chung với console khi càng ngày càng nhiều game được trao đổi giữa 2 hệ này (Divinity: Original Sins có mặt trên console là một ví dụ), hay đơn giản nó không còn quan trọng bạn là console plesant hay PC masterrace. Bạn ở đây là để trải nghiệm game và trên cái gì dường như không còn quan trọng nữa.

Diablo vẫn tồn tại nhưng bản thân nó cũng không còn giữ được vị thế, nhất là sau nhiều pha tự hủy của Blizzard và người chơi dường như muốn quay lại với thể loại game tập trung vào cốt truyện nhiều hơn như Witcher 3 chẳng hạn. Thêm nữa với việc người dùng có thể trực tiếp góp vốn cho nhà làm game giúp cho họ không còn phải phụ thuộc vào nhà phát hành bảo họ làm gì nữa, họ sẽ tập trung làm game cho trải nghiệm người dùng hơn là kiếm tiền từ những thể loại đang nổi.

Shadowrun Returns đạt được con số hỗ trợ kỷ lục qua Kickstarter: 1,2m$

Thị trường cũng rộng hơn nữa, nghĩa là sẽ có nhiều chỗ để phát triển hơn, người dùng hiện nay cũng rất khoái những game retro quay trở lại tuổi thơ. Những game 2D, Pixel, hay đơn giản chỉ là quay lại trải nghiệm câu chuyện với bạn bè mà không vướng bận đến lootbox hay những hệ thống pay to win. Nhưng nó cũng không hẳn là chỉ vì người ta thích Isometric CRPG hơn 3D, điều này hoàn toàn không đúng vì 3D như Neverwinter Nights hay Divinity: Original Sins đều có thể cho ta trải nghiệm cốt truyện, xa hơn nữa là Witcher 3. Nếu có Fallout 1 nhưng là game 3D tôi cũng nhảy vào chơi luôn. Có lẽ là cảm xúc chăng? Bạn muốn trải nghiệm sự thay đổi trong lựa chọn? Fallout: New Vegas. Cốt truyện hay? Knight of the Old Republic. Cảm giác tổ đội đi khám phá thế giới? Dragon Age.

Nhưng khó có thể có cả 3 đều vì nhiều yếu tố, đồ họa càng đẹp càng chi tiết càng đắt tiền, nhất là ở những game 3D hiện nay. Bạn khó có thể đưa ra những thay đổi lớn như phá hủy các thành phố các kiểu nhiều được, quá tốn kém. Xây dựng thế giới cũng vậy, với những game Isometric CRPG, những khoảng trống giữa các thành phố có thể lấp đầy bằng việc di chuyển trên bản đồ như Fallout hay Pillar of Eternity nhưng với những game mới làm vậy thì ăn cám.

Đơn giản chỉ là một ván D&D với bạn bè

3D cũng đem lại sự mong chờ khác như về mặt combat. Nếu như ở game như Baldur’s Gate hay Planescape Torment combat có thể cho qua thì những game 3D như Morrowind hay mới đây là Witcher, hệ thống combat hơi kém một chút có thể làm hỏng hoàn toàn trải nghiệm. Tôi đã thấy nhiều người bỏ Witcher vì combat của nó, có lẽ người chơi đã đòi hỏi hơi nhiều. Họ muốn nhân vật phải là nhân vật tin tưởng được, sức mạnh thể hiện qua cốt truyện và trình độ của người chơi nên nhiều lúc  phản tác dụng do combat chuối hay đại loại thế.

Nhưng dù gì đi nữa, có vẻ như đó là sự hồi sinh của Isometric CRPG bắt đầu từ khoảng 2013 trở lại mạnh mẽ với Divinity: Original Sins và kết thúc năm 2019 với Disco Elysium. Thực sự rất tuyệt vời, có lẽ là hơn hẳn thời gian của Isometric CRPG cũ chỉ diễn ra trong 3 năm và có vẻ lần này sẽ không có những pha tự hủy hay tự dưng chết tức tưởi nữa, nhất là với Baldur’s Gate 3 đang được công bố. Cảm ơn Larion Studios, Obsidian, InExile và Harebrained Schemes với việc đưa crpg trở lại cội nguồn.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài mặc dù có thể là chưa thể nói hết về lịch sử cũng như chi tiết từng game hay từng thời điểm nhưng hy vọng có thể cho mọi người một góc nhìn mới về thể loại Isometric CRPG xưa cũ này. Xin cảm ơn.

Vì quá lười đánh giá game nên các bạn có thể đọc

Neverwinter Nights Enhanced Edition: Chưa bao giờ là quá muộn với một ván D&D

Crpg book: https://archive.org/details/crpg-book-1.0 ai có tiền nên mua hẳn một bản đọc, tin tôi đi không phí tiền đâu.

Youtuber cover về crpg và rpg: https://www.youtube.com/channel/UCgnPgGFT3fRVkXKL59iFDzQ

Không thì các bạn có thể đọc một vài bài về crpg của mình 🙂

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly

  • Zubazu - 25.03.2020

    :)) đọc bài của ông là đủ nhiều thông tin rồi


    • David BaGuetta - 25.03.2020

      Biết nhiều hơn lúc nào chả tốt hơn :))


  • Giấu tên - 23.10.2021

    Anh giải thích cụ thể hơn hộ e về “nhánh nhỏ” này được không ạ? Tại sao Diablo hay WoW cũng được thiết kế cho PC và có isometric view mà lại không được xếp vào nhánh này?
    Em cảm ơn a.