Đánh giá Frame Gride

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

So Yes, From Software đã làm ra tựa game này, tôi tìm thấy nó sau khi một fanbase có tâm đã dịch game sang tiếng Anh sau nhiều năm. Vì chất lượng qua từng năm tháng có thể đã outdated kha khá nhưng tôi vẫn đảm bảo với bạn rằng nó ít nhất tốt hơn vài tựa mobile quằn quèo nào đó *cough cough*. No Offense. Kể ra so với một tựa Mecha Fight của năm 1999 thì Frame Gride cũng khá là ấn tượng, nó là anh em cùng cha khác mẹ của Armored Core nhưng thiếu chút sự đa dạng trong mode chơi hơn chút. Bù lại game có writing vừa vặn cùng một cái chất quý tộc kì lạ mà không ai hiểu được

Frame Gride
Phát triển: From Software
Phát hành: From Software
Hệ máy: Sega Dreamcast

Game vốn là độc quyền JAPAN cho nên bạn cũng sẽ cần có bản dịch trên ROMHACKING, trừ khi bạn biết tiếng Nhật thì không lo nghĩ nhiều lắm.

Gameplay: Bạn được cung cấp với một bộ cốt truyện khá gọn và đơn giản. Bạn vốn là một hoàng tộc từ xa xưa bị cướp mất ngôi vị cũng như những thứ đúng ra thuộc về mình, bạn quyết tâm lên đường để đòi lại nó…  Bla bla. Như thường lệ một chút “định mệnh” ở đây hơi na ná giống với mở đầu của Orge Battle. Bạn sẽ được hỏi những câu tâm lý về việc bạn muốn trở thành kiểu người gì, một vị vua ra sao hay những thứ mà sẽ tác động vào hệ thống của game một chút như là một vài sự điều chỉnh. Sau đó bạn chuyển sang chọn một type Mecha cho bản thân, gọi ở đây là Frame, tùy chỉnh Frame đó theo ý muốn của bạn.

Trước tiên Frame chia làm 3 loại: Nhỏ gọn – rất nhanh nhẹn và cơ động song yếu kém về phòng thủ và tấn công; thế tầm trung cho sự cân bằng về mọi thứ; và cỡ siêu bự cung cấp khả năng phòng thủ và tấn công lớn nhất, nhưng sẽ cồng kềnh và bạn trông chẳng khác gì một miếng bị thịt… Lối chơi là như sau: Bạn đối kháng với một Frame kẻ địch theo thể thức 1 vs 1 với bên thua cuộc là bên bị đánh bại và phá hủy trước. Và chắc bạn đang băn khoăn, độ khó ra sao đúng không? Một số trận dễ như ăn kẹo, song một số trận như là đâm thật mạnh vào ass của tôi.

Thông thường A.I của máy sẽ di chuyển liên tục cho đến chóng mặt. Ở trạng thái cao độ nhất thì bạn cảm tưởng như mình đang đấu với bản nhái của Barry Allen và thử tưởng tượng cái cảm giác mới ở 60 FPS mà bạn đã phải quay mặt đến chóng cả óc, khi FPS nhảy lên 80 hay 120 ở mode no limit của giả lập thì bạn biết sao rồi đấy. Combat hầu như hoàn toàn Fast Pace, khó để mà có một khoảnh khắc cho bạn dừng lại để mà quan sát và học các đòn của đối phương… Bạn có thể sử dụng súng, kiếm, vũ khí đặc biệt nếu có và khiên. Frame có một bộ jetpack cho phép “lướt” nhanh và bay được quãng ngắn. Tận dụng mọi thứ có thể để triệt hạ kẻ địch, ngoài ra bạn còn có vài trick phụ chẳng hạn như triệu hồi Minion nếu có (hệ thống minion tôi sẽ nói bên dưới).

Về sau, như thường lệ sẽ có vài tên cá biệt được liệt vào hàng BOSS và chúng thật sự như những cái dùi cui đập liên tục vào ASS của bạn. Không chỉ bởi một vài đứa có khả năng Aimbot rất đỉnh mà chúng còn hạn chế gần như mọi khả năng của bạn khi bạn cứ liên tục dính đòn, tung ra cả tá hiệu ứng đập thẳng vào màn hình vừa khiến bạn rối mắt mà vừa mất kiểm soát vì Frame của bạn cứ ngã và lập cập… Frame, như thường lệ, được chia thành các bộ phận đầu tay chân cụ thể và nếu như bị chấn thương, hỏng hóc thì hiển nhiên là bạn không thể sử dụng chúng được nữa.

Game cũng khá chi tiết ở một số đặc điểm. Chẳng hạn như nếu như bộ phận bị hỏng hóc và nổ thì bạn sẽ không thể có lại chúng – tức là khi ở ngoài màn hình lắp ráp thì bạn sẽ buộc phải chọn thứ gì đó khác thay thế vào. Nếu không Frame sẽ không đủ bộ phận và không thể sử dụng, điều tương tự với các Minion. Đánh bại các kẻ địch và bạn sẽ lấy được các nguyên liệu Materials để ghép và chế tạo đồ mới, rất thú vị. Bạn có thể chế từ giáp trụ, vũ khí, minion cho đến cả các bộ phận, lõi năng lượng… Giá như, giá như các chế độ chơi có thể đa dạng hơn thì những cái công cuộc chế tạo và đầu tư này có thể trở thành một tựa Semi RPG còn thú vị hơn nữa.

Giải thích về hệ thống Minions là như sau: Bạn có thể check list minion và xem nguyên liệu chế tạo chúng và chúng sẽ có một lượng LF nhất định. Lượng LF này sẽ tính vào với LF của bạn và vì thế, nếu như LF của bạn càng cao thì bạn càng có thể mang được nhiều Minion hoặc đơn giản là mang được những Minion cỡ bự và chất lượng cao. Ngoài ra thì hệ thống nguyên tố cũng được áp dụng. Chẳng hạn như lửa và băng đối nhau, đất đối gió. Tức là các nguyên tố tùy vào cách mà bạn lắp các lõi cho Frame thì đạn bắn ra là đạn nguyên tố, có thể chống lại các Frame hay minion địch có nguyên tố nghịch hiệu quả hơn.

Phân bố map và level design khá nhàm thôi. Thông thường bố cục map là trong một diện tích và phạm vi hẹp, chẳng hạn như một dải đất, một khu vực bị bỏ hoang hay các đình, đền cổ… Song thỉnh thoảng họ add khá nhiều Object mang tính cover hay để làm cảnh. Không có tác dụng nhiều lắm khi bạn đang tham gia vào một trận chiến sống chết với một tên Frame khác mất rồi, làm gì còn thời gian mà ngắm cảnh nữa nhỉ? Background cũng tùy từng map mà khá đa dạng. Chẳng hạn như bầu trời trong xanh, bóng đêm hay kể cả là không gian giả tưởng…

Và vâng, khá là vần với cái tên Gride thì việc cày cuốc trong game cũng kha khá là dai dẳng. Sau khi clear một vài map thì bạn có thể quay trở lại các map cũ mà bạn đã đánh qua để gặp một vài kẻ địch mới. Như thường lệ đánh bại chúng cho ra Materials và bạn được cộng một ít LF tính chung cho mọi Frame thuộc loại cùng trong một hạng. Chẳng hạn như nhẹ ra nhẹ, hạng trung ra trung hay hạng nặng tùy bạn. Nó khá là lâu la bởi bạn tưởng tượng có nhiều minion yêu cầu kha khá LF. Nếu bạn bắt đầu từ một con số mặc định khoảng 2k hay 5k thì cày lên Full sẽ khá mệt.

Một trận thắng chỉ cung cấp cho bạn khoảng 6 cho đến 8 LF và bạn có thể làm phép tính, làm thế nào để cày khoảng vài nghìn LF. Mà như tôi đã nói thì những Frame địch có A.I khá chóng mặt cho nên những trận chiến đánh vật mà mất khoảng chục phút là chuyện hoàn toàn có thể. Đánh chủ yếu để cày Materials là chính và dĩ nhiên, Rate drop materials biến thiên cũng khá chóng mặt khi bạn cứ phải thấp thỏm không biết nó có cho ra thứ mình cần hay không.

Đồ họa và âm thanh: Kể từ khi tựa game được ra mắt năm 1999 thì không đòi hỏi gì nhiều. Nhưng khá là ấn tượng khi biết đây là một trong những tựa game độc quyền Dreamcast đầu tiên của From Software và vì vậy có khá nhiều thử nghiệm đã được đưa vào game. Chẳng hạn như khung engine và một vài hiệu ứng vật lý, độ chi tiết của một vài vật thể hay Model chất lượng. Về mặt bằng chung thì gam màu khá sáng sủa thôi. Tuy nhiên thì thỉnh thoảng có vài Object hay chi tiết ở dạng 2D lọt vào tầm mắt bạn, cho dù những thứ này đúng lý nên để ở Background hay đâu đó mới đúng… Âm nhạc trong game khá chất lượng, nó không hẳn là cái gì đó khá đặc biệt nhưng cái cách mà nó Fit với cả Battle, nhất là với những trận thừa sống thiếu chết với một vài con A.I đầu bò đầu bướu thì thật sự khá kích thích.

Link nhạc cho những ai muốn nghe thử, biết đâu trong list bạn tìm thấy thứ gì đó Epic hay đúng ý bạn:

https://www.zophar.net/music/sega-dreamcast-dsf/frame-gride

Một vài điểm trừ chính: Control khá là clunky và chưa hẳn mượt mà. Sự thô cứng và clunky này đôi khi sẽ bóp bạn kha khá trong các tình huống thừa sống thiếu chết với Frame địch. Và kể từ khi lối chơi chính là lặp lại liên tục cho nên bạn chắc cũng sẽ cày khoảng 4 đến 5 trận là căng cho một khoảng thời gian nhất định. Yếu điểm lớn nhất có lẽ là ở các khâu liên kết bởi vì như đã nói rồi đấy, mở đầu game bạn được cung cấp một chuỗi cinematic khá ấn tượng, một cái lore ngắn gọn về tinh thần quý tộc, sự cao quý của bạn và những gì mà bạn lẽ ra đáng được hưởng, về việc bạn phải đánh bại một tên độc tài nào đó rồi lập lại hòa bình cho vùng đất bla bla. Song khi endgame bạn cảm tưởng nó khá là hụt hẫng hay quên nhanh, trái với những kì vọng của bạn sau một khởi đầu với những vài câu hỏi mang tính thiết yếu…

Và như thường lệ, thỉnh thoảng Bug cũng sẽ có xuất hiện. Cái mà tôi encounter đó chính là việc A.I có thể bị “chập” hay kẹt góc bất chợt ở đâu đó, khiến cho trận chiến đang từ nhanh dồn dập trở nên lớ ngớ.  Phần backstory có được thêm vào giúp bạn hình dung một số bối cảnh và kiểu mô típ hiệp sĩ quen thuộc được xử lý theo một cách kì quặc, nhưng đơn giản là nó vẫn chưa đủ. Rốt cuộc, bạn đang chiến đấu với các hiệp sĩ khác, những người rõ ràng có vương quốc, nhưng bạn không thấy nhiều về đối tượng của mình. Và điều đó nó có hơi vô hồn, nhất là khi họ lại tự khổ sở nhét Backstory vào trong khi nếu không thể, họ có thể lược bỏ nó luôn.

Xem xét mức độ tiềm năng của thiết lập này và bao nhiêu nỗ lực rõ ràng là có đi vào Backstory cũng kha khá. Cái đáng tiếc là nó đã không được triển khai hết cỡ vì nếu như vậy thì người chơi có thể hứng thú hơn một chút. Ngoài ra có thêm một vài thiết lập kì quặc khác mà Frame Gride thì lại đập vào tôi và đây chắc chắn không hẳn là một chủ ý kể từ khi tựa game này được tối ưu hóa cho chế độ chơi mạng thời Dreamcast là chính, cho dù khổ sở với chế độ chơi đơn vẫn khá vui…


Đánh giá chung: Game vẫn là một thứ để giết thời gian là chủ yếu. Tiết tấu nhanh trong những trận combat có cho tôi những cái cảm giác khá là kích thích, hệ thống Materials và nguyên tố được thiết kế tuy vẫn khá đơn giản thôi nhưng lượng đồ chế ra vẫn khá là đa dạng và chắc là bạn cũng sẽ mất kha khá thời gian để sưu tầm hết. Để nói thật thì nếu chơi Frame Gride, bạn nên finish cốt truyện chính nhanh một chút. Rồi thỉnh thoảng thôi nhé, quay lại và làm một trận replay một map bất kì. Kiểu này nó khá kì quặc nhưng tôi nhận thấy đây là một tiết tấu vừa phải với game. Nhất là khi bạn băn khoăn hay đang muốn làm gì đó để giết thời gian… Và vì chủ đề của game là về Mecha, Robot mà lại còn là From Software cho nên nó vẫn khá là thú vị theo kiểu Retroclassic…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện