Megaman Classic ( Tức Megaman từ 1-10) phần lớn được phát hành trên hệ máy chơi game điện tử 4 nút (Hay còn gọi là Nintendo Entertainment System – N.E.S). Chắc hẳn, phần lớn trong chúng ta đều quen thuộc với một chú robot màu xanh nước biển băng qua các màn chơi để hạ gục Boss rồi… ăn cắp năng lực của chúng. Giống như mọi người, Megaman chiếm một phần không nhỏ trong quãng đời chơi game của em. Có rất nhiều điều làm nên sự thành công của Megaman, và hôm nay em sẽ xin phép được đem tới cho mọi người về mặt Soundtrack. Bài viết này sẽ chỉ chú ý đến phần Soundtrack trong series Megaman Classic thông qua hệ thống N.E.S.
“Một chiếc máy chơi game N.E.S (nguồn: GiantBomb)”
Trước hết, chúng ta biết gì về N.E.S ? Đây là một Máy chơi game hệ 8-BIT được phát triển, lắp ráp bởi Nintendo và lần đầu tiên ra mắt tại Nhật Bản vào năm 1983 với cái tên Family Computer.
Để đơn giản hóa, chúng ta sẽ đi vào cách mà hệ thống này phát ra âm thanh theo hướng dễ hiểu nhất. Cũng như một ban nhạc thông thường, chúng ta sẽ có những người đứng ở những vị trí khác nhau và thực hiện chức năng của họ (Ví dụ: Trống, Guitar, Người hát, etc…) Thì hệ thống này sẽ có các Kênh (Channels) để thực hiện các dạng sóng đơn giản ( Vuông, tam giác, răng cưa, tiếng động, etc…)
“Một số ví dụ về các loại sóng (nguồn: Omegatron)”
Việc các kênh thực hiện những chức năng của mình cũng sẽ giống như những nghệ sĩ chơi những nhạc cụ riêng của họ, tạo nên một bài hát hoàn chỉnh ( hay ở đây là một Soundtrack hoàn chỉnh ) về mặt cấu trúc của bài hát theo hướng logic.
Nếu nói một cách đơn giản, N.E.S sẽ có 4 vị trí là Trống, Bass, và 2 Lead (Lead là những âm thanh tần số cao có nhiệm vụ thể hiện giai điệu của bài hát)
Tiếp đó, hãy nói đôi lời về người Nhật và cách họ làm ra những bản nhạc trong game. Chúng ta biết gì về họ? Họ là những người rất quy tắc, rất kỷ luật nhưng cũng rất “bảo thủ” và rất rập khuôn. Điều đó đem lại cho họ cả mặt tốt lẫn xấu. Chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Nhật Bản đã từ lâu, chủ yếu là trên mặt giải trí như Game, Âm nhạc, Phim hoạt hình, etc… Chính vì cái tính này mà Âm nhạc họ tạo ra sẽ gắn chặt với những gì mà họ gắn mác, cụ thể ở đây em muốn nói tới Series Megaman nói riêng cũng như hầu hết game nói chung mà khi ta nghe thấy có thể nhận ra luôn nó được đặt trong từng hoàn cảnh.
Với em, để Soundtrack thực sự thành công không phải việc họ đầu tư vào bài hát đó những nghệ sĩ có khả năng tuyệt đỉnh như thế nào, nó được sáng tạo phức tạp ra làm sao, mà phụ thuộc vào việc nó gây ấn tượng đến với người chơi khi hòa hợp với tất cả những yếu tố khác trong trò chơi như thế nào. Về cơ bản, N.E.S có thể coi như là 1 ban nhạc gồm 4 người nhưng vẫn hoàn toàn có thể ăn đứt các dàn hòa nhạc trong tựa game khác.
“Famitracker – Phần mềm chuyên dụng cho việc soạn những bản nhạc Chiptune (Nguồn: Me)”
Megaman là một Series game về một người đa năng (Chắc là do có thể ăn cắp được kỹ năng của người khác mà mới có tên là Mega? “Haha”) chiến đấu với các thể loại người mà Capcom có thể sinh ra chỉ bằng việc thêm chữ Man đằng sau các yếu tố trên thế giới (Fire man, Air man, Bubble man, blah blah blah…) Vậy nên chính những cái “Fire”, “Air” hay “Bubble” đó sẽ có cách họ tạo ra âm nhạc riêng của chúng. (Điển hình cho việc người Nhật rất Kỷ luật cũng như Máy móc. SethEverman cũng đã thực hiện một video rất đặc trưng cho việc này, mọi người có thể check thử 😀 )
Hãy lấy ví dụ về Charge Man trong Megaman 6. Hắn là một đầu tàu hỏa chạy bằng hơi nước vận chuyển hàng hóa cho Dr Willy. Và bản nhạc nền của hắn được sáng tạo theo tiếng “Kịch” và tiếng “Lead” từ phía xa, tạo cảm giác như một đầu tàu chuẩn bị lăn bánh rời nhà ga vậy.
“Charge Man (Nguồn: Capcom)”
Hay như Flame man, một gã Robot sử dụng nguồn năng lượng nhiệt sinh ra từ lửa, hắn quấn trên đầu một chiếc Turban đặc trưng của người dân Ấn Độ. Chính vì vậy, bản soundtrack của hắn sử dụng những hợp âm có độ luyến đặc trưng như nhạc cụ hơi Shehnai từ đất nước này. Với nhịp điệu dồn dập kèm tông màu đỏ chủ đạo của màn chơi, ta có thể liên tưởng tới một giai điệu bốc lửa đặc trưng của nước Ấn.
“Flame Man (Nguồn: Capcom)”
Một ví dụ khác có thể nói là đặc trưng trong mỗi dòng game của hầu như Platformer là những màn chơi trên không trung hay dưới nước. Và cũng như vậy, Megaman có ba loại người nữa là Air man (người không khí lol), Bubble man (người bong bóng), và Splash woman (Wow, Feminist confirmed) Những màn chơi này đều tập trung vào những nơi kể trên, nên những tiếng “lead” sẽ thường có tiếng vang, sử dụng chủ yếu âm thanh mô phỏng nhạc cụ hơi với những màn “trên trời”, và những tiếng Synth quãng thấp kéo dài ở những màn “dưới nước”.
” “Chân trời sự kiện” (Nguồn: ChristmasGT)”
Và tất nhiên không thể không kể đến Protoman, anh chàng với hạt nhân không ổn định, một bản thử nghiệm đời trước so với Megaman (Có thể nói là anh trai luôn). Với giai điệu huýt sáo đặc trưng cho mỗi lần xuất hiện. Thông thường, tiếng huýt sáo qua kẽ hở môi con người thường có tần số rất cao, có thể gây đau tai cho một số người. Nên Capcom cũng quyết định… để tiếng synth ở quãng cao và rất khó chịu khi nghe phải.
“Protoman (Nguồn: ???)”
Đó chỉ là một vài ví dụ nhặt nhạnh trong quãng đường chơi Megaman của em. Qua tựa game, em thực sự cảm thấy con người thật kì diệu với những gì họ có được trong tay. Dù thật giản đơn những cũng khiến chúng ta lay động không biết bao nhiêu lần. Những giai điệu mỗi lần nghe lại gợi nhớ cho em cảm giác lần đầu tiên được nghe thấy nó, không gian cũng như hoàn cảnh tiếp xúc với giai điệu và những gì nó đọng lại sau bao lần thưởng thức. Và Capcom đã hoàn toàn thực hiện được điều đó qua rất nhiều màn chơi của Series này.
tự nhiên bây giờ muốn một bài khái quát về nhạc 8 bit rồi 🙂
:))) Nó cũng có gì đâu bác, đấy là dạng đơn giản nhất của âm thanh rồi :)))