Đã 2018 rồi, cùng với đó Tết chuẩn bị đến nơi và mang lại cho ta những đổi mới của một thời thế mà có thể nói rằng là… khá là lo ngại.
Nhưng chuyển biến toàn cầu các thứ cứ để cho mấy ông to, trình của tui cũng chỉ đủ để bàn về văn hóa geek của ta thui.
Chỉ cần để ý một chút thôi là ta cũng đủ biết một cái trend khá là nực cười trong ngành giải trí: công nghệ phát triển càng cao thì những thứ giải trí cho ta thường xuống cấp. Cứ tưởng là có đủ tài chính, công nghệ để làm một cái gì đó như game hay phim thì sản phẩm đó phải hay hơn so với những thứ cũ rích trong xó nhà chứ? Nhưng không, đa số phim ảnh, tiểu thuyết, game gủng dường như xuống cấp so với tiền nhiệm của nó. Tại sao ư? Đây cũng là một phần lý do tui viết bài này
Khi nhắc đến “thời kì hiện đại” thì bạn nghĩ những gì? Chắc chắn câu trả lời thường gặp là công nghệ tân tiến. Nhưng để hiểu tại sao lại có cái trend trông kì cục thế kia thì ta cần phải đi sâu hơn.
Thời đại bây giờ có dân số đông ngất ngưởng
Với sự gia tăng dân số như một quả tên lửa phóng tít lên quỹ đạo của quả đất này, sự chen chúc, trật trội, căng thẳng và rất nhiều các vấn đề khác nảy ra. Con người ta sinh ra vốn đã đầy mâu thuẫn, ở chính họ và với những người khác. Và nói thật, tui cũng mong loài người có phóng lên như thổi thì ít ra cũng như cái vệ tinh, còn lênh đênh trong không trung được, đây như quả tên lửa của Triều Tiên bắn một phát lao xuống đất là hết thì toi. Không kể đến khả năng thế chiến 3 đang tới rất gần, trong môi trương đông đúc, có rất nhiều lựa chọn đẩy thẳng vào mặt ta, từ mối quan hệ cho đến nghề nghiệp của mình, đa số sẽ không hề có không gian để thở, để suy nghĩ về chính lựa chọn mà họ được có, thành ra những thứ dễ tiếp cận nhất, đảm bảo là sẽ thống trị cả cái thị trường.
Buổi sáng bạn đi học hay đi làm, làm gục mặt đến tận chiều tối để rồi về vẫn phải lo sinh hoạt thường ngày, chỉ còn lại một khoảng thời gian dài như cọng tóc chuẩn bị rụng của mấy lão hói nửa đầu, còn đâu thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu. Chính vì vậy truyền thông nắm giữ sức mạnh ngang ngửa một ông tổng thống chân to não nhỏ nào đó và cũng vì vậy, các công ty lớn dường như chẳng khác mấy tên đầu sỏ trong cái sân chơi này. Giá trị của một đồ vật đối với số đông giờ dựa vào sự nổi tiếng của nó, trong khi họ không hề để ý rằng rất nhiều sản phẩm trên đều được mấy ông to ném tiền vào mặt bọn giới truyền thông để nó bưng đít hộ cho. Nhắc đến game, phim ảnh hay kể cả truyện, vẫn có nhiều trường hợp nhà phê bình được trả tiền để tâng bốc nó như Destiny chẳng hạn, hay COD thời hiện đại. Các ông to giỏi lắm, cứ tái chế các sản phẩm khác của họ, bỏ ra rất ít tiền (nhưng lại bỏ đống tiền để có mấy sao vào) để rồi vẫn kiếm lời như thường trong khi các game khác chứa bao công sức, mồ hôi, tâm huyết đều bị đạp đổ, đã vậy lại còn mấy đứa normie đệm thêm mấy ông to làm mệt lắm, tâm huyết lắm chứ bộ, chắc bọn này tin sái cổ rằng No Man’s Sky sẽ là một masterpiece bởi bọn truyền thông bảo thế. Chưa hết đâu, những ông to còn rất tự tin vào franchise của mình, kể cả họ vắt sữa đến đâu, mọi người cũng vẫn sẽ vào dickride cho đến khi cộng đồng nổi trận lôi đình và mấy ông lớn xin lỗi một chút, tạo một formula khác và tiếp tục vòng lặp. Đấy là còn chưa kể đến microtransaction, một hệ thống điều khiển mài mòn tâm trí người do mấy ông lớn ranh ma nghĩ ra.
Nhưng không phải do mỗi lỗi của mấy ông lớn đâu, chính bọn normie cũng có lỗi không kém. Công nghệ rất là… nguy hiểm. Cứ hễ đụng vào Facebook hay lên máy xem phim hay chơi game là một lượng lớn dopamine được tiết ra, tạo ra cảm giác phê lòi không cưỡng nổi và chính những người sử dụng như ta sẽ bị hại.
Những bộ phim hay, game hay hay truyện hay tuy có hại cho ta nếu không biết điều độ, lại thường cho ta sự đổi mới, những bài học và khiến ta trân trọng nó hơn. Và chính sự trân trọng này nhiều lúc cũng là thứ để khiến ta chống lại cơn nghiện “cần” này. Nhưng do các thứ tui kể trên, số đông giờ lười tìm kiếm, lười học hỏi, lười nghiên cứu kể cả có vô số lựa chọn ngay trước mặt, họ chỉ luôn tiếp cận vào những thứ được đưa đến tận đít họ thì mấy thôi. Thành ra họ hàng ngày hít “cần”, hành hạ mình đến chết trong cơn phê kể cái “cần” đó dở chẳng khác gì hàng nhái giả dạng hàng chất lượng cao do bọn truyền thông khuyên dùng. Họ “phê”, họ dường như dần mất mục đích, họ bảo họ chơi để giải trí nhưng tôi không nghĩ sự giải trí của họ có gì lành mạnh cả. Ờ thì họ có công ăn việc làm thì kệ họ, nhưng khổ nỗi là đám trẻ trâu là một thành phần số đông trong này. Trong thời kì học tập, rất nhiều bạn trẻ đã đến với game hay phim vì đơn giản nó là “lối thoát tạm thời” của họ. Những người chơi game để học hỏi, vừa học vừa chơi, muốn được trải nghiệm những thứ mình thường không được thử bao giờ là những người có mục tiêu, có ý chí riêng và khả năng nghiện ngập mù quáng sẽ ít hơn hẳn. Nhưng lũ trẻ trâu bạn thường gặp quán net lúc nào cũng phát ra aura kêu bọn này không hề có tương lai. Tương lai hay không tùy chúng nó, nhưng bọn nó để hết cho mấy ông lớn lo rồi, kể cả ông lớn chỉ thích túi tiền của nó thôi.
Không chỉ có LoL đâu, kể cả game như AC, COD, BF đều cũng như vậy (tuy AC và BF có chuyển biến tốt dạo này). Tôi lúc nào cũng tự hỏi tại sao mấy cái game bắn súng na ná nhau lắm người chơi thế mà mấy game khác, đặc biệt là những hidden gem bị bỏ rơi trong xó, chỉ có vài người sau một hồi tìm hiểu mới tới mà nhặt thôi.
Để tổng kết cho vấn đề này, ngành công nghiệp giải trí đang dần dần đánh mất cái hay và bản sắc nó có được lúc ban đầu và tuy vẫn có những anh indie và mấy chú lớn như Nintendo hay Cd Projeck để cải thiện tình trạng vốn đã xấu bây giờ, tôi phải nói thật nó chẳng giúp gì nhiều đâu ngoài việc tôi fanboy lên khi thấy NSX mình hâm mộ nắm thời thế và đứng lên đỉnh like a boss.