Vandal Hearts 1 và 2 – Những underdog của làng SRPG

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Khi tôi dạo qua một vài game SRPG cổ, tôi tìm thấy Vandal Hearts – Đối với một tựa game SRPG cổ mà lại không phải là Final Fantasy Tactics hay bất kì một thương hiệu danh tiếng nào đó thì sẽ rất khó để thật sự được mang lên – Lí do mà chắc chắn bạn sẽ chú ý nhiều nhất đến Vandal Hearts đó là việc nó đến từ KONAMI, cùng lí do mà tôi tìm thấy nó. Vào thời điểm Vandal Hearts lần đầu tiên đến với thế giới, tôi cảm tưởng như:

SEGA: Bọn tau có Shining Force
Yasumi Matsuno: Tôi tạo ra dòng Orge Battle và Final FantasyTactics
Squaresoft: Bọn tau cũng có Front Mission
Nintendo: Bọn tau có Fire Emblem
Masaya Games: Please Nibba, tau cũng có Langrisser nè !
SONY: Các chú quên Arc The Lad của anh sao ?
Microcabin: Guardian War của tau có thể chết cùng máy 3DO nhưng sẽ không ai giết được linh hồn của nó
ATLUS: Bọn tau cũng sắp làm ra Kartia rồi
Human: Bọn tớ còn chơi với game kinh dị với lão Suda trước đã rồi về sau mới ra Vanguard Bandits




CAPCOM: Kunt bạn tớ ơi ? Tớ có Breath Of Fire nè bạn ! Ahihi lêu lêu ! 

Các bạn có thể nghe thấy âm thanh gào thét triggered của ai đó !

KONAMI: WRITE THAT DOWN ! WRITE THAT DOWN ! WRITE THAT **** DOWN !!! 

Yep, nó khá giống với trường hợp khi Resident Evil trở thành một cú hit và ngay lập tức KONAMI tập hợp đội ngũ nhân viên của mình và đưa ra ” sáng kiến để đời ” đó là: ” Chúng ta sẽ làm một tựa game hành động kinh dị phong cách Hollywood cho các khán giả phương Tây ” và Keiichiro Toyama cùng cả đội ngũ của mình lúc đó : ” Screw This, tôi và các đồng nghiệp sẽ đi đọc The Mist của Stephen King và xem một tấn phim kinh dị của Hollywood khác “… Và chuyện gì sau đó thì bạn đoán được rồi. Tuy nhiên, Vandal Hearts thì không hoàn toàn được chính xác như vậy, trên thực tế thì Nobuya Nakazato có vẻ hơi ” lập cập ” với việc thực hiện ý tưởng về một tựa SRPG cho KONAMI bởi vì nó không giống như Keiichiro khi ông ấy dám cách tân và khai phá một thể loại sẵn có, Vandal Hearts vẫn là một tựa SRPG khá là generic và cũng không hẳn là vượt trội hẳn lên so với những lão đại cùng thời. Trên thực tế thì điểm may mắn nhất của Vandal Hearts nếu như bạn hỏi tôi thì nó là một trong những tựa SRPG 32 bit sớm nhất đổ bộ lên PS1 nếu không tính việc một vài Dev khác chơi lầy bằng cách Port game từ SNES hay các hệ máy cũ lên. Cho những ai không biết thì Nobuya Nakazato có một sự nghiệp cũng khá là ấn tượng với những vai trò và đóng góp cho Contra và Castlevania… Nhất là Contra các phiên bản 9x cho đến 2K hay nói đến việc ông ấy hoàn toàn chỉ đạo Shattered Soldier – một trong những phiên bản Contra được tranh cãi là hay nhất… Sở dĩ cũng thêm một lí do khác mà tôi cảm thấy mình khá thích ở Vandal Hearts là ở ngay chính cái tên – Vandal Hearts tạm dịch là ” Trái tim nổi loạn “, tôi biết nghe nó có vẻ vẫn hơi thô nhưng phải nói thật là một cái tên khá mạnh mẽ cho một tựa SRPG của quá khứ

Hiện tại thì tôi mới trải qua 2 phần Vandal Hearts đầu tiên, còn một phần tiếp đó là Flame Of The Judgement thì tôi sẽ tạm thời để sang lúc khác, lí do không phải vì Playstation Network hay Xbox store mà là vì sau khi nhìn thấy nhà phát triển mà làm ra Flames Of Judgement cũng như nhà phát triển mới nhất hiện tại của series này là Hijinx studio – đoạn này tôi hơi có một chút xao xuyến lẫn bẽ bàng… Hình như chúng ta từng quen hay gặp mấy gã này ở đâu rồi đấy nhỉ ?

Yep… Đó là Hijinx Studio đấy quý vị !

Dù sao thì sau khi mọi người được sảng khoái với phần giới thiệu về Hijinx vừa rồi thì quay trở lại với chủ đề chính của ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng diễn giải hết những gì mà tôi thấy ở hai tựa game này trước rồi sau đó sẽ đi sâu vào các vấn đề của nó.


Theo thứ tự thì trước tiên thì tôi sẽ đi vào Vandal Hearts 1 đã.
Gameplay: Khá là generic thôi – Bạn bắt đầu với góc nhìn Isometric từ trên xuống dưới với các vùng biểu diễn địa hình chẳng hạn như đất trống, cây cối, nước, và các địa hình đất… Bạn sẽ kiểm soát một nhóm các nhân vật mà trò chơi cung cấp và như thường lệ – các nhiệm vụ chính vẫn luôn là: tìm cách để triệt hạ hết các kẻ địch rải rác trên bản đồ hay một vài yếu tố chính chẳng hạn như hạ được tên thủ lĩnh, bảo vệ một NPC hay các tác nhân… Tương tự như Final fantasy Tactics thì game cố gắng cung cấp một độ khó nhất định và được thiết kế chu đáo để thật sự thử thách cái đầu của người chơi trong việc đưa ra các chiến lược hợp lí nhất – Chẳng hạn như tăng số lượng kẻ địch, bắt người chơi phải chịu khó cân bằng cho các nhân vật thay vì chỉ cày tập trung vào người thủ lĩnh hay một cá nhân nào đó.  Một loạt các class được đưa ra từ chiến binh, cung thủ, hộ vệ,pháp sư… Cho bạn sự hình dung về các nhân vật cũng như chiến thuật tấn công, các kế hoạch tác chiến. Thêm nữa là các class cũng có thể tác động qua lại nhau chẳng hạn như các chiến binh hệ kiếm sĩ có thể cắt các cung thủ rất nhanh, cung thủ tấn công tầm xa và chống lại các đơn vị bay hay hạng nhẹ. Các hộ vệ cung cấp khả năng phòng thủ cực vững chắc và sẽ cần đến một cuộc tấn công dồn dập và mạnh mẽ để có thể thật sự qua được họ… Các pháp sư có thể sử dụng ma thuật để giải tỏa đám đông và gây sát thương cực mạnh lên các đơn vị nhưng yếu về phòng thủ và bạn cũng nên thật sự chú ý đến lượng mana của họ. Các class cũng có thể lên cấp và trở thành các đơn vị mạnh mẽ hơn, đồng thời một số người còn có thể được lựa chọn giữa các class cho nên nó cho bạn một cái nhìn chẳng hạn như chơi ở Class nào thì cần hơn hay Class nào sẽ lợi hơn – Tiêu chuẩn đến cuối cùng vẫn là Team của bạn nên có đầy đủ tất cả các class và phân bố nó hợp lý với tất cả mọi người. Một yếu tố yên tâm đó là lượt của bạn sẽ luôn là đầu tiên và trước rồi sau đó mới đến lượt của các kẻ địch… Và độ khó của game được sắp xếp tăng tiến hợp lí, khi mới vào game thì đương nhiên bạn được làm quen với các quy tắc cơ bản và dần dần, khi bạn đã quen và nắm được chúng, bắt đầu từ Act 2 và Act 3 họ sẽ bắt đầu đẩy độ khó lên với số lượng kẻ địch, sự phối hợp của A.I hay những nhiệm vụ trở nên kì quặc và khó nhằn hơn. Để tránh nhàm chán thì đôi khi trong các map, có thể sẽ có những nhiệm vụ phụ hay thêm nhiều tương tác hơn từ việc examine các địa hình bí ẩn, tìm kiếm bí mật, tận dụng các cái bẫy môi trường dựa theo con mắt của bạn để hạ các kẻ địch. Khá cơ bản thôi, chưa nhiều lắm. Và cũng khá ít các mô tuýp hay các dạng nhiệm vụ cho nên trò chơi sớm trở nên lặp lại và rất dễ nhàm chán. Mặc dù đúng là các thử thách được thiết kế khá hay vào một số map… Chẳng hạn như khi tựa game chơi lầy bạn bằng cách bắt bạn phải trải qua một nhà ngục toàn các ngõ ngách, địa hình cản trở việc di chuyển và bạn cũng chỉ có thể đánh bại hàng tá những tên Crimson Guard bằng cách Backstab chúng với một squad chỉ khoảng 4 đến 5 người của bạn, hay trận tiến công rằn mặt tên cuồng nhân Kane – thủ lĩnh của lực lượng Crimson với một lượng lớn các kẻ địch đông đảo full class và ép bạn phải cân bằng cho Squad của bạn ở các class, vũ khí, level cũng như tính toán đưa ra các chiến thuật hợp lý… Nó sẽ giống Front Mission ở chỗ bạn có các Town, vùng và bạn có thể tương tác, đến Shop để mua bán vũ khí và các trang thiết bị hay nói chuyện với các NPC và đôi khi họ cho bạn biết thêm về các chi tiết giúp bổ sung cốt truyện hay các bí mật, tips mà bạn có thể dùng về sau…

Story và Art: Như thường lệ thì mồm tôi shut up rồi nhé, nhưng vấn đề là thế này – xây dựng tình tiết tốt nhưng có vẻ như người biên kịch đã không sắp xếp chúng hay ai đó lập trình script quá máy móc. Sẽ có các Plot Twist, đúng ra là ” Sẽ có thể có ” nếu như kịch bản không tự nhiên spoil chúng quá sớm hoặc vào các tình huống quá ngớ ngẩn, thậm chí có những tình tiết mà đầu bạn cũng có thể tự suy ra và khi nghĩ về nó, bạn cảm giác như nó khá là cơ bản để mắc phải… Thành ra là khi chơi game, bạn có cảm tưởng kiểu như: ” Khoan đã… Vậy rốt cuộc là ra sao ? “. Đó là một trong những điểm chết nặng nề nhất của game và vì thế mà bạn cảm tưởng như game đi theo một cái đường thẳng vậy, và vì không có gì quá bất ngờ thế cho nên bạn cũng có thể quên game đi khá nhanh. Bạn sẽ đồng hành cùng Ash Lambert thông qua các vùng đất, từ một người cảnh vệ đã thề trung thành với vương quốc và lí tưởng nhưng nếu như vương quốc trở nên thối nát và lí tưởng chỉ còn là vài lời gió bay ? Đây là một trong những chủ đề chính trị của game, về lí tưởng bản thân, về con người và những cuộc cách mạng… Art của nó cũng khá là generic thôi, cũng chưa hẳn là nổi bật lên được trong mắt mọi người – Có lẽ về khoản Art thì các tên tuổi lớn như Final fantasy Tactics, Fire Emblem, Front Mission vẫn nổi bật lên và sáng giá hơn. Rất là đáng tiếc cho điều này ở Vandal Hearts 1. Mặc dù trong đội ngũ mĩ thuật của game tôi bắt gặp Naoko Sato… Yep, 1 cựu thành viên của Team Silent và bà thiết kế phần lớn Art và Design cho Silent Hill 1 bên cạnh Masahiro Ito…

Âm nhạc và âm thanh: KONAMI của ngày xửa ngày xưa đã bao giờ khiến bạn thất vọng với phần âm nhạc trong game chưa ? Câu trả lời nhanh gọn nhé ? KHÔNG… ĐÓ LÀ KO NA MEEEE !!!

Và cũng rất là xót xa khi biết giọng ca đã thổi hồn vào 2 bản nhạc hay nhất của game – Bà Jadranka Stojaković, đã qua đời vào năm 2016 và đã không được công nhận thật sự cho những đóng góp của bà, ngay cả chính KONAMI cũng đã không credit bà… Và bạn biết gì nào ? Hiroshi Tamawari và Miki Higashino là 2 nhà soạn nhạc chính của game và những công việc trong âm nhạc của họ đối với dòng Suikoden là thật sự rất đáng giá. 1 thành viên khác của Team Silent là Akira Yamaoka ( credit ghi ông là Yamaoca ) cũng đóng góp vào phần âm thanh của game bằng việc cân bằng hiệu ứng và cân bằng chất lượng Audio với cấu hình máy PS1.

Và với lần thử sức đầu tiên này thì Vandal Hearts ít nhất là đã có sẵn một nền tảng và một vài nhận xét cũng như suy ngẫm để cho phiên bản Vandal Hearts 2… Oh boi…  Trái tim chúng ta có sẵn sàng để nổi loạn thêm lần nữa ?

Vandal Hearts 2 ra mắt toàn thế giới vào thời điểm cuối 1999 và đầu 2000 khi đó, tham vọng được đặt ra không chỉ là khiến trò chơi trở nên tốt hơn mà còn là về việc… ” Liệu chúng ta có thể sáng tạo cho thể loại này ? ”

Một đội ngũ tài năng khác với sự dẫn dắt của Takashi Takeda – Một cựu binh khác cũng từ dòng Castlevania và một vài phiên bản Contra. Mục tiêu được đưa ra ở đây thách thức các lập trình viên kha khá. Bọn họ sẽ không chỉ cải thiện A.I của game mà còn đưa vào đó một hệ thống đối kháng Turn Based theo một chất rất riêng mà chưa từng có game nào dám mạo hiểm…

Gameplay: Vẫn giống với Vandal Hearts 1, và như đã nói về ” cơ chế đối kháng Turn Based “. Nó khá là dị như thế này. Thông thường trong một game SRPG tactic theo lượt, bạn sẽ phải ngồi chờ đến lượt của mình để điều binh khiển tướng. Và nó có thể giới hạn vào lượt tổng: Bạn được điều hành toàn bộ quân đội trong một lượt và máy cũng vậy – giống với Vandal Hearts 1, hay bố trí lượt Zig Zag bạn, máy, bạn, máy  hay phân bố lượt dựa theo chỉ số như một vài game khác… Trong Vandal Hearts 2, cả bạn và máy đều sẽ có một cơ hội ngang nhau bằng việc ” Thinking Now ” – khi bạn bắt đầu chọn lệnh xong và triển khai, máy cũng sẽ làm điều tương tự và cả hai đều sẽ tham gia vào một chuỗi hành động liên tục ( thời gian thực ). Vì thế trong combat, nó cũng khá là dị bởi vì bây giờ bạn được tham gia một phiên bản mini của ” Đuổi hình bắt chữ ” , tại sao ? Bởi vì khi ra lệnh, bạn sẽ phải phán đoán trước nước đi của máy và tìm cách Counter nó chứ không còn là kiểu bạn đánh một cái rồi nó đánh. Bạn sẽ phải dựa vào vị trí của các nhân vật, đoán xem ai sẽ bị tấn công và đưa ra các phương án đáp trả theo kiểu nếu nó tiến đến ô X gần bạn và đánh thẳng, bạn sẽ phải ngay lập tức chuyển người bị đánh đến ô Y nào đó đằng sau lưng nó hay né hướng nó đánh ra và phản công. Tôi biết nó khá là quái dị bởi vì đến chính tôi cũng không thể giải thích nổi, có một quy luật ở đây là máy thường thích tấn công nhân vật của bạn từ đằng sau lưng ( cơ chế này đã tồn tại từ Vandal Hearts 1 ) nhưng đôi khi nó cũng có thể dở chứng và đánh bạn từ các phía khác. Và bạn cũng sẽ mất một thời gian để làm quen với cơ chế này bởi vì chính tôi, tôi không thể nói chi tiết hay logic ở đây mà hầu như các lựa chọn mà tôi đưa ra trong combat của game đều khá cảm tính, tôi chấp nhận mình sẽ mất thêm một chút thời gian để xem xét và scout một vài kẻ địch để biết giới hạn cũng như các nước đi của chúng, rồi sau đó tôi mới quyết định di chuyển nhân vật hoặc tính các ô vuông để học cách đoán A.I… Well… Chắc khi tôi nói bạn cũng khó mà hiểu được cho nên bạn có thể xem ở video bên dưới về cái cơ chế kì quặc này.


Như bạn thấy thì khi vào combat và màn hình được chia ra làm 2 với một bên là hero mà bạn chọn và một bên là 1 kẻ địch do máy chọn. Về sau các tình huống sẽ khá là chèn ép bạn khi bắt bạn phải đối đầu với hệ thống A.I được cung cấp số lượng quân địch cực lớn, nó khiến cho việc tấn công trở nên khá áp lực bởi các Hero của bạn cũng là người và có chỉ số, họ không thể cân 2 cân 3 easy như cách mà bạn được trải nghiệm trong phần đầu của game, cộng thêm nếu như một bên đã dùng hết các quyền với các đơn vị của mình thì nếu như kẻ còn lại vẫn còn quân chưa dùng thì bạn hiểu nó sẽ ra sao rồi đấy. Rất rất nhiều các thử thách mới đang đón chờ bạn. Toàn bộ hệ thống của Vandal Hearts 2 cũng được cách tân rất là nhiều so với người anh cả… Trung bình ở Vandal Hearts 1 tôi cảm tưởng thấy thời lượng cho một Battle ngắn hơn so với của Vandal hearts 2, kể từ khi phần 2 trở nên lằng nhằng hơn. Và tôi có thể thề với bạn, chỉ riêng cái hệ thống equip và phân bố các trang thiết bị cho các nhân vật trong Vandal Hearts 2 có thể là một thứ khiến cho bạn phải khóc thét chứ không giống như Vandal Hearts 1. Bởi vì bây giờ sẽ không còn hệ thống phân Class nữa mà vũ khí sẽ là yếu tố quyết định chính, bạn được phép tự do cho các nhân vật của mình trở thành bất cứ ai mà bạn muốn, với hai slot cho 2 tay vũ khí trái với các trang thiết bị tiêu chuẩn của Vandal Hearts 1. Vài Map anh Hero của bạn là kiếm sĩ ? Chán quá nên bạn cho anh ấy trở thành Pháp sư với gậy phép. Hay bạn muốn anh ấy thành người da đỏ với tay phải là cây Tomahawk và tay trái là một con dao găm Bowie ? Ok. Một trong những đặc tính rất hay của Vandal Hearts 2 đó chính là việc bạn được tự do quyết định kiểu chiến binh mà mình sẽ trở thành, cho dù những lựa chọn của bạn có ngớ ngẩn nhất hay kể cả những lựa chọn mang tính Hybrid nhất ( Một tay cầm kiếm nhưng tay kia lại cầm gậy phép chẳng hạn ), và nó không bắt bẻ theo kiểu bạn phải theo một class nào đó đến suốt đời mà bạn có thể thay đổi liên tục nếu muốn thử thách khả năng với các loại vũ khí hay khiến cho toàn đội hình trở nên đa dạng và thập cẩm hơn. Và vì có tận những hơn vài trăm trang thiết bị trong game phân cấp từ phế đến các loại mạnh nhất cho nên bạn cũng nên làm quen nhanh chóng thôi nhỉ ? Và bây giờ một setting cũng khá độc đáo khác ở Vandal Hearts 2 mà tôi thấy đó là việc nâng tầm quan trọng của các loại vũ khí lên, bạn biết đấy, phần lớn các game RPG của thời xưa thường theo mô tuýp rằng vũ khí hịn hơn thì tất yếu ném cái cũ đi, Vandal Hearts sẽ giơ ngón tay lên và nói không ! Trò chơi dạy bạn về tầm quan trọng của ” sự cân bằng “. Kể từ khi mỗi một vũ khí sẽ có các bộ Skills và bạn sẽ phải giữ lại tất tần tật cho đủ bộ. Bạn có thể chuyển giao Skill giữa các vũ khí, sẽ có giới hạn số lượng skills có thể mang hay chuyển, hình thành tư duy riêng và bộ skill hoàn chỉnh của riêng bạn thay vì cứ dùng bất cứ phép gì mà bạn tìm thấy. Hãy nhớ đấy nhé vì các phép cũng là các hệ thống nguyên tố và có thể áp dụng lên các kẻ địch theo nhiều hướng khác nhau tùy theo đặc điểm…
Và tất tần tật các yếu tố trong gameplay khiến cho Vandal Hearts II trở thành một viên ngọc của thể loại SRPG thường bị hiểu lầm và đánh giá thấp mà nhiều game thủ đã thử cố chơi nhưng đã bỏ cuộc sau khi không hiểu cách chơi. Trò chơi đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn và nếu bạn sẵn sàng tìm hiểu sự phức tạp của trận chiến và tự dạy mình các chiến lược để giành chiến thắng thì phần thưởng rất xứng đáng với các nỗ lực… Dành riêng cho các fan yêu thích chiến thuật hay thể loại SRPG, hoặc bạn chỉ đang thắc mắc nếu có game nào giống Final Fantasy Tactics không

Story và Art: Well tôi có vài ý kiến về Story là như sau: Nếu bạn cảm tưởng như cốt truyện của Vandal Hearts 1 là chưa thỏa đáng ở một số khúc, thì tin tốt là ở Vandal Hearts 2 một số thứ đã tốt lên rất nhiều, tôi sẽ đi vào các điểm trừ sau nhưng trước tiên tôi vẫn muốn khen ngợi người thiết kế và viết kịch bản đã có sự tiến bộ lên rõ rệt từ sau phần 1, tôi chỉ ước giá như họ có thêm thời gian để trau chuốt lại hay có ai đó cho họ biết chỗ này được chỗ kia chưa được… Điểm tốt hơn là gì ? Cốt truyện bây giờ đã trở nên lôi cuốn hơn so với phần 1, tại sao tôi lại nói là nó lôi cuốn hơn ? BỞI VÌ NÓ RẤT ĐEN TỐI ! nếu như bạn nhớ có một số khúc trong Vandal Hearts 1 vẫn còn hạn chế với việc phải trình chiếu Text hay nó không nói rõ ràng các thứ với bạn, cộng thêm một vài tình tiết dễ đoán và một cái kết bình thường thì vào Vandal Hearts 2, trò chơi mở đầu trước tiên là giới thiệu cho bạn bối cảnh cũng như giới thiệu trước các sự kiện một chút, điểm đầu tiên mà bạn có thể để ý thấy rõ rệt nhất đó là tính bi kịch và đen tối còn vượt xa hơn cả so với Vandal Hearts 1, mở ra là cảnh của một ngôi làng bị tàn phá, người dân bị giết hại, phụ nữ bị lôi vào những con hẻm cùng những tên lính và bị làm nhục rồi sau đó, tiếng rên la khóc thét kết thúc bằng những tiếng ặc ặc và không bao giờ hét lên nữa… Hình ảnh xác chết chất thành thây, những đứa trẻ đứng nhìn cha mẹ của mình bị giết hại, xác của họ bị dày lên như thú vật. Ngổn ngang dòng nước đã nhuốm đỏ màu máu, một vài đứa trẻ khác kém may mắn thì trúng tên và chết trên xác của cha mẹ, người thân chúng khi họ giống như đang cố che trở cho chúng… Hiện thực trần trụi của chiến tranh và áp bức hiện lên trước mắt bạn – Khá là ấn tượng đấy đừng đùa, đây giống như là phát pháo trả đũa của KONAMI khi có ai đó nói rằng họ KHÔNG THỂ LÀM MỘT TỰA SRPG DARK-DEEP. Lời thoại và lối viết văn của game cũng cực kì tốt và fit các chủ đề chính về con người với cái tông đen tối u mê.

Nó DARK đến mức chính Critics phải chỉ trích nó vì nó quá đen tối khiến đám đú hùa không thể chơi được… Bạn biết đấy, IGN, Gameradar hay Gamespot và còn vô số thằng khác mà tôi không tiện nhắc đến vì dài quá vốn luôn là những tay Nutjobber của ngành này nên tôi không quá ngạc nhiên

Darkness-Induced Audience Apathy: Vandal Hearts II was criticised by some reviewers for being so relentless dark, grim and ugly. Under Sliding Scale of Idealism vs. Cynicism, the entire game is far, far on the cynical end of the spectrum, quite possibly the single most dark and mature game on the entire Playstation.

Tạm dịch: Chủ đề nhạy cảm, đen tối – khuyến cáo khán giả: Vandal Hearts 2 bị chỉ trích bởi một số nhà phê bình dỏm vì quá đen tối, trần trụi, nghiệt ngã và xấu xí. Toát trần lên bộ mặt của sự đấu tranh giữa phần lí tưởng trong sáng và phần vị kỉ, xấu xa trong con người, toàn bộ trò chơi vượt xa hợn đến sự tận cùng của những cái kết thúc phổ quát mà bạn thường được gặp trong các tựa game… Một trong những trò chơi đen tối và nhạy cảm nhất của thời kì PS1

Rồi dần dần, trò chơi mở sang một phần khác nơi bạn bắt đầu làm quen với Hero của bạn khi anh ta còn là một cậu bé, tên anh ta là Joshua hoặc nếu thích bạn có thể Rename lại cho anh ta bằng một cái tên mà bạn thích – Việc xây dựng nhân vật trở nên chi tiết hơn và rõ ràng hơn kể từ khi bạn được trải qua câu chuyện của anh ta từ bé đến lớn, cá nhân tôi đánh giá cao phần này hơn so với xây dựng hình tượng của Ash Lambert ở Vandal Hearts 1. Và vì bây giờ cốt truyện đã có Multiple ending cho nên nó trở nên khá thú vị khi bạn được dắt tay hero của bạn đi theo con đường mà bạn đã lựa chọn anh ta, những con đường của sự tàn khốc, hiện thực trần trụi của chiến tranh và tất tần tật những điều đó sẽ tác động đến nhân sinh quan của anh ta, biến anh ta trở thành kiểu người gì sẽ là tùy ở bạn, với mỗi Ending hoàn toàn rẽ theo một hướng và trong quá trình chơi thì các dấu hiệu, lựa chọn cũng sẽ trở nên khá khắc nghiệt… Khuyết điểm là gì ? và như thường lệ, một số tình tiết lại mắc bệnh : ” Spoil sớm hơn ” mức cần thiết thành ra tính drama của game cũng bị bóp kha khá.. Tôi lấy một ví dụ nhỏ thôi – yên tâm là không spoil. Khi bạn giết hại một ai đó đã từng thân thương với mình – Đó là một tội ác khủng khiếp, nhưng nếu người thân thương kia đã tự trở thành kẻ thù và tấn công bạn thì sao, và bạn thật sự không muốn làm hại họ nhưng rồi hiện thực tàn nhẫn vẫn buộc bạn làm điều phải làm ? Và tại sao bạn biết rằng đó vẫn là một điều khủng khiếp khi làm vậy, làm thế nào để bạn vượt qua ? Người thân thương kia đã ra sao hay bị gì ?… Đây chỉ là một ví dụ thôi chứ không phải spoil đâu, khi vào game mọi thứ không hẳn là quá giống với những điều trên đâu, đừng hiểu lầm ý tôi – mô tuýp thì chắc bạn cũng đã quen nhưng hãy để tôi nói này… Mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn nếu như toàn bộ các điều ví dụ mà tôi vừa đưa ra được sắp xếp và có một cú twist hoàn chỉnh vào những giây cuối, không làm người chơi khó hiểu hay lúng túng mà sẽ vén màn bí mật cho họ, khiến họ bất ngờ và lôi cuốn chứ không phải là nói luôn cái điều bí mật cho họ và họ sẽ: ” Thế thôi à ? “. Nếu như bạn đang chán nản thì với một cốt truyện mà vướng phải những thứ dở hơi này thì chắc chắn sẽ rất khó để có thể tiếp tục hay tập trung, thậm chí kể từ khi game kể chuyện rất kĩ thông qua Text và các phân đoạn ingame cutscene cho nên nếu như bỏ lỡ mất thứ gì đó hay không để ý thì bạn sẽ có thể bị lạc trong cốt truyện và tự nhiên sẽ thắc mắc nếu như có Plothole hay gì đó không. Lối dẫn dắt cốt truyện cho dù tốt nhưng bị ảnh hưởng kha khá với cái hiệu ứng ” lỡ mồm ” như tôi vừa đề cập ở trên. Tôi ước giá như tôi đã ở đó, không thật đấy ! Biên kịch của game viết kịch bản khá tốt, chỉ cần có ai đó bảo anh ta, cô ấy hay họ hay người lập trình đừng đưa các phân đoạn ” tiết lộ ” quá sớm và chỉnh sửa vài chi tiết là được. Mặc dù kể từ khi cốt truyện đã quá đen tối nên bạn vẫn có thể lờ nó đi và xuôi theo cái dòng của một trong những cốt truyện xuất xắc nhất mà KONAMI từng đạt đến ( Không tính MGS hay KOJIMA ở đây đâu nhé, tôi muốn dành tặng điều này cho những con người tài năng khác cũng vào thời kì đó) Tôi dám nói điều này đấy, tôi chẳng sợ đâu ! Bên cạnh sự bạo lực mà nó cho thấy, Vandal Hearts 2 còn tuyệt vời hơn bao giờ hết khi đưa các yếu tố xã hội, chính trị và tôn giáo, bản chất con người vào cốt truyện. Trò chơi rất thẳng thắn và không hề trốn tránh hay ẩn đi khi miêu tả hoàn cảnh của con người, hiện thực xã hội, sự phân chia tầng lớp, bản chất của chiến tranh… Đây là một trò chơi không chỉ đơn thuần hay mù quáng đưa ra sự suy đồi của con người như một loại tội ác phổ quát, mà là giải thích nguồn gốc và động lực của nó thông qua ham muốn quyền lực hoặc chủ nghĩa tôn giáo, bản chất và thời thế xã hội…


Và về art… Oh Boi ! Shinobu Tanno thực hiện phần Art cho game và… Damn… Anh ta HOÀN HẢO ! Và như thường lệ thì KONAMI lại thất sủng anh, jezz tôi tự hỏi có chuyện quái gì với KONAMI và các nhân tài mà họ may mắn có được…
Một vài Art của Shinobu trong Vandal Hearts 2 – Tôi ước giá như ai đó mở hẳn một viện bảo tàng cho anh ta, những thứ này cần được bảo tồn..

Hãy nhìn chất liệu sơn dầu và phần chi tiết này, tôi tự hỏi nó mất bao lâu



Và tác giả của chúng…

đẹp trai với phong cách lãng tử

Art của Vandal Hearts 2 vượt xa hoàn toàn so với người anh cả của nó, thậm chí nếu như bạn hỏi tôi ? Art của Vandal Hearts 2 có lẽ là đứng top luôn của những năm 1999 – 2000 với phong cách sơn dầu và chất lượng trong từng chi tiết, cách khắc họa các nhân vật. Một số người cũng đồng tình rằng Art của Vandal Hearts 2 là một trong những thứ khiến nó vẫn có thể đứng vững được lâu đến như vậy trong số những tựa SRPG từng được làm ra bất chấp doanh thu và những đánh giá lẫn lộn. Nếu như bạn ưa thích phong cách nghệ thuật của Shinobu, anh vẫn tiếp tục làm việc trong ngành, tham gia các triển lãm nghệ thuật và thuyết trình về thiết kế mỹ thuật nói chung và riêng… và về những dự án hiện tại của anh nếu có là gì thì vẫn chưa ai rõ…

Âm nhạc thì sao ? Chắc tôi khỏi cần nói đâu nhỉ ? Ngài Tamawari vẫn là chỉ đạo chính trong phần âm nhạc và lần này, vẫn là những trò nghịch ngợm với tiếng kèn, violong, trống, đàn và cứ như vậy, OST vang mãi trong trái tim chúng ta. Ah ! Đã từng có thời cụm từ KONAMI thực sự có một ý nghĩa gì đó…

Well… Sau khi nói dài dòng về cả hai phần game, chắc các bạn đang thắc mắc vấn đề là gì đúng không ? Tôi cũng cảm thấy khá khó nói nhưng để tống kết lại, tôi sẽ nhắc lại một vài ý chính ở đây…

Story: Vandal Hearts 1 có Story khá là tệ và mọi thứ đều diễn ra theo đường thẳng, và bạn cũng sẽ gần như khó mà nhớ đến nó một khi đã clear game. Còn Vandal Hearts 2 ? Cốt truyện gần như rộng mở hơn rất nhiều, tốt hơn, cộng thêm Multiple ending tăng các giá trị chơi lại. Đó là chưa nói đến việc Vandal Hearts 2 mang tính biểu tượng hơn rất nhiều lần so với Vandal Hearts 1 kể từ khi trò chơi quá đen tối và nghiệt ngã – biểu diễn sự trần trụi của hiện thực và con người. Tuy nhiên, cái chết dẫm của cả hai bản đó là gì ? Twist đôi khi quá ngớ ngẩn, hoặc không có hoặc tệ hơn đó là sắp xếp các tình tiết xóa luôn cả Twist và khiến cho người chơi cảm thấy rối bời, chán nản khi tự nhiên cốt truyện của trò chơi có thể trở nên ” dễ đoán ” hơn bao giờ hết – Tôi vẫn đang nói điều này dựa trên cảm quan của một người còn chỉ vừa mới đến với Vandal Hearts series được vài tuần, và trước khi chơi game thì tôi cũng đã xác định mình sẽ bỏ hết tất tần tật những cái gì mình biết từ SRPG hay các tựa game khác mà mình chơi để có thể chơi và cảm nhận game tốt hơn…
Gameplay: Vì vốn là dòng SRPG cho nên không thể đòi hỏi gì nhiều, trên thực tế thì kể từ khi gameplay của Vandal Hearts 2 trở nên khó hơn và rắn hơn, cộng thêm rất nhiều sửa đổi khiến cho gameplay của phần 1 nhanh chóng rơi vào quên lãng. Và cũng phải thừa nhận rằng khi gameplay của Vandal Hearts 2 trở nên khắc khổ với phần đoán nước và hành động của A.I, số trận combat Perfect của tôi chỉ đếm trên đốt ngón tay… Nếu như bạn đã quen chơi một vài game SRPG trước đó mà muốn thử độ khó cao độ hơn nữa thì tôi cực kì gợi ý bạn thử chơi Vandal Hearts 2, nhưng cảnh báo nhé – Có thể dễ Rage hơn bắt đầu kể từ Chapter 2 và các màn chơi khó khăn đấy…
Art: Như đã nói thì phần art của Vandal Hearts 1 không thật sự có nhiều điểm nhấn cho lắm, cho nên đây là một điều khá là đáng tiếc. Nhưng cũng vì thế mà sang Vandal Hearts 2, bạn thấy được những nỗ lực thật sự của đội ngũ phát triển khi đã chiêu mộ những thành viên có tài năng xuất xắc chẳng hạn như Shinobu chẳng hạn…
Âm nhạc: Đây là phần mà hầu như chả thể chê trách được, trên thực tế việc họ fit âm nhạc với từng trận combat, và các map cũng như các chủ đề là một điều cực kì đáng khen ngợi – Nhất là khi game chia sẻ cùng một đội ngũ các nhạc sĩ của Suikoden huyền thoại nữa…


Đánh giá chung: Tôi tin là dòng Vandal Hearts đã có thể nhận được rất nhiều tình yêu hơn nữa nếu như nó không bị under dưới thời của một loạt các quái thú SRPG như Final Fantasy Tactic chẳng hạn. Thậm chí nếu như bạn hỏi tôi ? Cho dù là một kẻ đến sau mâm nhưng những gì mà KONAMI đã chứng minh với dòng game này đó là: ” Bọn tau có thể thật sự sáng tạo và phát triển “… Chỉ giá như khâu Marketing của game tốt hơn hay đám Nutjobber nhà báo thời đó chịu chơi đến hết game rồi mới viết thì Vandal Hearts cũng sẽ không bị lãng quên, trượt dài và được giao cho một Studio bất lực với vô số tai tiếng sau thảm họa HD Collection downgrade hủy hoại một tượng đài – Cứ yên tâm đi, tôi vẫn sẽ tìm cách để chơi được phiên bản Flame Of Judgement và sớm đưa ra các đánh giá thôi… Song cũng phải nói thật là trong người tôi cứ cảm thấy không ổn cho lắm với thằng lol Hijinx…Bởi vì chúng ta đều biết Kuntnomey bây giờ ra sao nhỉ ?

HenryMason AKA TranVietBach
As your Service

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện