Bởi vì lúc đầu, không ai đồng ý với thiết kế của Nintendo DS!
Tại sao cần tới 2 màn hình và tăng giá sản phẩm trong khi Gameboy Color và Advantage đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình?
Lời mở đầu: Đây là bài dịch từ trang Kotaku. Bài viết là những chia sẻ của Satoru Okada – Giám đốc kĩ thuật đã nghỉ hưu của Nintendo về sự ra đời của dòng Nintendo DS.
Satoru nói trong một cuộc phổng vấn với tạp chí Retro Gamer rằng lúc đầu không ai ủng hộ ý tưởng về DS cả. Nintendo lúc đó có ý định tiếp tục dòng sản phẩm Gamboy Advance, và rất có thể sản phẩm tiếp theo của họ là một phiên bản cải tiến từ Gameboy Advance (Advance SP).
Satoru chia sẻ:” Thật ra, sau ý tưởng về SP, chúng tôi tiếp tục cải tiến dựa trên mẫu mã này. Mật danh cho dòng sản phẩm mới là IRIS, giống tên một loài hoa. Lí giải cho cái tên này rất đơn giản: Nó sẽ là dòng sản phẩm Gameboy thứ 5, và chúng tôi quyết định chọn biểu tượng liên quan đến tháng 5. Biểu tượng của tháng 5 trong một trò chơi quen thuộc là Hoa diên vĩ – IRIS. Mọi việc diễn ra tốt đẹp thì vài bất ngờ xảy ra”.
Đó là việc Satoru Iwata – lúc đó là giám đốc Nintendo, nhận được một cú điện thoại từ người tiền nhiệm là Hiroshi. Sau cuộc gọi ông liền đến gặp Satoru.
Satoru nhớ lại:”Chủ tịch Iwata đến gặp tôi. Ông ấy rõ ràng đang phân vân và bảo tôi rằng ông ấy vừa nói chuyện điện thoại với cựu giám đốc Hiroshi và Hiroshi cho rằng mẫu Gameboy mới nhất nên có 2 màn hình… Giống như phiên bản đa màn hình của mẫu Game and Watch (một mẫu cũ của Nintendo hồi những năm 8x). Tất cả mọi người đều nghĩ đến điều này, nhưng không một ai ưa nó, ngay cả chính chủ tịch Iwata. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng ngu ngốc”.
Lúc đó không ai nghĩ rằng DS sẽ trở thành “huyền thoại” của Nintendo. Thời điểm đó mọi người cho rằng việc thêm màn hình thứ 2 vào một thiết bị cầm tay là không cần thiết.
Satoru tiếp tục kể:” Game and Watch cần hai màn hình bởi vì đó là giới hạn của màn hình thời đó. So với màn hình thời Gameboy Advance thì mọi thứ đã tốt đẹp hơn nhiều. Chúng tôi có thể thoải mái lựa chọn kích cỡ màn hình, vậy tại sao cần chia nó làm đôi? Ngoài ra càng không thể nhìn hai màn hình cùng lúc? Đó là lí do vì sao chúng tôi không hiểu ý tưởng của Hiroshi”.
Okada đã đề nghị được giải thích trực tiếp với Hiroshi, nhưng vị cựu giám đốc này đã từ chối phản hồi của ông.
Okada tiếp tục kể:” Không giống như nhiều người trong công ty, tôi không sợ Hiroshi. Ông ấy nhiều lần tranh cãi với tôi và cũng nhiều lần tôi phản đối ý tưởng của ông ấy. Nhưng Iwata lại nghĩ khác. Ông ấy muốn cho ý tưởng này một cơ hội. Chúng tôi đều chần chừ bởi vì điều này có nghĩa là chúng tôi phải làm lại từ đầu. Tôi đã phải thúc giục đội ngũ của tôi và động viên họ rằng tôi đã có kinh nghiệm với thiết bị đa màn hình. Dự án đổi tên thành Nitro, với sản phẩm là Nintendo DS ra đời vào năm 2004…”
Tình cờ DS trở thành đối trọng của PSP, việc thêm một màn hình cảm ứng phía dưới trở thành ưu điểm lớn của DS. DS đã bán được tới 150 triệu bản, trong khi PSP của Sony chỉ bán được một nữa. Trước diễn biến mới và thành công bất ngờ của DS, Okada tin rằng việc phát triển tiếp Gameboy Advance là sai lầm và ý tưởng của Hiroshi lại trở thành cứu cánh.
Mặc dù hiện nay DS Lite and các phiên bản DSi đã tương đối hoàn thiện, chúng ta không thể quên được phiên bản đầu tiên của DS đã “vá víu” như nào. Mặc dù rất hoan nghênh nỗ lực của Okada nhằm cố gắng biến ý tưởng của cựu giám đốc Hiroshi thành hiện thực, nhưng chắc chắn rằng người tiêu dùng phải mất nhiều thời gian để chấp nhận dòng sản phẩm DS. Apple phải mất 3 năm để ra mắt Iphone đầu tiên. Và ngạc nhiên thay giờ đây Nintendo quay trở lại với ý tưởng 1-màn-hình ban đầu với Switch.
Có vẻ như thời gian chạy theo vòng tròn.