Không, tui không phải là fan của AMD đâu nhé. Đối với những người mới build PC (newbie) để chơi game thì thường có tư tưởng chọn những GPU của Nvidia, bởi vì mọi người có những suy nghĩ như “card của Nvidia thì nổi tiếng hơn, số lượng nhiều hơn, dễ tìm hàng cũ hơn, vân vân…”. Ta thường gọi là bên đó là đội xanh. Còn AMD thì liên quan đến cái gì đó hơi cao siêu, thiên về những người làm đồ họa, photoshop, render hay là để đào tiền ảo (mặc dù tiền ảo gần sập đến nơi rồi). Ta hay gọi bên đó là đội đỏ. Vì thế hôm nay tui xin nói sâu hơn về việc chọn card đồ họa bên nào để mọi người có cái nhìn tốt hơn và chọn cho mình chiếc card phù hợp nhất 😀
Phần 1: Tổng thể về những chiếc card đồ họa đang có trên thị trường
Chắc tui không phải nói về định nghĩa card đồ họa là gì rồi, ta đang nói về việc chọn của bên nào hay thôi. Card đồ họa phổ biến, tầm trung (ta sẽ quy ước chung là tầm 4~5 củ ) của đội xanh thì có GTX 1050, 1050ti, cũ hơn thì là GTX 960, 950. Còn của bên đội đỏ thì có các card như RX 570, 560, dòng cũ hơn thì là RX460, 470, 480. Hiệu năng các card này có thể nói là như nhau (đương nhiên là cùng dòng nhé). Để mọi người dễ hình dung hơn thì ta có thể nói như này cho dễ hiểu: RX 560 = GTX 1050, RX 570=1060 3gb (Nvidia ra mắt tận 2 loại GTX 1060, là 1060 3gb và 1060 6gb, 2 con này có hiệu năng khác nhau chút ít).
Phân khúc cận cao cấp thì có RX 580 và GTX 1060 6gb, hai con này cũng tương đương nhau. Nvidia có lợi thế trong phân khúc giữa 1050 và 1060 là 1050ti, khi mà hiệu năng hơn RX 560 và chỉ kém RX 570 chút ít, khiến cho khách hàng tầm trung thì thường chọn về bên đội xanh hơn là đội đỏ. 2 hãng đều cho ra mắt những công nghệ riêng cho các sản phẩm của mình, như Nvidia có G-Sync, hay AMD cũng có Freesync, 2 công nghệ có cùng 1 mục đích hướng đến: chống xé hình trong game. Freesync thì được áp dụng rộng rãi hơn cho các màn hình giá rẻ, mà G-Sync thì ít sản phẩm sử dụng và giá thành cũng khá cao, vì vậy ta lại thêm đau đầu khi chọn mua card đồ họa của bên nào.
Phần 2: Hiệu năng của các card đồ họa
Phần trước chúng ta đã nói về hiệu năng chút ít rồi, có vẻ đội đỏ đang lép vế trong phân khúc tầm trung chút ít. Thực chất, hai bên như nhau cả, có điều AMD đang làm tốt hơn trong độ mượt, nhanh khi làm việc với hình ảnh có độ phân giải cao và render video nhanh hơn (vì vậy ta vẫn thường nghe nói card AMD để làm đồ họa mà). Do các card đời mới như RTX 20 series có giá thành khá cao, và ta đang nói về phân khúc tầm trung, vậy nên ta sẽ không bàn luận gì đến nó cả. Phần này không có gì để nói cho lắm, nên ta có thể tóm tắt như thế này:
FPS trung bình:
– Rx 560 vs GTX 1050: đội đỏ hơn từ 6~10 fps
– Rx 560 vs GTX 1050ti: bên AMD kém 5~6 fps (vì không có phân khúc tầm này đành so sánh như vậy)
– Rx 570 vs GTX 1060 3gb: 1~2 fps tùy game (có lúc hơn có lúc kém, k cần phải đắn đo nhiều)
– Rx 580 vs GTX 1060 6gb: Một số game như Assassin’s Creed Odyssey hay GTA V thì AMD hơn 4~5 fps, còn lại thì Nvidia với công nghệ Ram GDDR5X, nhiều hơn tới 6~7 fps
Có vẻ như đội xanh thật sự tốt hơn, nhưng cũng đừng vì mấy con số linh tinh mà ta cũng chẳng biết có phải vậy hay không, game sinh ra để nhằm mục đích tạo cảm giác vui vẻ , xả stress mà, thế nên đừng bận tâm làm gì, đọc phần tiếp theo đã…
Phần 3: Giá thành
Ở đây ta sẽ nói đến mức giá của sản phẩm 2 hãng, dựa trên 1 số nhà phân phối lớn. Lưu ý đây là giá trung bình nhé, tùy thuộc vào chỗ bạn mua và hãng (k quan tâm đến hãng vì hiệu năng chúng như nhau, phần tới tui sẽ nói sâu hơn chút):
– Gtx 1050: 3tr247 – Rx 560: 3tr132 – Gtx 1050ti: 3tr890
– Rx 570: 4tr1 – Gtx 1060 3gb: 4tr784 – Gtx 1060 6gb: 5tr5
Ta có thể thấy, giá thành của đội đỏ thấp hơn so với cùng phân khúc, phù hợp cho những ai là sinh viên, học sinh mà vẫn muốn chơi mượt game online mới như mình chẳng hạn. Bạn nào muốn xem fps cụ thể của các card màn hình thì qua đây: https://www.gpucheck.com/vi-vnd/gpu-benchmark-comparison
Các thứ linh tinh khác, nhưng cũng đáng để đưa vào cho anh em xem..
Lượng điện năng tiêu thụ của các vga AMD luôn cao hơn đối thủ, từ 10W – 24W. Lượng điện như thế không phải là nhiều, nhưng cũng không phù hợp với các nguồn cũ, nguồn công suất thấp (1 con RX570 đã ngốn 200W rồi, còn GTX1060 có 176W thôi). Cá nhân mình cũng phải thay luôn bộ nguồn mới, nếu không các linh kiện trong máy, nhẹ sẽ giảm tuổi thọ, chập chờn, nặng thì say goodbye luôn với cái mainboard nếu không nâng cấp lên nguồn mới.
Độ tối ưu khi chơi game: Cái này phụ thuộc vào độ hoàn thiện của driver, tất cả các hãng đều làm driver đầy đủ, chi tiết, không cần thiết để quan tâm chi cho mệt.
Một cái nữa cũng không thể bỏ qua nè: V-Sync. Nó là cái gì? Có ăn được không?, thì các bạn có thể hiểu là đấy là công nghệ chống xé hình, không ăn được. Như đã nói ở đầu bài, khi fps thấp hơn mức refresh rate của màn hình, gây ra hiện tượng nhiễu hình (hay còn gọi là xé hình). Cái này khá là khó chịu đối với những người bình thường, còn những ai quen rồi thì thôi khỏi nói nữa. Các màn hình giá rẻ thường có Freesync, có thể bật trong mục setting của game hoặc màn hình. Các màn hình hỗ trợ Gsync khá đắt đỏ, nhưng nghe nói mai sau Nvidia sẽ cố đưa công nghệ này lên các màn hình Freesync hoặc tích hợp trong các màn hình máy tính giá rẻ, nên ae cũng không phải lo lắng gì mấy, cứ quất luôn không ngại.
Cá nhân tui thì thích G-Sync hơn, tại vì kể cả khi không đạt đến mức refresh rate của màn hình nhưng nếu có Gsync thì hình ảnh vẫn mượt, có điều công nghệ này khá đắt và không phù hợp với những cấu hình máy tính trung bình. Freesync 2 cũng có công nghệ này, nhưng chưa được phổ biến lắm và ít game hỗ trợ hơn Gsync (Freesync 2 hơi phụ thuộc vào game chứ cái kia thì game nào cũng dùng được cả, rất tiện lợi).
Nvidia không chỉ làm card màn hình của riêng họ, mà người ta vẫn hay gọi là Founders Edition, mà còn bán công nghệ cho các hãng khác như Asus, MSI, Gigabyte hay các hãng khác nữa chưa được phổ biến ở Việt Nam như Galax, Inno3D hay Palit. Mỗi hãng sẽ tùy biến khác nhau, thường là thêm các tùy chọn Overclock hay điều chỉnh quạt tản nhiệt. Tuy vậy, hiệu năng không thay đổi đáng là bao, tầm 3%, 1 con số không đáng để bận tâm tới. Các dòng card đồ họa cao cấp như Gaming X, Aorus hay ROG Strix các kiểu con đà điểu thường đắt hơn, từ 500 đến 1tr, nhiều hơn tùy chỗ. Tiền nào của nấy, các con card đó sẽ có những ưu điểm như mát hơn, đỡ ồn hơn, đẹp hơn, vân vân và mây mây, đủ thứ nhà sản xuất bày ra cho các bạn.
Theo ý kiến riêng của tui thì tui thấy mấy cái đó không đáng tiền để sở hữu, nhất là đối với phân khúc tầm trung như chúng ta. Nếu dư dả thì nên đầu tư vào những cái khác như vỏ case hay nguồn tốt hơn cho máy tính. Dăm ba mấy cái quạt led, chả để làm gì cho đời, không biết có phải tâm hồn khô khan không nữa @_@.
VR Ready là công nghệ hỗ trợ thực tế ảo cho các bạn dùng kính thực tế ảo hay cái gì tương tự như vậy. Các Vga đời cũ hay mới đều hỗ trợ công nghệ này, và cả 2 hãng đều làm rất tốt, không có điểm yếu. Điểm trừ lớn nhất của cả 2 hãng là chưa hỗ trợ hết các game sử dụng thực tế ảo. Khi dùng thì vẫn có thể bị lỗi hoặc chất lượng không được sắc nét cho lắm. Vì thế nên ta không cần lo lắng về cái này, thấy cái nào ngon rẻ đẹp xịn thì vẫn cứ quất như thường thôi, không lo điều gì hết cả.
Các hãng đều có chế độ bảo hành như nhau, chính sách không quá khắt khe, thế nên mọi người cũng không cần lo lắng quá nếu lỡ bị hỏng fan hay gì đó, bên nhà phân phối sẽ lo 😀
Chốt lại, khi chọn vga của AMD, ưu điểm là giá rẻ hơn, hiệu năng cũng không phải tồi, bạn chỉ cần chút kiến thức cơ bản khi lựa chọn card để sử dụng sao cho hợp lí. Còn khi chọn dòng card của Nvidia, bạn sẽ có mức fps cao hơn, để high setting mà không sợ lag hay giật, các công nghệ cải thiện hình ảnh được hỗ trợ nhiều hơn và giá thành cũng cao hơn ít nhiều. Hi vọng qua bài viết này mọi người có thêm kiến thức về các loại card đồ họa hiện nay trên thị trường, giúp bạn chọn mua cho mình chiếc card với hiệu năng tốt nhất để chơi game với làm việc, và đóng góp thêm nếu bài viết của mình còn thiếu sót! ^_^
Một điều nữa là mọi người biết tới NDIVIA hơn là vì các phòng NET rất ưa chuộng card NDIVIA, tại sao họ không làm AMD cho tiết kiệm chi phí ban đầu,vì lượng tiêu thụ điện năng cao hơn card NDIVIA, số tiền tiết kiệm lúc đầu mua card sẽ được san lấp sau một thời gian trong khi NDIVA vẫn ổn định cho phòng NET.
Mình thấy quán net họ dùng nhiều card Nvidia cũng là vì lượng nhiệt nó tỏa ra không nhiều, còn phải nói là khá mát, chạy bền. Họ mua nhiều card nvidia, thế nên là giá cả nó cũng tăng lên ít nhiều. Dùng AMD thì phải chơi mấy con MSI Gaming X hay ROG Strix thì mới bền, mát, chạy êm. Giá mấy con đấy cũng đắt vler ra.
Bạn viết sai cái nvidia rồi kìa, không phải là ndivia nhé bạn
Thật ra mình gọi NDIVIA vì cách phát âm giống nên thường hay viết vậy á nên thường viết vậy cho vui, chứ mình cũng thường Build máy nên biết …
“Như đã nói ở đầu bài, khi fps thấp hơn mức refresh rate của màn hình, gây ra hiện tượng nhiễu hình (hay còn gọi là xé hình).”
khi fps game cao hơn màn mới bị xé hình chứ nhỉ :v
Khi fps cao hơn màn thì khỏi nói, 1 là bạn có thể limit nó trong game, 2 là nó tự limit cho bạn luôn
Thường khi chọn mua màn hình có refresh rate cao, người ta hay lưu ý là card của họ có đủ gánh mức fps cao như vậy hay không, còn lại họ không để ý gì hết, trừ mấy cái linh tinh như tấm màn, các loại v-sync,….
Sắp tới em lại chuẩn bị cà khịa bác rồi :3
à ừ thì sắp có cái rtx súp pơ, nhưng navi vẫn rẻ hơn mà
hiệu năng tụt 1 tý cũng k sao, vì pc là họ chơi 240hz là max, ai dùng 178hz đâu mà
chưa bao h ng ta lại xếp hàng mua 1 cái chip bé tý, k biết card sẽ thế nào đây 😀
có 1 vài điều vì sao họ chọn Nvidia thay cho AMD:
+ card AMD ăn điện nhiều hơn so với Nvidia rất nhiều (trừ mấy cái dòng GTX 960, 970 củ chuối của Nvidia) nên dẫn tới tiền điện phải đóng nhiều hơn mỗi tháng và phải chi tiền để mua 1 cục PSU công suất thực cao hơn (phải tăng budget cho khoản PSU này)
+ card AMD thường tỏa nhiệt nhiều hơn (cũng vì do nguyên nhân 1) nên nếu không bổ sung tản nhiệt tốt thì nhanh nóng, ảnh hưởng đến tuổi thọ card, nếu đầu tư tản nhiệt thì lại tốn tiền
+ Nếu đầu tư 1 con card rẻ (card cũ) RX 470 hoặc RX 570 thì cực kì dễ gặp trâu cày
=> Có quá nhiều rào cản để chọn 1 con AMD dù là cả cũ lẫn mới