Rule of Rose, một tác phẩm nghệ thuật đầy tranh cãi (P.1)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Poor, helpless, unlucky girl, tell me your tales.

Hôm nay tôi cố gắng lấy đủ mọi can đảm để dám viết về tựa game này – một trong những tựa game gây tranh cãi và cực kì khó nuốt nhất là vào những năm 2005-2006. Tôi dám mạnh mồm nói rằng tựa game là một tác phẩm underated và sinh ra nhầm thời, vào đúng cái thời mà thể loại hành động đã lấn át sự kinh dị, thời mà người ta bắt đầu chỉ muốn chơi những cái đơn giản thay vì dám đi tìm kiếm nghệ thuật, tìm kiếm tâm hồn bất chấp những định kiến và phán xét. Dĩ nhiên thì tôi sẽ cố viết đơn giản hết mức có thể, nhưng tôi vẫn sợ là nếu như có quá nhiều thứ không thể cố diễn tả.

Jennifer yêu dấu của tôi… Vì sao em buồn?

Rule of Rose không hề đi theo hướng hành động hay cố tìm kiếm một cái gameplay hoàn hảo để cho bạn chơi, em không sinh ra để thỏa mãn bất cứ ai cả, em không đòi hỏi ai phải chấp nhận mình. Em không khoác lên mình một nền đồ họa mỹ lệ hay choáng ngợp. Em chỉ đơn giản là bước ra ngoài ánh sáng, bước ra trước cả thế giới với tất cả vẻ đẹp và khiếm khuyết của em. Và tôi… yêu em, tôi yêu em mặc xác cái thế giới tàn nhẫn này, mặc xác những kẻ vô hồn cố gọng kìm em vào một cái khuôn mẫu mà họ tự cho là chuẩn mực. Tôi yêu em, nàng công chúa hoa hồng của tôi.

If you play the game to completion, even if parents do, I’m sure they’ll see that this game has value, and is very much from the heart. The main theme is really about trust and fealty… It’s about intimate relationships between all people, not just children, not just girls. There will be people who don’t understand it, but others will.

-Developer interview-

The goal of the game was to make it so that depending on the player’s personality, they will walk way with different feelings. However, the developers really wanted the player to think about not just the game, but to take the ideas from the game into their everyday life. The developers wanted the player to think while playing, emphasizing Rule of Rose isn’t designed to be mindless entertainment.

Để hiểu được em, bạn đã bao giờ đọc cuốn “Chúa Ruồi” (Lord of the Flies) của William Golding chưa? Tôi khuyên bạn đừng nên xem các bộ phim chuyển thể từ cuốn này mà hãy cố gắng đọc nó – đây là một cuốn tiểu thuyết mang tính chất triết học ngụ ngôn cực kì sâu sắc được thể hiện thông qua sự ngây thơ của những đứa trẻ sống trong một xã hội đầy bất ổn và cố gắng tự lập một xã hội của riêng chúng khi phải sống trên một hòn đảo hoang vắng. Rule of Rose cũng dựa trên form của câu chuyện này để tập trung khắc họa một hình ảnh mới về “xã hội con trẻ” – tôi biết… một generation, codename Kid Next Door đúng không? Nhưng “Chúa Ruồi” và “Rule of Rose” lại vẽ lên một thế giới khi cả xã hội con người nói chung được đặt vào lòng những đứa trẻ – những “chính trị gia nhí, quần chúng quý tộc vua chúa tự phong” – và như mọi xã hội, chúng ta có thể quan sát cách mà những đối tượng – ở đây là chính đứa trẻ sống trong nó – cộng sinh với nó và ảnh hưởng bởi nó cũng như các tác nhân khác. Trên góc độ đánh giá, có thể nói rằng Rule of Rose là một phiên bản con gái của “Lord of the Flies” trên chiếc khinh khí cầu và cái trại mồ côi, với sự hỗn loạn và biến động trong tâm hồn của những đứa trẻ.

Tựa như một giấc mơ

Rule of Rose lấy bối cảnh những năm 1930s-1940s, một thời kì đầy những biến động như cơn đại suy thoái và sự sụp đổ của nền kinh tế bấy giờ, rồi đến vụ khinh khí cầu Hindenburg và sau đó là mở màn của chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một thời kì đầy sóng gió cho bất cứ cô cậu bé nào để sống và lớn lên. Về câu chuyện của Jenny, trước khi đi sâu hơn vào nó thì trước tiên tôi sẽ đi sơ qua quá trình của em. Jenny vật vờ trên chuyến xe buýt lặng lẽ. Em lẽ ra phải đi đến nơi nào đó nhưng dường như, có thứ gì đó đã kéo em đến với một điểm dừng, một cậu bé, cậu bé liên tục đòi em phải kể những câu chuyện cổ tích kì lạ. Cậu bé chạy vụt đi và Jennifer cố đuổi theo đến một ngôi trường – trại trẻ bị bỏ hoang tại đây. Jenny liên tục thấy những ám thị kì lạ, em không biết phải làm sao, sự xuất hiện của những “sinh vật”, cảnh bạo hành giết chóc lên những con súc vật bị trói trong bao tải. Điều cuối cùng mà Jenny nhớ là em bị đánh ngã vào chiếc quan tài, xoay vòng là những đứa trẻ đầy mờ ám. Và em ngất lịm đi, chúng đậy nắp chiếc quan tài lại và bắt đầu làm động tác như đưa tang khi mà em vẫn đang nằm trong đó.

Not yet my friends, it’s not the time for the story to continue… Yet.

Xuyên suốt game, hầu như tất cả sẽ nhanh chóng buồn ngủ hoặc cảm thấy hơi chán nản bởi tiết tấu của game diễn ra khá chậm, bạn gần như luôn chạy hoặc chiến đấu nếu như bạn muốn và cũng không có một yêu cầu nhất định nào trừ các tình huống hoặc nhiệm vụ bắt buộc. Giống như một vở kịch vậy, để cố gắng tập trung và chăm chú vào game không hề dễ dàng gì, nói thật thì đã có những lúc tôi chạy vô định hoặc chạy lòng vòng quanh chiếc khinh khí cầu, quanh các hành lang ngõ ngách chỉ mong nhặt được ít items, chưa cần dùng đến thì cũng để examine xem chúng thực chất là gì, ví dụ như những rải ruy băng rất đáng yêu thuộc về ai đó, những chiếc tất nặng mùi trông như những trò chơi khăm, hay chỉ đơn giản là những món đồ ăn vặt dễ thương như bánh nướng, kẹo ngọt… Một thiên đường ăn quà vặt của những đứa trẻ đúng không? Nhưng dẫu sao thì tạm gác mấy món đồ béo ngậy đó lại đã, tôi không muốn Jenny yêu kiều của tôi thành lợn ỉn như Amanda đâu (đừng phật ý nhé Amanda nhưng có người thật sự cần tập thể dục nhiều hơn). Tính cách của nhân vật được bộc lộ đầy sinh động và có hồn, cho dù cái không gian và sự buồn bã  “depress” của game lại thuyết phục bạn ngược lại. Những đứa trẻ với những tâm hồn và cá tính riêng của bản thân như những thiên thần thánh thiện song để cân bằng với vẻ đẹp ngây thơ đó, chúng ta cần một phần đen tối sâu thẳm nào đó từ trong trái tim, bởi vì là con người, thì không bao giờ hoàn hảo.


Mỗi một khu vực trong game đều luôn là các hoạt động thường nhật, chậm rãi và buồn tẻ nhưng ẩn trong đó lại luôn có một xúc cảm rất bình dị, khiêm nhường. Cách mà những đứa trẻ sinh hoạt ngây thơ và hồn nhiên: những cậu bé như Nicholas và Xavier chơi trò hiệp sĩ đấu kiếm giống như những chiến binh kiêu hãnh luôn muốn khẳng định tên tuổi của mình (yeah tôi nghĩ page hiệp sĩ chúng ta nên có giải đấu kiếm), những cô bé dịu dàng thích đọc sách, quét nhà, khâu vá giống như những nàng thơ mà chúng ta luôn tìm kiếm – ân cần nhưng cũng không kém phần duyên dáng. Những đứa trẻ cũng luôn bộc bạch những suy nghĩ tâm tư của chúng theo những cách mà ta khó có thể hiểu. Ẩn sâu trong vẻ mọt sách của Meg, hay vẻ trầm tư của Eleanor, sự lịch sự và tốt bụng của Wendy… mọi thứ diễn ra thật chậm và chậm với khung điệu buồn man mác.




Và dĩ nhiên, trong cái thế giới con trẻ đó lại là một sự bí hiểm, đen tối khó tả. Khi những trò chơi khăm trở nên quá đáng quá mức, vẻ mặt lạnh ngắt vô cảm của người đàn chị Diana. Sự nghiêm khắc của những người lớn nhưng cũng là cả những tổn thương tinh thần không đáng có. Và Jennifer lại không may rơi vào chính những cái cạm bẫy đó, em vốn đã có một quá khứ đầy thăng trầm, với một cái đầu có lẽ cũng đã hơi có vấn đề. Trên thực tế, tôi không dám chắc tất cả những chuyện mà Jennifer đã trải qua là dựa trên những kí ức vốn đã bị xáo trộn của em, hay liệu Jennifer đã quá bất bình thường đến mức không thể cứu chữa nổi nữa rồi hay sao? Thậm chí nếu như tất cả đều chỉ là do chính Jennifer đã tự tưởng tượng ra và sự thật chỉ dừng lại ở một cấp độ nào đó thì sao? Vô vàn câu hỏi với vô vàn uẩn khúc. Vậy cuộc hành trình của Jennifer là có mục đích gì thật sự? Câu hỏi này có lẽ xin được để đến phần sau, còn bây giờ vẫn chưa phải lúc.

Cách mà game diễn đạt thông qua đầu óc và trí tưởng tượng con trẻ cũng thật kì diệu và phong phú. Những đứa trẻ tự thành lập một thế giới riêng cho mình, Câu lạc bộ Bút Màu Đỏ Aristocrat (hiểu nôm na theo tư duy của những đứa trẻ rằng đây sẽ là một hội kín của những con người quý tộc, tinh túy và danh giá vọng tộc). Trong hội, mỗi một người sẽ nắm các danh tước hiệu nhất định và là một phần của tập thể, có những công việc và hoạt động riêng phù hợp. Song nó vẫn được xây dựng theo một mô hình chính trị riêng, người đứng đầu hội giống như là “vua chúa” có thể ra lệnh mọi thứ và mọi đứa trẻ sẽ phải tuân theo, song có một sự thật là nó cho phép leo thang các tước vị – như các chức quan này nọ vậy và quyền lực thật sự lại theo những kẻ thật sự có sức mạnh – hiểu nôm na là khi “vua chúa” có thể bị “lật đổ” hoặc “chống lại” bởi một kẻ khác mạnh hơn, dĩ nhiên thì những kẻ còn lại trong hội có quyền phế truất “vua chúa” hiện tại và đưa kẻ kia lên làm “vua chúa” mới. Nói thật thì cách thức mà hội Aristocrat hoạt động theo một khuôn mẫu mà tôi cũng chưa biết phải dùng từ gì. Việc leo thang trong hàng ngũ của hội phản ánh đúng một thực trạng thèm khát quyền lực và danh lợi ở chính con người, khi những cô gái nhỏ khác trong hội cũng muốn được vươn lên làm “công chúa”, muốn được người khác chiêm ngưỡng, tôn trọng, bước đi như những “ông này bà nọ”. Và vì thế, sự đố kị, ghen ghét, tủi nhục, tham vọng, ám ảnh… tất cả dần hình thành trong suy nghĩ của những đứa trẻ và chúng bắt đầu tự “phá vỡ” sự ngây thơ của bản thân. Bắt đầu với việc nói dối trắng trợn, sẵn sàng chơi trò nhiều mang để hãm hại lẫn nhau, thậm chí là lợi dụng cả những mâu thuẫn hay cảm xúc cá nhân để mang chúng vào công việc của bản thân. Và Jenny của tôi lại không may bị kẹt chính giữa những cái vòng xoáy này. Hậu quả chính là những đứa trẻ đã dần bị tha hóa, rơi vào bị động hoặc chủ động sai trái bởi chính những hành vi của mình và cũng chính vì một vài hành động mang tính ích kỉ. Hội Aristocrat đã sớm tan biến nhanh chóng, thậm chí còn tệ hơn đó là chính những đứa trẻ đã phải đón nhận… những gì không đáng phải xảy đến.


Những hình ảnh đầy ẩn dụ và phiến diện liên tục hiện diện, giống như “hiệp sĩ đầu xô”, người mà liên tục bị chơi khăm bằng cách vứt đầu vứt mũ. Anh ta dường như là một nạn nhân bị kẹt giữa những vòng luẩn quẩn giống Jennifer vậy, việc của anh ta luôn là ở trong một xó, chẳng thể làm được gì và vẫn tiếp tục bị mang ra để chơi khăm liên tục. Hình ảnh của “hiệp sĩ đầu xô” như là ẩn dụ cho việc bị áp bức và chà đạp, có thể là do chính Jennifer đã tự xây nên anh, như là sự tượng trưng cho chính những gì mà em đã phải chịu đựng. Thậm chí xuyên suốt game, “hiệp sĩ đầu xô” luôn phục vụ và đáp ứng mọi nhu cầu của Jennifer và cũng là người ăn nói “lịch sự và ân cần” nhất với em, trong khi những kẻ khác có thể hắt hủi, xua đuổi, hai mặt hay thô bạo, ác độc với em. Không gian của Jennifer cũng nặng mùi phẫn uất, luôn là những hình ảnh Jenny bị trói, bị chà đạp đầy tủi nhục và em luôn phải cam chịu, chấp nhận là nạn nhân cho những trò chơi thô bỉ của những đứa trẻ. Chúng bắt Jenny phải ngậm bút màu đầy mồm, chơi trò dí “xác chuột” lên khắp mặt và người hay kể cả là bắt em vào cái hệ thống tra tấn mà Meg đã thiết kế – trói chặt Jennifer vào bao tải rồi đổ đủ thứ côn trùng, sâu bọ, chuột giòi vào và cuốn em trong đó.


Cái tông nền của game vốn đã bộc lộ những sự quấy nhiễu không hề nhỏ, tất cả luôn là một màu đen tối trên cái vẻ mờ ảo đen tối, sự u sầu và buồn bã cho đến cả những giai điệu của bản nhạc nền hòa vào cái tâm trạng vốn đã trầm và lắng. Âm nhạc như cố tình sai khiến nạn nhân của nó làm những điều trái ý họ, ngân nga và khiêu vũ trong khúc tình buồn của một tâm hồn đã tự hóa kiếp thành một bông hồng chóng nở sớm tàn lụi theo thời gian. Hỡi những kẻ điên tình, sao không hát lên khúc ca của bản thân mình cho cuộc đời nhanh chóng chẳng còn sự nuối tiếc và buồn rầu. Hát lên cho mọi sự ưu phiền và tương tư sớm tan biến để cõi lòng sớm được giải thoát khỏi sự muộn màng đau đớn. Để tình yêu kia lại sớm trở nên trong trắng và được gột sạch cảm giác tội lỗi âm thầm.


Love is not a sin? Or is it? 

Say where is my shame
When I call your name?
So please don’t set me free
I’m as heavy as can be
I will do you harm
I will break my arm
I’m a victim of your charms

I want to be dead
When I am, I’m in bed
I can be so mean
You can beat me
I would like to shame you
I would like to blame you
Just because of my love to you

And love itself is just as innocent as roses in May
I know nothing can drive it away
Though love itself is just as brief as a candle in the wind
And it’s greedy just like sin

Alone but sane
I am a love suicide

‘Cause love itself is just as brief as a candle in the wind
It is pure white just like sin

Alone but sane
I am a love suicide


‘Cause love itself is just as innocent as roses in May
It is pure white just like sin

Có lẽ bạn sẽ cảm nhận game tốt hơn khi là một nhà văn, nhà thơ tự phát với một cái tâm hồn treo ngược cành cây cùng một cái phong thái bất bình thường. Đúng vậy đấy, các bạn chính là những nhà văn và nhà thơ, trên cương vị một hiệp sĩ ất ơ, tôi trao tước hiệu nhỏ này cho các bạn, những người chia sẻ chung suy nghĩ cùng cái đầu treo ngược tựa như tôi vậy. Một chút ảo mộng cho đời thêm đẹp và chẳng gây hại gì đến ai đâu chứ nhỉ? Vậy nhé những nhà văn thơ thi sĩ của tôi. Chào mừng đến với Câu lạc bộ Bút Màu Đỏ Aristocrat!!!


Nhiều chủ đề nhạy cảm đã sớm được đề cập đến trong game, tùy theo từng góc độ mà bạn nhìn và nhận xét, cứ việc nói lên quan điểm của mình – đây chính là những gì mà game tựa game muốn: dám tranh cãi và nói lên suy nghĩ của bản thân khi thật sự cần. Tôi tin bạn có thể nhìn thấy những hình ảnh, nhân vật và những câu chuyện, tính cách của Rule of Rose tựa với chính những gì mà bạn thấy hàng ngày, trò chơi không đề cập đến chúng như là một cách để fan-service hay thỏa mãn những gì mà người ta muốn nhìn và nghe, tất cả đều được khắc họa sâu sắc và cố gắng truyền tải những thông điệp ý nghĩa nếu như bạn hiểu. Thấy được rằng nó không đơn điệu và nhạt nhòa như vẻ bề ngoài mà yêu quý phần bên trong của nó. Tôi không dám hứa rằng các bạn có thể thật sự ưa thích tựa game hay những gì tôi nói sẽ phải đúng với những gì các bạn hình dung, nhưng tôi có thể hứa là tựa game thật sự “worth for a masterpiece” kể cả khi không ai khác muốn thừa nhận nó.

Và để làm rõ hơn cho luận điểm trên của mình, tôi sẽ đi thật sâu vào cốt truyện trong phần tiếp theo.

To be continue…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • Huynh Vi Thiện - 09.01.2019

    Đây là một trong những game kì lạ và nặng đô ở thời kỳ hoàng kim của PS2, tui đã từng chơi nhưng vì nhiều lý do mà phải bỏ dở giữa chừng…cám ơn đã nhắc lại