Cố lên các giáo sư , chuẩn bị sắp kết thúc và chuyển sang plot rồi
Resident Evil 6 có lẽ là một trong những phiên bản nổi bật nhất của game với lối chơi phá cách ; hành động và một tấn Mechanic dày đặc còn hơn cả 4 và 5 cộng lại . Trò chơi được chỉ đạo bởi Eiichiro Sasaki ( đã từng chỉ đạo dòng Series Resident Evil Outbreak ) và sản xuất bởi Yoshiaki Hirabayashi ( yeah ; gã chết tiệt đã bắt chúng ta phải chờ đợi Re 2 Remake đến mức chúng ta chế meme về hắn và nhét đủ thứ lung tung phèo vào ) , quá trình phát triển được khởi động cực sớm gần như là sau Resident Evil 5 ra mắt được vài tháng ; lối chơi hành động đã chính thức trở thành thương hiệu và bộ mặt của game nên họ quyết định sẽ đẩy nó lên cao trào và đỉnh điểm với những trải nghiệm hoàn toàn mới . Yếu tố Online cũng được đẩy mạnh đáng kể , nhất là khi Eiichiro từng có kinh nghiệm với dòng RE : Outbreak mở màn cho kỉ nguyên online của Resident Evil trước RE 5 . Hirabayashi khẳng định trò chơi sẽ cân bằng được các yếu tố để chiều lòng các Fan của cả thế hệ cũ lẫn thế hệ mới ( tí sẽ đi vào gameplay ) . Đội ngũ phát triển của game gồm 600 người ; biến nó thành đội ngũ đông đảo nhất mà Capcom từng có kể cả cho đến thời điểm hiện tại và thậm chí với tiến độ phát triển đáng kinh ngạc , Hirabayashi đã có thể thay đổi và thêm thắt các concept mới nhanh chóng và kể cả là khi đã gần đến ngày công bố và trình làng ông thừa nhận sự thay đổi chóng mặt của game vào cuối chu kì phát triển với một tá sự sửa đổi và nâng cấp …
Gameplay :
Như tôi đã nhắc đến một tấn thay đổi và mechanic mới nhiều sấp mặt ; bắt đầu với việc giữ nguyên cơ chế Camera ngôi thứ ba ngang vai ( tuy nhiên thì góc camera này có vẻ không cân và hoàn hảo như của RE 4 và RE 5 nên khi vào trong game bạn có thể sẽ phải điều chỉnh lại . ) thậm chí là một số khúc ; đoạn sẽ gợi lại cho bạn nhớ về cái thời xưa kia với việc góc Camera thay đổi đột ngột từ ngang vai sang Fixed , và bạn nhìn bao quát nhân vật của mình hơn nhưng cũng hạn chế một số góc hơn … Tâm Laze quay trở lại , hệ thống giao diện được thiết kế đa dạng và chi tiết và với các nhân vật khác nhau thì giao diện cũng sẽ khác nhau theo mỗi kiểu nhất định nhưng kiểu dáng thì không quá khác là mấy . Không còn Coin hay vàng trong game nữa mà thay vào đó ta có một hệ thống Skill Points ( thường được hiển thị giống như những quân cờ ) . Hệ thống Skill Points là để bạn sử dụng riêng nhằm nâng cấp ; mua các skill cho các nhân vật với một hệ thống Skill dày đặc và tạo một số lợi thế trong game như có thể tăng tỉ lệ rơi đạn hoặc rơi đồ nhiều hơn Skill Points , nâng cấp hỏa lực hay nâng cấp khả năng cận chiến và một số skill phụ khác phục vụ cho bạn trên tiến trình . Các loại vũ khí cũng sẽ có một số điều chỉnh riêng có thể ví dụ như Leon có thể chuyển từ một khẩu lục sang bắn đôi khẩu ; Khẩu Sub machinegun của Piers có thể bắn single shot ; 3 round burst hay Full auto ( có độ nảy cực cao ) …
Cơ chế Quick Time Event quay trở lại và lần này tần suất sẽ còn cao hơn nữa ; nếu dám nói thì chắc xấp xỉ khoảng 30 % của game . Tính hành động được đẩy lên cao trào với cả hệ thống cận chiến và hỏa lực . Hệ thống cận chiến là một điểm nhấn trước hết bởi tính mở và kĩ năng giờ cũng trở thành một thứ cần thiết , có một thanh đo Stamina tiêu biểu sẽ dùng cho cả việc chạy ; ra đòn và dĩ nhiên là nếu thanh này cạn thì nhân vật sẽ trở nên lờ đờ mệt mỏi và bạn sẽ phải phụ thuộc vào hỏa lực để sống sót là chính . Bù lại thì hệ thống đòn đánh giờ trở nên đẹp mắt ; những Signature Move tiêu biểu tuy vừa ” khắm ” vừa ” điêu ” nhưng tạo cảm giác mãn nhãn và thỏa mãn ( ví dụ như Chris có thể nhấc bổng một thằng zom xấu số lên và ném bay uỳnh và … Splash … hơi giống côn đồ hơn lính nhưng chắc ổn ; hay Leon chỉ cần một đòn võ vật cơ bản nhưng cũng rất kĩ thuật ; Sherry đòn yếu hơn và có vẻ ít điệu nghệ hơn nhưng tạo cảm giác bài bản … ) . Game chia thành 4 phần chơi khác nhau ; mỗi phần sẽ là một dòng thời gian , sự kiện và một cặp nhân vật riêng , sẽ có những khoảnh khắc các dòng thời gian và sự kiện đan xen nhau và các cặp cũng sẽ trở thành partner trong một số đoạn nhất định . Dựa vào yếu tố này mà Game trở nên có tính mở hơn với việc một người chơi khác từ một phần chơi khác có thể gia nhập cùng bạn dựa vào yếu tố này và những tên quái vật cũng sẽ có thể được thủ vai bởi một số người chơi khác ( Agent Hunt ) và tất cả sẽ cùng nhau tranh tài xem bên anh hùng mạnh hơn hay bên B.O.W thông minh hơn …
Ngoài ra theo thời gian ; DLC cũng được bổ sung với một tấn các mode mới ; trang phục và một số content khác … ví dụ như Mode Predator cho phép bạn có thể là người hoặc là Unstanak và nhiệm vụ của mỗi bên sẽ là dành điểm cao nhất : người được nhận điểm nếu tấn công Unstanak thành công nhưng sẽ mất điểm nếu bị Unstanak bắt được hoặc giết chết và trò chơi kết thúc khi tất cả đều đã trở thành Unstanak ( người cao điểm nhất sẽ là người thắng cuộc và sẽ được vinh danh ) . Mode Survivor có thể chơi solo hoặc team based với một cơ chế còn ” dị hơn ” : tùy vào team hoặc solo mà khi bạn bị hạ bởi một người chơi khác thì bạn sẽ trở thành một con quái vật và nếu bạn hạ được 2 người thì sẽ trở lại làm người , trò chơi kết thúc khi chỉ còn duy nhất một người còn sống . Mode Onslaught cho phép bạn cạnh tranh với một người khác theo lối : ” khó nhằn ” là khi nhiệm vụ của mỗi người là giết càng nhiều càng tốt và với mỗi một chuỗi combo của họ ; họ có thể tạo thêm khó khăn cho người kia với việc thêm càng nhiều kẻ địch và càng nhiều quái vật đa dạng khác nhau sẽ được gửi đến người kia , game kết thúc khi một người gục xuống và die và người còn sống sẽ là người chiến thắng . Siege Mode cho phép bạn chia team Attack ( quái vật ) và Defend ( human ) và nhiệm vụ của Defend sẽ phải bảo vệ cho NPC còn sống và Team Attack sẽ phải hạ bằng được NPC đó …
Plot : để vào bài riêng
Music : Tôi không biết các bạn nghĩ sao nhưng lần đầu tiên Studio và các nhạc sĩ trong RE 6 nhiều hơn hẳn các phiên bản trước như Thomas Parisch, Laurent Ziliani, Akihiko Narita, Akiyuki Morimoto, Kota Suzuki, Azusa Kato, Daniel Lindholm, Sebastian Schwartz . Vô số bản theme muôn màu mang nhiều không khí khác nhau . Vì kể từ khi trò chơi chính thức chuyển hẳn thành Game hành động nên khá là khó cho tôi để trông chờ vào một sự rừng rợn nào đó của Survivor Horror ngày nào ; tuy nhiên âm nhạc vẫn thực sự kích thích bạn trong những trận chiến căng thẳng … Hơi bí từ để nói vì cũng nói thật ; tôi thực sự không để ý nhiều đến âm nhạc của RE từ thời RE 4 rồi , bản OST mà tôi thực sự chịu bỏ thời gian ra để nghe ở RE 6 là bản ” Tide That bind ” ( là khi Simmons rơi xuống biển lửa sau trận hỗn chiến tranh giành Ada với Leon … Haizz đàn bà … ) . Sở dĩ tôi có ấn tượng với bản OST một phần cũng vì cái tên bởi nó sẽ gợi nhớ nhiều đến quá khứ của Leon khi mà anh và Ada trở thành một cặp rắc rối kể từ sau ” CÚ LỪA ” ở RE 2 ; rồi đến ” CÚ LỪA ” trên cái du thuyền nhỏ chết tiệt đó ở RE 4 ( Nice Try Leon ) và … Lại là một ” CÚ LỪA ” tiếp nữa ở RE 6 khi chúng ta tưởng sau hành động anh hùng của mình thì Leon lẽ ra nên nhận được … ” điều gì đó ” ở Crush … :(((
Đánh giá chung : Sở dĩ tôi sẽ wank vì Eiichiro Sasaki đã gây ấn tượng kể từ thời Outbreak với việc đã thực sự mang được cái yếu tố Online – Multiplayer vào với RE một cách xuất xắc . Thành thật mà nói thì chính yếu tố này góp một phần vào thành công của RE 6 và cũng cứu được một phần nhất định của game trước làn sóng ” NO MORE SURVIVOR HORROR ” gắt gao từ các Oldbie và Critic … Phần cốt truyện ; cách kể chuyện theo lối các sự kiện và thời gian , những khoảng đan xen … thực ra lại là một ý tưởng khá thú vị và độc đáo khi mà bạn cảm thấy tính liên kết và được tham gia cùng nhiều nhân vật khác nhau , trải nghiệm câu chuyện của bọn họ và khám phá …
HenryMason AKA Tran Viet Bach
As your service …