Những trò chơi thuở bé (P.1): Thời còn bé

Khách mới

  

Tuổi thơ, ai cũng có tuổi thơ. Mà nhắc đến tuổi thơ là phải nhắc đến trẻ trâu, mà đã nhắc đến trẻ trâu là phải nhắc đến phá game… À mà lạc đề rồi. Nhắc đến trẻ trâu là phải nhắc đến bọn chuyên đốt bếp, đốt đống rơm, cà khịa chó mèo khắp xóm, trèo tường, phá rào vào trộm hoa quả đi ra chia nhau. Đấy đây là cái thời trẻ trâu của tôi.

Cỏ gà

Nhỏ nhỏ ti ti là tháng ngày lang thang trên đồi cùng anh trai, săn cỏ gà chơi chọi với ông anh rồi thằng nào thua xuống nhà ăn trộm trứng gà mái của má đem lên nướng. Mà thế đíu nào nhớ hồi ấy mình vụt mãi mới đứt con gà của ổng mà ổng vụt nhẹ phát là mình gãy cổ nên toàn phải xuống lấy trứng lên nướng. Có dạo bị bắt được má quất cho toè đít … (Tưởng nhớ người anh). https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%8F_g%C3%A0

Con quay / cù

Rồi đến cái trò chơi chọi CÙ. Cù thì có hai kiểu một kiểu hình nón trụ dễ làm và dĩ nhiên dễ bị gẫy đòn khi đi chọi và một kiểu là dạng có chuôi cù kiểu này thì phải ông nào gọi là dân chuyên bổ cù mới trúng được. Kiểu này làm rất chi là kì công và phải cẩn thận không thì sơ suất phát là nó nứt là mất hết công hết sức, Ngày đó cứ hè là bọn dế choắt tụi mình dẫn đi chặt gỗ ổi, ghỗ nhãn, ghỗ vầu… về đẽo con cù nên mấy cây ăn quả sau vườn nhà hàng xóm luôn là đích ngắm cần thiết. Mà làm một con cù nó kì công lắm nhá, từ chọn gỗ sao cho phải là loại gỗ cứng và dai không thì thằng mất nết nào nó chọi mạnh cho phát vỡ đôi con cù là đi toi cả mấy ngày cặm cụi.

Rồi đến khâu gia công chế tạo… ghê không. Kiếm được khúc gỗ ngon, ưng ý xong là phải về bóc hết vỏ ra và bắt đầu đẽo định hình trước. Phải đẽo khi nó còn tươi mới dễ tạo dáng và không sợ bị nứt, phải ngắm nghía từng chút một không để bị chặt phạm vào con cù không lại không ưng ý rồi lại phải làm lại. Rồi đến khâu gọt nhẵn, chau chuốt cho con cù. Hồi đó cứ đi học về, rảnh lúc nào là lại ôm khúc gỗ ngồi vuốt vuốt cạo cạo sao cho đều, sao cho nhẵn. Lắm lúc bị bà bực ném con cù ra vườn, tiếc công sang hôm sau dậy là mình phải rình rình ra tìm rồi giấu giấu. Hớ hớ nghĩ lại vẫn cưởi ể ra. Xong rồi thì đến bước cuối đóng đinh mũi cho con cù, chọn đinh mũi phải là loại đinh mới, phải bỏ hẳn 200 đồng ngày ấy ra hiệu đồ sắt đầu xóm mua hẳn chục cái đinh mới về nhờ bố chặt đầu mũ đi rồi gắn vào đỉnh con cù. Đóng mũi cù là khâu dễ tai nạn nhất, lúc ấy gỗ đã khô rồi chỉ cần đóng không đúng vân ghỗ thôi thì con cù sẽ bị vỡ đôi ra ngay. Rồi là phải đóng sao cho thẳng quay mới thích.

À tí quên còn phải đi chọn dây quay cù nữa, dây quay cù phải lựa dây dù dạng tròn, lựa làm sao cho vừa mềm lại vừa dai lại không trơn và độ dài vừa phải. Lựa chọn tốt nhất là dây giầy của bố.

Xong giờ đến lúc đi chinh chiến. Vâng làm cù là một nghệ thuật và hiển nhiên người chơi cù còn là nghệ sỹ. Một con cù tiêu chuẩn phải đẹp, cân bằng về mọi góc nhìn, khâu quấn dây phải đều san sát. Dây dù quấn quanh con cù phải đi hết vòng đà thì khi quay con cù “ngủ” mới gọi là thích, là sướng. Khi chơi phải vẽ một vòng tròn và người đánh cù phải thả cù quay trong ô tròn đó. Tụi sửu nhi bọn mình thì quay chơi chơi xem cho sướng mắt, xem cù đứa nào quay lâu hơn chứ chọi cù có trúng được mấy phát nào đâu, mà có trúng thì cũng không đi viện được, nhỏ thì lấy đâu ra sức. Mấy anh choai choai thì chọi chọt ghê lắm cứ sau mỗi buổi chiều là lại có ngót chục em cù vào viện thương binh xã hội, rồi là chủ cù cay cú về lại phải làm một em xịn sò hơn để hôm sau đem đi báo thù, để lấy lại danh dự cho cả một… thế hệ. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1nh_quay

Khẳng / khăng

Nhắc đến cù lại nhớ đến chơi ĐÁNH KHĂNG. Khăng thì dễ làm hơn cù nhiều chỉ cần một con khăng mẹ và một con khăng con. Con khăng mẹ thường dài bằng 2 hoặc 3 con khăng con, khăng con thì thường dài tầm 10-15 cm. Đường kính cây khăng thì tầm bằng ngón chân cái người lớn. Còn chất liệu làm khăng thì có vô vàn loại cụ tỉ như tre trúc già, cành ổi, cành xoan, cành nhãn….Cái loại này nó cầm mới đầm tay, lại thuộc gỗ đặc vụt mới sướng. Mà cái loại này thì ôi thôi rồi, thằng nào trâu chó lúc nó vụt khăng thì chỉ có nước kiếm chỗ né gấp, chứ không nó mà vào chân một cái thì mù chứ chưa nói gì vào mặt.

Chơi đánh khăng cũng là một môn học vấn chứ chẳng chơi, chơi khăng là phải chơi trên sân đất rộng nó mới phê để mà khi đánh thắng đội địch bắt chúng nó hoặc chui háng, hoặc nhảy lò cò quanh sân mới sướng. Lỗ khăng còn gọi là “LÒ” phải đào vừa tầm, để lúc đập khăng nó mới bay, khấc khăng mới được nhiều cái. Bắt đầu chơi hai đội phải giao kèo tính điểm như thế nào, thua thì phải làm sao. Sau đó thì thi khấc khăng, đội nào khấc được nhiều hơn đội đó được đánh trước. Tiếp sau đó là gẩy khăng / cầy khăng. Dùng con khăng mẹ gẩy khăng con sao cho vừa đi được xa lại không bị đội bạn bắt được. Sau đó đội bạn phải ném khăng vào khăng mẹ đặt ở trên mồ sao cho trúng khăng mẹ, nếu đội bạn ném trượt hoặc không bắt được khăng ta tiến hành đập khăng/mắm khăng. Khăng con đặt một góc anpha độ tuỳ theo thằng chơi sao cho nó khấc được nhiều nhất và đập đi xa nhất. Đội bạn có nhiệm vụ phải bắt được khăng con hoặc ném vào vị trí gần lò nhất với “sờ kiu” sao cho đội bạn không vụt trúng con khăng lần nữa.

Điểm được tính là số khoảng cách đo bằng con khăng từ vị trí tiếp đất đến lò. Sau khi đội nào đạt đến mức điểm đã giao kèo thì tiến hành gà khăng. Đây là khâu ăn thua cho cả quân ta lẫn quân mình, đội ta thì phải thể hiện kỹ thuật thần sầu để khấc khăng được nhiều nhất, đập khăng đi xa nhất. Còn đội địch thì phải thể hiện độ liều nhất có thể, tinh thần sẵn sàng hi sinh anh dũng quên mình khi dùng tấm thân cản loạt đạn của quân thù để rồi khi con khăng bay xé gió mang theo tiếng vù vù lạnh lẽo bay qua mặt đồng đội anh, họ nằm xuống cố gắng né đường đạn của địch mặc bước chân ác độc chà đạp quê hương của chúng để rồi một vị anh hùng xuất hiện, anh theo phản xạ tự nhiên đưa tay ra dùng một sờ kiu thượng thừa “chộp khăng long chảo thủ” nhưng hỡi ơi do mới chỉ học lớp 2 chưa kịp học hàm sin kết hợp tính gió và vận tốc di chuyển nên bi kịch đã đến , con khăng đáng lí nên bay vào tay anh ấy nhưng nó lại chuyển địa điểm vào trúng mặt tiền của anh. Anh dũng cảm dùng mặt mình đỡ nguyên con khăng của kẻ địch… mà thực ra là anh né không kịp. Tổ quốc ghi tên anh… Moá lại lạc đề rồi, đồng đội tung hô anh. Sau cái vụ đó tôi và đồng bọn bị một trận đòn nhớ đời vì cái vị chơi khăng làm gẫy 2 cái răng của đồng đội…. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1nh_kh%C4%83ng

Pháo đất

Trẻ trâu là thứ gì đó rất ư thích nghịch đất, vọt cát. Mà nghịch đất thì tôi nghĩ ngay đến trò pháo đất. Vào những ngày mùa khi ba má gieo mạ bọn trẻ ranh tụi tôi lại tranh thủ chôm đất reo mạ, cái đất dùng để đắp bờ chặn nước và có một thú vui tao nhã là nặn tạo hình hài của đất. Những tác phẩm toẹt vời này và ngay sau đó là nghiến răng nghiến lợi căng cơ hông trùng cơ tay để đập nó đi trong sự ngóng chờ thành quả. Các ông ạ chơi pháo đất là một quá trình truyền nghề và đúc kết kinh nghiệm lâu dài. Là quá trình thể hiện sự khéo tay và lăn xả. Pháo đất được làm bằng đất sét, đất thịt. Sân chơi phải là sân phẳng, tốt nhất là sân gạch hoặc sân bê tông, đất làm pháo trước hết phải được nhào nguyễn với độ dẻo vừa phải. Đất sét phải loại bỏ hết các tạp chất gỗ vụn, đá, gạch ngói vụn có trong đất như làm đồ gốm vậy. Ngồi nặn pháo là quá trình luyện tay cho dẻo và tính toán ước lượng độ dày của thành pháo, đít pháo sao cho phải đồng đều và khi cầm lên không bị rách chứ nó mà rách là ê mặt. Lúc ném xuống phải nổ tanh bành, phải kêu to mới đạt chuẩn, còn không là thành pháo xịt. Pháo đất có hai loại một cho trẻ nhỏ chơi và một cho người lớn chơi.

Loại bọn nít ranh mình chơi thường làm rất đơn giản là nặn pháo thành hình cái nồi kiểu nấu cơm kích thước thì tầm bàn tay gọi là pháo nồi. Sau khi nặn thành hình quả pháo đất thì nhổ toẹt phát nước bọt vào làm chất bôi trơn rồi dùng tay miết miết lòng pháo, Miết sao cho chỗ được miết phải mỏng, phải đều và diện tích thì gần hết lòng pháo. Còn vì sao dùng nước bọt mà không dùng nước khác, thì quan trọng là nước bọt có độ keo vừa phải không như dùng nước trắng bỏ vào dễ quá tay mà miết dễ rách, ấy mà quan trọng nhất là nhanh chỉ cần nhổ toẹt phát rồi miết miết cho ra nước là song. Khi úp pháo ta nhấc pháo lên một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh như đang nâng một kiệt tác nàng mona lisa vậy. Nhẹ nhàng và mơn trớn sao cho k được để rách phần nhậy cảm mỏng manh của đít pháo mỏng manh kia rồi đặt lên tay và đập mạnh xuống đất. Người chơi sẽ được đội bạn đền cho một lượng đất bằng lỗ pháo vỡ ra khi nổ.

Pháo đất cho người lớn chơi thì phức tạp hơn. Lòng pháo thường được tạo hình bầu dục, vành pháo thì được tết bằng đất rồi sau đó gắn vào thành một con pháo hoàn chỉnh. Cách tính điểm khi chơi thì cũng khác trò trẻ trâu bọn mình, pháo phải nổ to, thành pháo không bị đứt rời và nằm vắt ngang thân pháo. Điểm được tính cho mỗi phịch thủ/ pháo thủ bằng cách đo chiều dài vành pháo bung ra. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1o_%C4%91%E1%BA%A5t

Trò chơi với lá dừa


Tuổi thơ vùng nông thôn luôn có muôn vàn thứ để chơi được và cũng có thiên văn thứ được dùng làm trò chơi, từ nắm đất sét đóng gạch đầu làng cho đến bụi cỏ dại trên đường. Muôn vàn thứ để cho trí tưởng tượng và ước mơ của trẻ thơ thể hiện qua đó. Lá dừa, một thứ quá đỗi bình thường và quen thuộc với gần như vô hại tất cả mọi người. Nó đã trở thành một thứ được coi như bộ xếp hình lego của tôi ngày đó. Lá dừa xếp được nhiều thứ lắm, từ chong chóng lá dừa cho đến mũ che nắng rồi vòng cổ, đồng hồ, cào cào rồi nhẫn, chim muông thú cảnh các kiểu và hổ báo nhất là những cái tù và lá dừa.

Nhớ ngày đó bà nội đang còn, Nội thường dắt tôi đi sang nhà hàng xóm xin vài tàu dừa về dóc lấy xương để làm chổi quét sân còn tôi thì tận dụng cái phế phẩm là lá dừa để làm ra những cái tù và tổ nhoáng đó. Làm tù và lá dừa thì khá đơn giản chỉ cần quấn lá dừa dần dần theo hình xoắn ốc dần lên trên là được, có cái muốn nó đẹp và hoành tráng thì phải mất nhiều thời gian hơn. Làm xong một cái tù và lá dừa to đẹp thì ngồi chắc mất mẹ tầm 2-3 giờ đồng hồ. Khi đã làm song phần thân tù và rồi thì phần còi cũng khá đơn giản, chỉ cần lấy thân rau muống bóp bẹp một đầu thổi cho có tiếng te te là được sau đó gắn vào tù và. Mà ui giời…. một đội khoảng 5 thằng mỗi thằng một nhà rồi thi nhau thổi kèn xem thằng nào kêu to hơn thì là chuẩn phá làng luôn. Anh em có thể tượng tượng trưa đang ngủ mà có thằng cứ te te cả trưa vào tai là hiểu. Thề đến mình thổi nghe còn ong ong hết tai chứ nói gì người nghe…. Rồi phải để các phụ huynh can thiệp mới dẹp được loạn kèn lá dừa chứ chẳng chơi.

Đấy một góc thời thanh xuân, một mảnh ghép nhỏ của tuổi thơ.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • Lãng Khách - 27.08.2019

    Ae ạ cần lắm ae cm những trò chơi hồi bé, hồi chăn trâu cắt cỏ vào đây , cảm xúc khi ấy cho mình lấy thêm động lựcviết tiếp