Lưu ý: Chỉ làm theo nếu bạn thực sự có “tay nghề” trong chuyện này. Mọi hư hỏng nếu có chúng tui không chịu trách nhiệm nha!
Mọi người đã chán với thanh Heroin nhựa vừa cũ vừa bẩn của mình?
Mọi người không có điều kiện đổi bàn phím mới: từ cao su lên cơ, từ cơ Tàu tới cơ Nhật, từ cơ OEM tới cơ Custom?
Mọi người đã không còn hứng thú với những bộ keycap mới nóng?
Vậy hôm nay chúng ta hãy đến với một thú vui mới, làm điệu em hàng của chúng ta sơn màu -> sơn phủ (mình dùng màu mạnh nên không cần sơn lót, chơi thẳng sơn màu luôn), trước khi sơn vào mục tiêu ta cần xịt chút chút xung quanh để canh được lực sơn, lượng sơn hợp lý. Quá trình sơn chia làm nhiều lần, mỗi lần chỉ sơn một lớp mỏng thì nước sơn mới đẹp, mỗi lần sơn cách nhau 15-20’ để lớp sơn cũ khô thì mới sơn lớp mới. Tùy thuộc vào chất lượng thành phẩm và tay nghề mà số lượng lớp sơn sẽ khác nhau, sơn lót thường là 1-2 lớp, sơn màu 3-6 lớp, sơn phủ 1-2 lớp… cái này là tùy thuộc vào tình hình thực tế mà các bạn sơn bao nhiêu lớp, không phải sơn càng nhiều thì càng tốt. Lưu ý, mỗi lớp chỉ sơn thật MỎNG thôi, các lớp sơn đầu có thể sơn dày tay chút (chút thôi nhé, nếu ta phun sơn mà nước sơn bị chảy là fail rồi đấy), càng về lớp sau thì nước sơn càng phải mỏng, đặc biệt các nước sơn cuối ta chỉ lướt nhẹ nhằm trám các chỗ bị khuyết. Như mình nước đầu sơn đậm đậm, tới nước cuối (đặc biệt là lớp sơn lót) mình để bình sơn cách cả nửa mét lướt nhẹ chút xíu xiu à.
Sau khi sơn xong, ta để sản phẩm ở nơi thông thoáng (nhưng không có bụi, nước, nhiệt độ cao, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào) ít nhất 2 tiếng để sơn khô hoàn toàn rồi mới lắp hoàn thiện lại, một số tài liệu nước ngoài họ còn khuyến cáo để sản phẩm đó từ 1 ngày đến vài tuần nữa kìa, thậm chí là còn chơi trò hấp sơn để sơn bám chắc hơn… Mấy cái đó cao siêu quá mà mình thấy hiệu quả không vượt trội mấy nên mình chả làm, thời gian + công sức làm mấy cái đó thì thà mua bàn phím mới khỏe hơn.
*TIP & Warning:
Trong thời gian rảnh chờ sơn khô, các bạn có thể vệ sinh keycap bằng cồn nhằm làm sạch và diệt bớt vi khuẩn (nhắc lại bàn phím nó có nhiều vi khuẩn hơn cái chỗ ta đặt đít vào). Bác nào chơi sang hơn thì cà mặt keycap hoặc sơn lại luôn keycap cho nó độc (còn đẹp hay không em không biết :3).
Nếu muốn bàn phím của mình độc đáo hơn nữa, các bạn có thể dùng đề can dán các từ mình thích, đại loại như “Tao đẹp”, “Chất”, “Sky’ss”, “Đấng”, “Daxua”, “Gank tem 20p gg”… để tạo cá tính riêng cho em ấy. Đơn giản thì dán thẳng đề can lên bàn phím sau khi sơn, kĩ tính hơn thì chơi kiểu sơn 2 lớp: một lớp sơn màu chỗ dán chữ, đợi khô thật khô dán đề can vào rồi sơn khu vực còn lại (nhưng không sơn phủ), sau khi hoàn thành các việc trên ta gỡ đề can ra rồi xịt lớp sơn phủ bóng vào, cách này thì bề mặt sản phẩm sẽ liền lạc hơn, đẹp hơn. Hoặc ta dùng băng keo để thiết kế kiểu dáng màu sơn theo ý muốn. Còn bác nào đạt cảnh giới thượng thừa thì làm nguyên chữ kí của mình lên bàn phím (kiểu như cây guitar của Sungha Jung ấy), khi ấy thì đảm bảo bàn phím của bác độc nhất quả đất luôn. Lưu ý trước khi dán băng keo/đề can vào bề mặt đã sơn rồi, ta phải giảm bớt độ dính của chúng (dán lên bề mặt khác rồi gỡ ra một vài lần), nếu không lớp keo chắc đó sẽ phá hỏng nước sơn của chúng ta rất xấu.
Thu thập trên mạng thì em có một số thông tin này cho các bác tham khảo để các bác dễ chọn sơn: “trong bảng màu ATM có 2 loại màu có độ bám rất mạnh mà không cần phải chà nhám đó là màu đen mù A212 và màu Bạc sáng A300, 2 loại này độ bám rất mạnh, rất thích hợp để lót sơn cho các màu khác dễ bám. Riêng màu đen mù : đây là loại sơn đặt biệt có thể dùng để xoá lằn chìm cũ , xấu các part rất hiệu quả (xịt lên là đen thui, xong sẽ xịt 1 lớp A200 màu trắng lên nữa là part đó đã xoá được lằn chìm cũ). Chúng ta sẽ lót đen mù A212 trước và sau đó đến trắng A200 , cuối cùng là xịt màu chính lên (đây là cách chung và cũng là tốt nhất). Muốn màu sơn đậm và tối thì lót A212 thôi là ok rồi: Ví dụ màu xanh, nếu lót A212 thì thành xanh đậm, Lót thêm A200 thì ra màu tươi hơn.” Sơn bảo vệ là A10 (clear) tạo độ bóng và bảo vệ lớp sơn tốt hơn. Trên thị trường có 2 loại sơn phun giá rẻ là ATM và WIN, hãng này có bảng màu hãng kia không có và ngược lại.
Nhắc lại: tuyệt đối KHÔNG thực hiện quá trình sơn trong phòng kín, phải sơn ở khu vực thoáng khí. Và khi sơn nên tránh xa người già, đàn ông mang thai, trẻ em đang cho con bú, người có vấn đề hô hấp. Mấy loại hóa chất công nghiệp này dù ít dù nhiều cũng không tốt cho sức khỏe con người, vậy nên chúng ta sướng thì chúng ta nên hít một mình, đừng để người khác phải chịu khổ vì cái sướng của chúng ta.
Phương án này có thể áp dụng cho cả bàn phím sao su lẫn bàn phím cơ, già trẻ lớn bé gì cũng làm được, không cần kinh nghiệm quá cao siêu gì. Phương pháp trên chỉ là cách thức sơn cơ bản nhất, còn rất nhiều cách khác chuyên nghiệp hơn, cái này thì phải hỏi mấy bác chơi mô hình.
2. Đến khó vãi…
Đối với bàn phím cơ, đa số bàn phím cơ sẽ có thêm một thanh kim loại cố định switch gọi là plate. Nếu chỉ dùng phương án trên thì tấm plate sẽ không được sơn và nhiều khi sẽ không đồng bộ với case ngoài nhìn không có “Chất”. Vậy thì sao chúng ta không sơn luôn cho nó đẹp nhỉ?
Dụng cụ và cách thức thực hiện sẽ giống như phương án trên, chỉ thêm một số thứ khác:
- Mỏ hàn: có nhiều loại, cơ mà ta chỉ dùng ít lần thì mua cái ~30k là được rồi.
- Chì hàn, nhựa thông: Chì hàn để hàn kín chân switch, nhựa thông thì để mối hàn được bóng đẹp. Hai cái này mua chưa tới 20k (à mà chì hàn thì nên mua 2 cuộn, xài hơi bị nhiều)
- Súng hút chì: như cái tên, dùng để hút chì ra khỏi chân via. Khoảng ~50k
- Xăng thơm: vệ sinh mạch PCB trước và sau khi hàn.
- Kẹp rút switch: dùng để tháo switch ra khỏi PCB và plate một cách an toàn, cái này có thể mua ở mấy cửa hàng bán linh kiện phím cơ (mình mua switch bên zpro được họ cho luôn cái này nên không biết giá). Hoặc có thể dùng kềm để rút nó ra cơ mà cách này sẽ làm trầy hoặc nặng hơn là hỏng switch.
- Keycap puller: được “nha sĩ thế giới” khuyên dùng là keycap puller kim loại, loại có 2 gọng kim loại dài dài ấy. Loại kế tiếp ít được khuyên là O-ring puller, cái này thì cùi hơn cái kia ở chỗ có thể làm mẻ keycap. Không khuyến khích tháo keycap bằng tay vì có thể làm bể chân keycap hoặc tệ hơn là gãy stem switch. Mà nói chung ai chơi phím cơ tốt nhất nên mua một cái keycap puller đàng hoàng, tốn có 100k thôi nhưng xài tới vài chục đời bàn phím luôn.
Ok, đó là về phần chuẩn bị, bây giờ ta bắt đầu vào việc làm. Mình sẽ bỏ qua các công đoạn như trên nhé, chỉ nói các bước khác biệt thôi. Do plate có nhiệm vụ gắn cố định switch lại, nên muốn lấy plate ra để sơn thì ta phải tháo hết TOÀN BỘ switch ra hết. Trước tiên ta cần chêm chì vào mối hàn cũ để mối dễ chảy ra và quá trình rút switch được sạch sẽ. Sau đó ta rút switch bằng hai cách sau:
Cách 1: sử dụng súng hút chì hút sạch chì nóng chảy ở mối hàn. Cách này tốn thời gian hơn nhưng được cái ta có thể quan sát kĩ chân switch được gắn với PCB như thế nào. Ta một tay đưa mỏ hàn vào mối hàn cho đến khi nó hóa lỏng, tay còn lại cầm súng hút chì để sát vào chỗ đó và bấm nút để nó hút hết chì lỏng ra.
Cách 2: nếu không có súng hút chì ta có thể một tay dùng mỏ hàn chích chảy mỗi hàn, tay còn lại rút switch ra. Cách này nhanh hơn, mình thấy bên saigongaming dùng cách này và họ nói cách này sẽ bảo vệ chân via hơn. Nhưng mà nó lại không cho ta thấy được chân switch gắn với PCB như thế nào, như mình gặp phải con bàn phím Noppoo nó quặp cái chân switch lại vào PCB, mình không biết rút ra phát bay luôn via với mẻ luôn cái mạch @@, may là cắm lại xài bình thường 😛
Mọi người có thể theo dõi kĩ hơn việc rút switch ra như trong clip này: https://www.youtube.com/watch?v=XkxmebXZq4I
Sau khi đã sơn xong plate thì ta găn switch lại vào, theo quy tắc tháo ra sao thì lắp ngược lại như vậy. Ta cố định tạm thời plate với PCB, sau đó gắn hết tất cả switch vào PCB thông qua plate, cuối cùng lật ngược lại hàn. Quá trình hàn lại thì nhanh hơn so với lúc lấy ra kha khá. Sau khi hàn ta tẩm xăng thơm lên tăm bông rồi vệ sinh lại mối hàn cho nó sạch.
Xong xuôi tất cả, ta cắm bàn phím vào máy và kiểm tra lại các nút và mạch có hoạt động đúng không, nếu làm cẩn thận thì không bị gì đâu, còn nếu bị gì thì… mình không biết 😛
*Tip & Warning:
Tất cả bàn phím cơ đều kị nước và hóa chất tẩy rửa mạnh, nên tuyệt đối tránh xa mấy cái đó ra nếu không muốn say goodbye em ấy. Khi vệ sinh mạch ta cũng chỉ thấm chút xăng thơm lên bông gòn rồi lau nhẹ nhàng thôi. Còn cái cách ném mạch vô thau nước chà chà thì mấy ông chuyên nghiệp mới làm được nhé
Mỏ hàn có nhiệt độ rất cao, vì vậy khi sử dụng phải tuyệt đối chú ý an toàn tránh bị bỏng. Sau khi sử dụng xong hoặc có việc đi đâu đó phải rút ngay mỏ hàn ra khỏi ổ điện, phiền một chút còn hơn mất tiêu căn nhà.
Nếu đã lỡ tháo switch ra rồi thì ta có thể mua switch khác về thay để custom bàn phím mình cho trải nghiệm gõ tối ưu. Như mình thích tactile nhưng không chịu được tiếng clicky của blue đang xài, thế là mình thay máu hết bàn phím: khu vực gõ chính dùng Zealios 65g, các phím Ctrl, Tab, Caplock, Enter… dùng Gateron Green, khu vực numpad dùng lại Cherry Blue (thật ra hết tiền thôi), xài đúng phê luôn. Cơ mà cách này thì lúa tốn hơi bị cao ấy, tổng tiền switch và stab tốn hết gần 2 củ ( cho một bàn phím mua có 850k.
Bàn phím nào dùng led bóng thì chú ý là tháo luôn led nhé, để led đó mà tháo switch nhẹ thì đứt led, nặng thì bay luôn chân via led khi đó thì khóc tiếng Mán luôn.
Cơ bản đó là 2 phương án tùy biến bàn phím tiết kiệm, tùy thuộc vào tay nghề và độ may mắn mà bàn phím của bác sẽ từ vịt hóa thiên nga (hoặc là con từ thiên nga bay vô sọt rác). Nó chỉ là cách làm đẹp bàn phím theo ý mình, hoàn toàn không phải là bàn phím custom nên các bác đừng khoe nó lên mấy diễn đàn phím cơ nhé, mấy ông chơi custom trên đó chửi cho không kịp vuốt mặt luôn ấy
Cái gì mà đàn ông mang thai và trẻ em cho con bú thế kia bác ơi, cố tình hay nhầm lẫn đấy 😀
Nhầm lẫn trên ý tưởng cố tình bác