Sau một hồi đắn đo thì tui vừa mới quyết định prepurchase expansion mới nhất, tuy vậy, bài viết này nói về Hearthstone của những năm tháng cày pack leo rank cuộc đời.
Đầu tiên, phải biên những dòng này dành cho những bạn chưa biết đến Hearthstone. Nó là kiểu đánh bài magic vậy. Tui cũng thường trả lời như vậy mỗi khi đồng nghiệp hỏi tui hay chơi game gì.
Nhưng thực sự có lẽ Hearthstone có ý nghĩa nhiều hơn là “cái trò đánh bài magic” một chút.
Tui bắt đầu đánh HS khá muộn, mùa hè năm 2017. Năm đó, Ronaldo đá hay và Real thì đè bẹp Juventus. Đến đầu tháng 8 thì tui dính phải một trận sốt xuất huyết. Những ngày nằm dài ở nhà cũng là lúc tui bắt đầu mày mò leo rank, và lạy chúa, đến giờ nghĩ lại vẫn không hiểu động lực gì làm mình kiên nhẫn đến vậy. Không nạp tiền, cày cuốc bằng những lá basic cards (những lá ai cũng có – tức là nó siêu cùi), rồi có những lúc đánh thua đến 10 trận liền và mắc kẹt ở cái rank 20 chết dẫm. Trận nào ăn được là đối phải gà lắm, hoặc là bài nó cũng lom dom như mình. Chất lượng bộ bài chỉ được cải thiện dần dần nhờ trầy trật làm nhiệm vụ, kiếm vàng và mua bài mới.
Để rồi đến những ngày cuối tháng 8, tui và thằng bạn mới ngồi lại với nhau, cân đối tất cả nguồn lực có trong account để tạo ra một bộ bài nó phải gọi là chả giống ai. Đấy là deck Mage mà tui sẽ không bao giờ quên, không phải là không quên các con bài, mà là không quên cái độ ngây thơ vô hạn của người xài nó. Giữa một rừng các meta deck cực kỳ ăn rơ với nhau mà người ta hay gọi là có synergy, deck của tui hên xui cao độ và thường là nằm sấp. Ngày đó Jade Druid gần như làm bố thiên hạ với mấy con Jade Idol cực kỳ khó chịu.
Thế nhưng bằng cách nào đó tui vẫn leo lên được rank 11, nói đến đây các bạn đừng cười chứ, hồi đó tui tự hào lắm. Bởi vì deck Mage của tui có độ tấu hài rất là cao với nam chính Yogg-Saron, mỗi lần thả ra nghe tiếng battlecry ‘Bow down before the God of Death’ là mình lại thấy hồi hộp. Tui đã nhiều lần lật kèo và cũng nhiều lần làm trò cười cho opp vì lá bài này, nhưng nghĩ lại, đó là một trong những điều khiến tui chơi game, deck nào tui cũng thích có sự may rủi, có chút màu nhiệm, có tính biến dị thì tốt hơn.
Tui nhớ như in một buổi chiều mùa thu ngồi Cộng ven hồ Tây, tui với thằng bạn ngồi suy tính xem nên chọn craft Alex hay Elise. Một con thì legend classic không bao giờ mất, một con thì effect cực kỳ ngon lành hợp thời. Hồi đó cân nhắc kĩ lắm các bạn ạ, tâm lý của cái kẻ nghèo kinh niên, khi mới có tí dust trong tay thường là nghĩ xem mình làm thế nào với tài nguyên ít thế này mà khuynh đảo được giang hồ. Buồn cười, rồi về sau tui có cả Alex lẫn Elise nhưng cũng không xài một con nào cả. Sau này đánh meta deck thì làm sao mà hồi hộp bằng đánh cái deck tự chế, có gì xài nấy. Sao cái cảm giác lần đầu được lựa chọn craft một con legend nó thỏa mãn như thế, cứ như đang đói khát mà cắn được vào một quả hồng vậy.
Năm đấy expansion Death Knight ra mắt cũng khai sinh cho một deck mà theo quan điểm của tui là hoàn hảo nhất từ đó đến nay – Highlander Priest. Một deck control đúng nghĩa của nó, clear khỏe, hồi máu trâu, có draw, có chỗ cho một chút phép màu (bạn tui ném cả Lyra lẫn Elise vào deck để tăng độ ảo diệu), và cuối cùng là khả năng lethal tối cao. Không cần dàn quái đầy bàn, deal damage thẳng vào mồm opp, combo tương đối đơn giản – đôi khi chỉ cần Velen và Mind Blast, không chăm chăm bốc hết bài mới đủ kết liễu như mấy deck kiểu MechaThun.
Tui lúc nào cũng nghĩ deck control thứ thiệt nó phải là như vậy, không phải là cắm cúi thủ như Taunt Warrior (mà tui có đánh sau này), chìa khóa ở đây là kiểm soát được tốc độ của trận đấu, khi cần công có thể công mà khi cần thủ có thể thủ. Thằng bạn tui lại phàn nàn là deck mạnh như vậy nhưng vẫn không ăn được Tempo Rogue, nhưng kể cả thế thì nó cũng vẫn chuẩn mực vãi lúa. Thế cho nên ngày Raza về trời (là ăn nerf đấy anh em) đúng là ngày ông trời hành đạo, đáng đời cái lũ khôn lỏi đánh cái deck OP vãi lúa hahaha (đùa chút thôi các bạn Highlander Priest hen).
Giữa cái lúc anh em đánh Highlander Priest rất hứng chí thì tui đánh Combo Dragon Priest. Deck này lấy rồng làm xương sống và chăm chăm buff máu Inner Fire. Sau này tui không bao giờ đánh mấy deck kiểu đó nữa, vì cách để thắng vừa ít mà lại dễ bị phá giải. Dẫu sao thì Drakonid cũng là một kỷ niệm đẹp (con bài này mạnh vãi lúa lắm anh em đọc text nhé).
Expansion nối tiếp là Kobolds & Catacombs. Vẫn với lối sống ngay thẳng không nạp tiền (đùa, đùa thôi nhá) và chiến thuật cao minh mới học được là website Hearthstone Top Deck, tui xúc ngay deck Spiteful Priest. Cuộc sống dễ chịu hơn hẳn anh em ạ, khi có quái để chiếm tempo (khỉ thiệt, có cái con doctor 3 siêu mạnh body 3-4 và effect là +3 máu cho quái bên mình) và dăm ba con spell tiền hô hậu ủng.
Nhưng cơn ác mộng chỉ mới bắt đầu. Thanh niên nào đó đã nghĩ ra Cubelock, phải nói là thực sự vô cùng ấn tượng với độ sáng tạo của community, và tui đã có lúc gato mà nghĩ là “các deck synergy cao có khi toàn là ý tưởng của bọn nhà phát hành tuồn ra thị trường cũng nên”. Dù sao thì Cubelock cũng thực sự là rất khó chống. Dăm ba con rồng tempo không có ăn thua, bên nó vừa taunt vừa charge thì sống làm sao. Hồi máu thì trâu draw cũng lắm, late game lên DK Cubelock nó dàn bàn vả cho vỡ mặt.
Và rồi có cụ nào đó nghĩ ra một trong những deck mà tui thấy là đứng riêng một mình một góc trời trong lịch sử HS từ lúc tui chơi đến nay, và cũng là đặc trưng nhất luôn – Kingsbane Rogue. Không nhất thiết phải deal damage, không cần giết quái opp (cứ chơi Vanish thì cần quái gì giết =))), chăm chăm draw đến chết cho cả địch lẫn ta luôn. Bị burn bài thì sôi máu lắm anh em nhỉ, nhiều lúc chỉ muốn kéo quái ra bàn cứ mặt opp mà đập. Nhưng opp hồi máu thì trâu và không bao giờ fatigue, tính sao đây.
Thế nên các deck Cubelock với Kingsbane đều ăn nerf ngay. Tui đã từng nghĩ người ta sẽ nerf Preparation của Kingsbane sớm hơn chứ không phải để đến gần đây cơ. Cơ mà đoạn này nó mới cay nè, thua Kingsbane nhiều quá nên tui thề không bao giờ đánh cái deck của nợ đó, và thế là có lần mở pack ra Kingsbane tui chém luôn (là dust đi đó các bạn), xong lại mở ra tiếp, lại chém, xong sau đó tui mở ra Golden Kingsbane (!@#$%^&*). Nhưng nghĩ lại vẫn hên hơn thằng bạn tui cũng mở ra 3 lần y hệt, nhưng là Millhouse Manastorm, hahahahaha.
Thế rồi expansion Witchwood ra đời. Tui lại bắt đầu xem stream. Thật sự lúc đầu tui chỉ khoái mỗi Kripparrian và Kibler, dù Kripp hơi phớt đời còn Kibler thì kiêu. Không hiểu sao mà lúc đó tui ghét Thijs vãi chưởng, kiểu thấy cái thằng này nó cứ loắt cha loắt choắt, thế nhưng sau này Thijs lại là một trong những streamer tui thích nhất. Hồi đó Kolento cũng hay nữa, dù cha này mặt cứ như là cái miếng hành củ khổng lồ, trắng bệch chả có cảm xúc gì. Một lần xem Kripp chơi làm tui lựa chọn gắn bó với một trong những deck nhiều kỷ niệm nhất của mình – Taunt Warrior.
Tui luôn luôn thích ý tưởng của deck này, co mình phòng ngự để rồi “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Die, insect! – người chơi phải trả một cái giá rất lớn đầu trận khi body của đám taunt rất yếu, nhưng bù lại draw mạnh, clear dày, lên giáp và đợi Sulfuras – một món quà rất đàn ông và… cục súc. Thực chất deck này thời điểm đó chỉ là tier 2 thôi, nhưng tui thấy nó rất hợp với mình lúc đấy, material trong tay không nhiều, phải rất là cân nhắc. Chưa kể lúc đó các anh em Taunt Druid ngập tràn meta – hay thiệt, tui rất thích deck này nhưng mà đắt (đòi hỏi nhiều legend quá, quá sức đối với người không nạp xèng như tui), rồi Shudderwock hùng mạnh (và rất !@#$%^&*, Taunt Warrior thua Shudderwock chặt), rồi Even Warlock, Even Shaman, và ai mà quên được Odd Paladino, rồi vô vàn nữa.
Đó cũng là mùa của giải vô địch thế giới HS, mùa hè World Cup 2018, và mùa của bi kịch. Cái trận lên rank 1 tui gặp phải đối thủ kỵ giơ nhất – Quest Rogue, dù trước đó deck này bị nerf và gần như không còn ai đánh. Nhưng bằng một cách nào đó Blizzard đã xếp tui và deck đó đấu nhau trong trận chiến mà nếu thắng tui lần đầu tiên lên được rank 1. Lúc đó deck tui thua Quest Rogue nhiều đến mức no hope, chỉ cần gặp là muốn concede, và trận đó tui đã thua, để rồi phải cay đắng thốt lên câu mà không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt đã phải thở ra ít nhất một lần trong đời: *** ** Blizz. Hoặc là tui chỉ tự an ủi bản thân, nhưng quả thực lúc đó tui bắt đầu tin là không nạp xèng thì dễ bị xếp match-up bất lợi. Nản thực sự các bạn ạ.
Thế là đúng cái lúc mình gắn bó với trò chơi nhất, xem giải, xem stream, xem web, lên youtube nghe lore Warcraft, vào mấy cộng đồng như kiểu group Hearthstone Vietnam, có một deck ưng ý (bài Warrior màu đỏ đẹp vãi chưởng) thì Blizz tung cho mình một cái tát đau đớn đến vậy. Cảm giác cầm một deck tier 2 đánh đông dẹp bắc nó vui vãi, vì tâm lý của con người ta thường là thích các nhân vật yếu thế một chút, rồi sau đó vùng lên (trong tiếng Anh cái này gọi là underdog thì phải). Sau đó lúc Blizz ra expansion mới về Mech, tui cũng bắt đầu có sự thay đổi trong công việc, cộng với nỗi đau mang tên Garrosh Hellscream nên tui cũng dần dần nghỉ game.
Để rồi đến cái Tết đầu năm nay, tui lại tái xuất với deck Resurrect Priest. Tui nhận ra bản thân mình vẫn cứ là thích sự xôi thịt, vẫn thích dàn quái ra bàn thật nhiều, hoặc là deal cho opp đến bốn năm chục damage một turn vào mặt. Nhưng quả thực đến lúc này tui đã không còn say mê game như hồi trước nữa, và tui thường chọn một meta deck nào đó ngon nghẻ hợp túi tiền (đúng ra là túi dust) để đánh thay vì được truyền cảm hứng như Taunt Warrior. Lần lượt thử qua Mech Hunter, Token Druid, Zoolock hay Battlecry Quest Shaman như gần đây, nhưng không có chiến thắng nào có thể làm mình thoải mái như khi cầm Garrosh của ngày xưa.
Tui quyết định prepurchase expansion mới nhất vì bài đẹp và có vẻ mạnh quá, và cũng là một hình thức tri ân đến nhóm phát triển game. Mode Battleground mới ra cũng thú vị, và hợp với phong cách mì ăn liền khi mình bây giờ không còn dành được nhiều thời gian leo trèo, hay mộng mơ về một deck breaking the meta như ngày trước nữa. Một điểm tui cũng thích ở HS đó là nó có tính sưu tập, có tính tích lũy, khi không chơi mình mở collection ra ngắm cũng thấy vui phết. Và để nhớ rằng ngày xưa Yogg đã từng bón hành cho opp (và mình) thế nào.
Thế là một chàng trai đi tìm kiếm sự may rủi như tui cũng đã được và mất trong game từ sự may và sự rủi đó. Nó cũng thật là trớ trêu và đáng nhớ các bạn ạ, vì đến giờ này tôi cũng chỉ lên được cao nhất là rank 1 chứ không phải legend. Âu cũng là cái liễn.
Byee.
Kí tên: DannyTheDayDreamer
Hay, cụng ly.