Soul Fighter: Võ say theo kiểu người Pháp

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Ngày hôm nay là 1/11 và bắt đầu chuỗi ngày No Nut November của tôi, tất cả mọi người đang náo loạn tìm cách để vượt qua cả tháng mà không phải nut hay gì đó, nhất là khi những thứ Hỏny cứ liên tục đập vào mắt chúng ta. Trong thời khắc đen tối nhất tôi tìm thấy một tia hi vọng… Một game của người Pháp =))). Xin hãy từ từ, ở đây không có ý mỉa mai gì đâu nhưng sau khi chơi xong trò này đầu tôi kiểu như: Cái gã quản lý thời đó – người đã duyệt cho trò chơi này ra đời: Chúng ta nên cảm ơn hắn bởi thế hệ khi đó chưa sẵn sàng cho một thứ như thế này nhưng chúng ta thì đã khác. Giống như những họa sĩ ở Warner Bros khi xưa đã vô tình tạo ra BIG CHUNGUS! vậy =))) Đoạn này là nếu ai đó hiểu ý tôi =))).

Gameplay: Ờ thì bạn biết đấy, tôi khá chắc chắn những ai đang đọc đến đây đều thắc mắc: “Võ say kiểu người Pháp” là cái quái gì. Hãy thử tưởng tượng một tựa game 60 FPS cực kì mượt mà chất lừ, có thể nói là khá đầu tư vào những năm 1998 và 1999 khi đó. Bọn họ thử nghiệm một phương pháp mới đó là góc camera xoay vòng – nó đúng ra là khá hay nếu mọi người muốn xem một trận đấu dồn dập với tiết tấu điện ảnh nhưng… những gì mà Soul Fighter làm ở đây đó là: xoay xoay xoay vòng vòng vòng – Reject Humanity-Embrace MONKE!

Một vài người yếu thì chắc chắn là não sẽ cứ xoay vòng vòng hệt như cái camera thảm họa này vậy, tệ hơn đó là đôi khi phải mất một lúc nó mới có tác dụng. Thử tưởng tượng đây vốn là một game Beat Em Up tức là đánh đấm số đông, bạn đang lock target vào người một đứa thì cái camera cứ xoay vòng vòng, đưa bạn vào tình thế dở khóc dở cười khi bạn biết có thằng định đánh lén bạn, nhưng rồi camera đảo một cái và tự nhiên bạn lại vào điểm mù. Đại ý mà tôi muốn nói ở đây là thà cứ lock camera vào một hướng cố định thì tốt hơn so với xoay xoay xoay như cái chong chóng vậy.

Chưa dừng lại ở đó, controll của game cũng khá là down, theo kiểu bạn đang chạy, đang chạy và khi bất ngờ dừng một cái, lập trình vật lí và quán tính theo kiểu gì đó có thể khiến bạn “trượt Skateboard” thêm một đoạn nữa theo kiểu quá đà chứ không hề bình thường một chút nào. Hở tí là trượt, hở tí là trượt… Nó rất dở khóc dở cười. Nhờ có tựa game này mà não tôi đã mất toàn bộ hứng thú, Adrenaline hay Dopamine để làm bất cứ cái gì, chỉ biết ôm bụng mà cười vì càng nghĩ đến nó càng không thể nhịn được. Đó là những lí do tại sao tôi gọi nó là “Võ say kiểu người Pháp” – những tên người pháp cố gắng làm một tựa game Beat Em Up võ thuật nhưng lại vô tình tạo ra “một trải nghiệm” MONKE không thể say sưa chao đảo được hơn.

Và chính cái sự chao đảo này lại vô tình làm tăng độ khó cho game và đóng góp vào trải nghiệm theo kiểu: Okay Okay, tao sẽ dùng D-pad và chúng ta từ từ lại nào… Và cái camera lại quay quay tiếp =))). Ý tôi là về thể loại Beat em Up thì các bô lão Nhật Bản vốn đã luôn là trùm ngay từ những năm 8x và lẽ ra mấy tên người Pháp đến từ TOKA này nên tham khảo ý kiến kĩ lưỡng hơn. Hệ thống combo move trong game là có sự đầu tư tỉ mỉ về Animation nhưng nhờ vào cái góc camera thần thánh và cách đặt nút thảm họa mà bạn sẽ sớm thấy là để bấm được một chuỗi combo hay chiêu thức độc đáo cũng là một cực hình. Đến ngay việc nhặt đồ bọn họ set nút là down+A. Nhưng bạn phải sát vào một tọa độ nhất định với món item đó. Tôi từng tưởng một thứ như trò Daemon Vector đã là một thảm họa sống khủng khiếp và rồi tôi gặp tựa game này.

Một điểm đáng buồn tiếp đến từ việc game lại khá đầu tư script – thật đáng buồn khi bạn thật sự nỗ lực để làm điều gì đó và rồi Fail. Ý tôi là toàn bộ trò chơi chủ yếu xoay quanh việc bạn chạy trên con đường phiêu lưu của mình, đánh hết tất cả cho đến đích. Nhưng game rất hào phóng ở chỗ đa dạng hóa màn chơi, thêm một vài tác vụ phụ như chia các tuyến đường cho bạn lựa chọn. Ngay cả mớ event xảy ra trên đường đi để tạo thêm Pacing cho trò chơi như những kẻ địch có thể chơi trò đẩy đá trên các con dốc và bạn sẽ rất khó khăn để cố gắng chạy zic zac né chúng, có Boss battle và các Horde kẻ địch về sau sẽ tăng dần tăng dần lên. Các hòm kho báu sẽ spam ra liên tục cho phép bạn lượm nhặt item và loot cái này cái nọ.

Có một vài màn yêu cầu giải đố nhẹ nhàng tí cũng như các mechanic đặc biệt để đấu một vài boss. Thiết kế môi trường có set up các loại bẫy ngầm tăng tính thú vị trong trận chiến như cánh quạt từ cối xay gió, những cái máy cẩu đá. Hay kể cả việc bọn kẻ địch có thể Attack-Reaction lên lẫn nhau và tự nhiên bạn bớt một mối lo khi những thằng ngu này tự đánh nhầm lẫn nhau mất rồi. Có 3 nhân vật chính cho bạn lựa chọn như Atlus với lối đánh kiểu quyền anh phương Tây, Sayumi mặc dù là sát thủ Nhật nhưng đánh võ kiểu Xảo Thuật – Wushu, pháp sư Orion đánh có kĩ thuật hơi cục giống chiến binh hơn là pháp sư. Nhờ có các yếu tố này mà game vẫn khá vui, thời lượng game cũng ở mức tầm trung nữa, tôi căn có lẽ là khoảng 4-5 tiếng hoặc có thể ngắn hơn tùy bạn.

Một cái đầu tư tiếp theo đó là vấn đề đồ họa. Xét theo tiêu chuẩn thời đó thì máy Sega Dreamcast là một trong những next gen đầu tiên, kể cả khi mọi người vẫn đang mải mê với PS1. Các models của game bạn có thể thấy là vẫn khá to, bè nịch và giống như các khối cubic vậy. Nhưng phối màu tốt và đổ bóng, chú ý đến các chi tiết, hiệu ứng tạo ra một cái nhìn khá là ưa mắt. Thậm chí nếu bạn hỏi tôi thì Art Direction của game trông cứ như là từ Warcraft III khi đó vậy. TOKA đã tận dụng và tối ưu khá tốt game với phần cứng của Dreamcast. Ánh sáng, độ tương phản, chi tiết, hình ảnh động và sự đa dạng của trò chơi là rất tốt.

Mỗi màn chơi là khá rộng rãi với nhiều con đường và hình nền động bao gồm thác nước, sóng biển, lá rơi, cối xay gió xoay, bom rực lửa và cờ bay. Tuy nhiên âm thanh lại chọn hướng đi theo kiểu game thung-Arcade cho nên nó khá là cringe và buồn cười. Và game cũng tự tạo ra một nghịch lý cho chính nó: Đồ họa trong game lại đẹp hơn phim cắt cảnh, khi mà chất lượng cutscene nhìn như thể ai đó hút vape đến mờ cả màn hình còn đồ họa của game lại sặc sỡ và sống động. Số lượng Models cũng ở một mức khá nhiều khá ưng ý nữa. Mặc dù bạn sẽ tự hỏi Dev có thù với Furry đến mức nào để chúng ta có thể đi và đánh chúng bầm dập đến thế.

Đánh giá chung: Họ có làm một danh sách về các tựa game quá tệ đến mức nó tốt như: Country justice: Revenge Of The Rednecks, Overblood, hay thậm chí kể cả DAIKATANA thần thánh năm nào chắc chắn cho bạn những tràng cười sảng khoái vì bad design hay bugs thì tôi cho rằng tôi sẽ ném Soul Fighter vào đây. Nó vui đúng là có vui thật, nhưng khi bạn làm cho ai đó xoay xoay xoay rồi trượt patanh như mấy tay người Pháp này thì =))) Chẳng ai làm gì hơn đc nhỉ? Và để tụt thần kinh không còn hứng nut thì hãy cứ chơi vài tựa game trong cái list mà tôi vừa đưa ra vậy, cười cho đã rồi quên luôn cả nut.

HenryMason AKA TranVietBach

As your service.

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Chaos Break – Resident Evil phiên bản thuốc Steroid

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • - 02.11.2022

    Đọc cười không nhặt đc mồm luôn