Space Invaders Remake đã đạt đến đỉnh cao của một game cổ

Khách quen

  

Bài dịch phục vụ cho bài Con Đường Lãng Du: Chuyện về Taito Corporation, tác giả Clive Thompson là một cây bút lâu năm của tạp chí công nghệ Wired. Bài cảm nhận này của ông viết vào năm 2008.

Nguồn: https://www.wired.com/2008/06/gamesfrontiers-0630/

Thật ngại khi phải thừa nhận điều này, tôi từng là một con nghiện game bắn ruồi!

Nó không phải là bản gốc, tôi muốn nói đến là bản Space Invaders Extreme (SIE) mà mới đây được sản xuất bởi Square Enix (ông chủ hiện tại của Taito) dành cho hai máy NDS và PSP. Trò chơi thực sự rất vui, nó có nền tảng độ họa vô cùng cuốn hút vượt xa những bản cũ (tôi nghĩ nó xứng với cái tên Extreme), thực sự phiên bản này là một kẻ kế thừa xứng đáng của dòng tộc bắn ruồi.

Tôi muốn nói sâu hơn về sự thành công của SIE, nó thành công ngoài mong đợi không hề giống những tựa game được remake lại cùng thời điểm này như đám Defender, Asteroids, Galaga. Những game tôi vừa nhắc tên hầu như vướng lỗi trong khâu thiết kế. Nghe có vẻ khôi hài nhưng thực chất công việc remake của những nhà lập trình hiện đại là làm cho thương hiệu game cổ của chúng bị bóp méo đi. Các bạn sử dụng tên game cũ nhưng lại làm khác đi bản chất của chúng.

Vậy thì tại sao? Tại sao lại quá khó khi thêm thắt tính năng mới cho game cũ?

Vì các nhà thiết kế game thời nay thích tô sắc nhiều cho game. Họ tin tưởng rằng game thủ hiện đại chỉ hứng thú với thể loại 3D thành ra họ – người thiết kế, quyết định đẩy mức độ chi tiết từ 2D sang 3D cho nó thật “immersive”. Nhưng họ lại vẫn giữ nguyên gameplay như phần tiền nhiệm! Đây rõ là vấn đề cần giải quyết triệt để vì phong cách chơi game 2D nó không thể áp dụng vào một game 3D hiện đại được. Lấy ví dụ là sản phẩm Robotron 2084 đi. Phiên bản gốc của nó thể hiện sự hỗn loạn vui vẻ khi chống chọi hàng tá vật thể xoay quanh. Đến phiên bản làm lại 3D nó cũng vẫn đảm bảo hỗn loạn nhưng đã mất đi chất “fun” thuần túy.

Hai phiên bản hai thời đại

Sự thay đổi lớp áo từ 2D sang 3D là việc từ bỏ tính trừu tượng, sôi động vốn có của dòng game thập niên 80, đây thực sự là điều tồi tệ! Đối với Battlezone phiên bản gốc, chúng ta thấy được thế giới game cấu thành bởi các vector màu xanh lá, nó mang cảm giác ma mị giống kiểu sử dụng ống nhòm nhìn đêm. Chúng ta cảm thấy đang phải chiến đấu với đám xe tăng trông cứng cáp mặc dầu chúng chỉ mang hình hài đơn giản từ các vector.

Atari đã thiết kế lại Battlezone dành cho máy PSP vào năm 2006, giờ thì nó đẹp hơn với nền tảng đồ họa 3D chân thực nhưng lại đánh mất sự đơn giản vốn có của nó.

Space Invaders Extreme đã thể hiện mình rất tốt. Nó vẫn đảm bảo vóc dáng của một game 2D, các con alien vẫn đảm bảo “fun” cũng như tính trừu tượng được bảo tồn. Cách di chuyển có phần cải biên khá tốt, bây giờ chúng không còn đơn thuần là bò qua lại theo chiều ngang nữa, sẽ có di chuyển đa hướng và tăng tốc độ sau từng cấp. Đám Alien được nâng cấp lên nhiều tính năng hơn như khiên phản đòn di chuyển theo từng khối/nhóm nhỏ rồi đâm vào chiến cơ. Mà khi đến những màn khó khăn như vậy thì chiến cơ cũng thu lượm được không ít đồ nghề nâng cấp tên lửa, mạng, các loại súng laser xịn chẳng hạn.

Nhưng cái cốt lõi chính là sự cân bằng! Với một cách nào đó, các màn chơi được thiết kế độ khó tuyệt vời đến nỗi chỉ tầm 10 phút là bạn sẽ thốt lên oh-shit đây đúng là game bắn ruồi đúng nghĩa. Có mới có cũ thấy hấp dẫn lạ kỳ.

Tôi muốn nhấn mạnh là Square-Enix đã thực sự thành công khi truyền tải đầy đủ tinh hoa của dòng game cổ bất chấp nó hiện diện với bộ mặt hiện đại. Tôi đoán rằng đội ngũ của Taito hoàn toàn có thể làm ra phiên bản này mà không phải đến Square-Enix chỉ là không đủ điều kiện.

Team của SE thật tuyệt, họ cố gắng bức phá giới hạn của game bắn ruồi. Biến nó thành game cổ phải chơi chứ không đơn thuần là chơi để nhớ về game cũ.

Oh, Chào mừng bắn ruồi 1978 – phiên bản tốt hơn, trở lại.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện