Beyond Citadel – Và những thiên thần chết một lần nữa

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

The Citadel mang hơi thở của thể loại FPS thập niên 9x vào lại thế giới hiện đại theo những cách kì lạ nhất. Trò chơi là một thành tựu ấn tượng với những sprite và animation làm bằng tay độc và cho thấy tài năng của tác giả trong việc tái hiện lại cái cảm giác mà phần lớn dân cư FPS nhớ đến ở Doom engine hay build engine. Và điều điên rồ hơn nữa đó là đây là một tác phẩm được làm ra bởi Devs đến từ Nhật Bản, một nơi mà thể loại này hơi khá kén mà thậm chí cái chất liệu ở đây lại còn là Classic FPS theo lối của Doom và Marathon thay vì lựa chọn cái chất liệu kiểu Goldeneye trở lên kể từ khi FPS Nhật Bản quen với nó hơn – như Dev Doekuramori của game chia sẻ. Và hiện tại thì game đã phát triển thành 1 series nên không ngạc nhiên khi phần tiếp theo của The Citadel đã được cho ra lò – Beyond Citadel

Trò chơi tiếp tục kế thừa và phát triển những concept của The Citadel và không ngần ngại đẩy nhiều thứ còn cao lên nữa. Nếu bạn đã từng chơi qua The Citadel thì phong cách và art style của game không còn là một sự ngạc nhiên. Mặc dù điều này khiến game trông giống một bản mở rộng hơn là phần sau nhưng có rất nhiều sự thay đổi ở Beyond Citadel khiến cho ngay cả những người chơi của The Citadel không khỏi cảm thấy bỡ ngỡ. Trước tiên Beyond Citadel có cảm giác giống như một game Tactical Shooter hơn là Boomer Shooter, điều này đến từ việc ngay cả ở cấp khó nhất, Beyond Citadel vẫn dễ hơn so với The Citadel rất nhiều, thiết kế môi trường cũng tạo ra rất nhiều vật cản và chỗ nấp cover hơn là nhiều tình huống mặt phẳng và bạn phải chịu khó đối đầu nhiều kẻ địch trên màn hình. Tiết tấu game cũng khá chậm hơn, trò chơi loại bỏ hoàn toàn những thứ như tìm kiếm Secret trong level thông qua việc tương tác với các bức tường trông có vẻ nổi bật ra, ở phần trước tìm kiếm secret không chỉ tính là Achievement hay 100% game mà còn thưởng thêm đạn dược, đồ dùng, vũ khí mới trước level các kiểu thì ở Beyond Citadel, các Secret là các biểu tượng Fumo vứt rải rác trong level và chúng cố định hơn, tức là thường vứt vào Ex level là chính và có 7 Ex level trong game, mỗi Ex level có thể mở khóa bằng cách đánh bại 7 chapters của Beyond Citadel. Hệ thống vũ khí vẫn vậy nhưng được mở rộng ra đó là bên cạnh các vũ khí từ game gốc, Beyond Citadel tạo ra các Variant cho các loại vũ khí ví dụ như Pistol Magnum, Assault Rifle, SMG, Rocket Launcher, Shotgun… Mỗi khẩu có ít nhất 3 variant chẳng hạn như Assault Rifle variant 1 là 1 khẩu FAL single Shot – dam to bắn chính xác nhưng dĩ nhiên single shot thì cực kì thiếu lửa, variant 2 là 1 khẩu dạng QBZ của Ching Chong và variant 3 là khẩu Assault Rifle gắn Underbarrel Laser truyền thống từ The Citadel. Shotgun cũng vậy, bạn đi từ Double Barrel cho đến Pump-Action Shotgun truyền thống và mạnh nhất là một khẩu FullAuto-Shotgun thổi bay mọi thứ ở tầm gần.

Beyond Citadel quyết định thử thực tế hóa một chút so với The Citadel đó là Dev có giới thiệu một hệ thống gameplay tự chọn kiểu mới gọi là reload n cock… Giống với cách bạn nghĩ với vũ khí ngoài đời, giả sử Shotgun chẳng hạn ? Bạn phải bấm R liên tục để nạp từng viên, có thể nạp đạn đặc biệt giữa chừng dĩ nhiên, rồi sau đó thêm một nút X nữa để Cock xịch xịch khẩu Shotgun cho đúng cơ chế, một cái hay ho nữa đó là nếu bạn cảm thấy nạp nhầm đạn ? Không sao cả, Cock khẩu shotgun sớm hay lúc chưa bắn sẽ lại tự động bật đạn cũ ra và bạn có thể cock hết cả băng, nhặt lại đạn chưa bắn để kiểm tra kĩ nếu như mình có nạp nhầm hay không. Tương tự với một số loại súng khác chẳng hạn như Súng Lục nếu thay băng đạn nhanh thì băng đạn cũ tự động drop ra đất ( Nghĩa là toàn bộ đạn dở cũng sẽ bay mất nếu bạn không nhặt lại ) và bạn lại phải bấm để lên đạn lại một lần nữa ( Game có hướng dẫn thường xuyên nếu bạn quyết định đi theo cơ chế này ) – quy tắc load n cock này hoạt động cho mọi loại súng nạp từng viên hay nạp băng đạn. Có thể thấy sự đam mê với tiểu tiết của Dev trong khâu này ra sao khi từng animation làm rất đẹp và trông rất đã tay trong cách bạn xử lý vũ khí. Và bạn cũng sẽ phải nhớ quy tắc kiểm tra đạn hay lên đạn, cock súng rất thường xuyên vì một cái hài hước mà chỉ người chơi cơ chế này được tận hưởng đó là đôi khi vũ khí có thể kẹt đạn hay hỏng hóc bất thường. Bạn hoàn toàn có thể vào phần option của game để bỏ cơ chế này hoặc bỏ luôn từ đầu tutorials nếu bạn cảm thấy bạn không thích thực tế lắm.

Nói chung ưu điểm lớn nhất của dòng game này từ bản trước vẫn hiện diện ở đây đó là Gunplay vui, mọi loại vũ khí đều vui để dùng chứ không hề thiếu lửa hay nhão tay. Tính thử thách của game cũng được làm rất chỉnh chu, các level đầu thì game còn rất dễ và số lượng kẻ địch vẫn còn lác đác hoặc không biểu hiện một mối đe dọa quá đáng kể nhưng bắt đầu sang các level giữa game khoảng Act 4, Act 5 trở lên thì Level bắt đầu rộng lớn hơn, số lượng kẻ địch được spam vào nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện nhiều loại kẻ địch trâu bò hoặc đặc biệt, loại mà khiến bạn có thể sẽ phải vò đầu bứt tai và bắt đầu chơi có tính toán hơn. Game cũng bắt đầu giống Fear series hơn đó là vào nhiều màn chơi giữa và gần cuối thì game bắt đầu ném vào một vài cơ chế cho đa dạng gameplay chẳng hạn như Jetpack cho phép bay xa bay nhảy kiểu không chiến, phương tiện lái được như xe tăng hay máy bay, chiến đấu bằng Robot Mech bắn phá và san phẳng tất cả, khá là thú vị. Về vấn đề Secret hầu như không còn nữa, nó khiến mất đi một cái hay ho ở bản trước đó là nếu ở bản trước, bạn tìm được secret và bạn hăm hở đi tìm tiếp những cái khác, bạn nhận ra là có rất nhiều tình huống bạn vô thức hoặc có ý thức làm hay vượt qua game design của ông Dev đề ra, nó là một trải nghiệm thú vị, không đạt đến mức như game Immersive Sim nhưng vẫn gọi là đủ để kích thích não bạn. Điều này đã không còn nữa ở Beyond Citadel chẳng hạn như ở The Citadel, bạn có thể tìm secret ở các màn đầu để chôm luôn vũ khí xịn về sau nếu có, sang Beyond Citadel bạn cứ chơi như một con Robot, không bận tâm hay bất ngờ gì cả vì súng ống xịn xò gì thì trước sau cũng mở khóa, và nhiều trường đoạn về sau là có script nên bạn bị gò vào một cái khuôn nào đó. Trên thực tế, nếu bạn muốn tối đa hóa niềm vui của game thì chơi như một tay bấn loạn cũng là một cách nhưng tôi cũng không nghĩ nó kéo dài được lâu bởi cách mà trò chơi thiết kế vẫn như thường lệ đó là bạn sẽ phải chơi đi chơi lại rất nhiều lần, học thuộc level của game, áp nó với sự cơ động của cơ chế di chuyển để tạo ra cảm giác bấn loạn và vui nhất nhưng dân casual thì chắc chắn sẽ không làm những điều này rồi. Tôi hoàn thành 3 lần playthough của game để mở hết toàn bộ vũ khí nhưng xong nói thật tôi cũng không nghĩ nếu như mình muốn làm thêm 1 2 lần nữa, nhưng chắc 3 lần playthrough là đủ để nói lên chất lượng game rồi, tôi không nghĩ ngay cả mấy thằng game AAA cũng buồn nghĩ đến giá trị chơi lại một cách nghiêm túc cho lần 2 đâu chứ chưa nói đến lần 3 cho một game.

Thời lượng của Beyond Citadel có cảm giác ngắn hơn The Citadel một chút, Arena nhiều khúc đã được thiết kế lại cho nên đây cũng là một khuyết điểm đáng nói, trên thực tế Beyond Citadel bị một cái đó là bạn chơi và bạn cảm giác như nó giống một bản mở rộng Expansion của game gốc hơn là thật sự showcase những biến đổi phức tạp hơn thật sự. Bên cạnh khâu Platform đã được thiết kế chuẩn chỉnh hơn so với The Citadel, trò chơi dường như vẫn chưa show ra được cái gì đó tiến hóa mà khiến bạn kiểu: ” Đây đích thực là một hậu bản chất lượng “. Lore và cốt truyện được vứt rải rác ở trong môi trường, NPC và hội thoại nhưng ngay cả khâu này tôi chưa nghĩ là sẽ cứu hay giúp ích được game cho lắm. Mặc dù vậy cũng đừng quá lo lắng, cốt truyện của game nếu nói thì cũng vẫn đủ tốt, ở mức ngang với phần game đầu. Trò chơi lấy bối cảnh đã rất nhiều năm kể từ sau The Citadel, bạn nhập vai Waifu The Martyr thêm một lần nữa quay trở lại Trái Đất. Well, vào mốc thời gian này thì đúng như bạn nghĩ rồi đấy, cô nàng The Merchant ở phần trước đã thọ xanh cỏ rồi – con người thực sự cuối cùng của game đã xanh cỏ. Bạn nhanh chóng làm quen với những người nhân tạo mới sát cánh cùng bạn trong chuyến hành trình điên rồ này thêm một lần nữa. Ở phần trước, 7 thiên thần đại diện cho những tội lỗi của con người đã bị hạ, vị Chúa máy móc đã không được cho ra đời, thế giới tiếp tục trải qua nhiều biến động và lần này, những người nhân tạo – human của tương lai có vẻ vẫn chưa hiểu được hay nói đúng hơn là họ vẫn tin vào ảo mộng điên rồ của Chúa thêm một lần nữa, họ tạo ra một Faction mới tên là The Trumpeters – Yeah ông Dev chắc hút rất nhiều sái, ông ấy thật sự đặt tên cho Faction phản diện trong game là The Trumpeters – tôi vừa đọc lore vừa ngồi cười. Đúng ra đám này mới là thủ phạm sau cùng bởi vì nếu bạn còn nhớ ở phần 1 của game khi 7 thiên thần cố gắng tạo ra Chúa kia đến mức méo mó và phát điên không ? Lore của phần này bổ sung đó là 7 thiên thần thực ra là chính diện khi họ đã cố gắng cứu con người khỏi thảm họa từ những Trumpeters, và phải mãi sau này thì 7 thiên thần máy móc đó mới phát điên và dẫn đến cốt truyện lẫn kết cục của The Citadel. Và ở phần này, vì 7 thiên thần đã không còn nữa nên The Trumpeters lại một lần nữa trở thành mối đe dọa. Đây là phần bề nổi của tảng băng dĩ nhiên, để tránh spoil quá mức thì bạn hãy cứ làm như game bảo bạn thôi: Tiêu diệt 7 con quỷ của The Trumpeters, ( Dev rất thích số 7 ), nghe theo sự hướng dẫn của những cư dân máy móc còn lại – những người tiếp tục hỗ trợ cho bạn và cung cấp thông tin, ồ và thật ngạc nhiên – The Martyr có một em trai: Elulu, mặc dù game sớm spoil luôn đó là The Martyr mà chúng ta điều khiển thực ra chỉ là những bản sao được tạo ra liên tục từ bản gốc ( Gần na ná plot với Baroque ở chủ đề nhân bản hàng loạt nhân vật chính – biến nó thành mechanic của game để giải thích cho việc người chơi có thể chết đi sống lại liên tục mỗi lần trial và error ). Trò chơi kết hợp hình ảnh của Công Giáo xen với phong cách Cyberpunk hậu tận thế theo tưởng tượng của Nhật nên dĩ nhiên bản thân cốt truyện bên cạnh việc toát lên cái sự u ám thì kéo theo một vài chủ đề edgy bạn thường thấy trong truyện tranh manga và anime, phong cách Guro thì khỏi bàn rồi, một vài cảm hứng truyền thống của game như loạt truyện tranh Manga Blame!, truyện Metabarons của Jodorowsky/Juan Giménez, phong cách điện ảnh của Koji Wakamatsu hay Shinya Tsukamoto, các trò chơi Outlaws của LucasArts, trò Relics trên máy X6800,.. Và không thể quên game vẫn lấy cảm hứng lớn nhất từ Marathon series của Bungie xưa nên nếu bạn là fan của Marathon thì cũng như thường lệ có thể thử xem qua game như thế nào.

Đánh giá chung: Beyond Citadel là kiểu game mà tôi sẽ khuyên thật lòng bạn thử qua một lần, đặc biệt nếu như bạn đã chơi qua The Citadel và ưa thích phong cách của series này. So với game tiền nhiệm thì mặc dù Beyond Citadel vẫn chưa hẳn là tiến hóa hay nổi bật hẳn lên quá nhiều nhưng đánh giá công bằng thì nó vẫn là một phần sequel khá ấn tượng của The Citadel. Heck và Devs có nhấn mạnh vào việc nếu như game có thể được phát triển hẳn thành một series nên bạn cũng không cần quá bận tâm đâu, tôi tin là Doekuramori còn giấu nghề kha khá và cực tự tin là một phần tiếp theo của game đang trong quá trình sản xuất rồi. So với mặt bằng của nhiều game Boomer Shooter kiểu Quake, Doom thì việc có một game Indie chạy theo style của Marathon vẫn khá là ấn tượng, xét dựa trên thực tế là ai cũng biết Doom, Quake các kiểu nhưng Marathon thì cực kì kén, và khi bạn nhắc đến Bungie thì cũng chẳng ai bận tâm Marathon cho lắm bởi thành quả lớn nhất mọi thời đại của những gã này, có cái tên ngắn gọn là HALO.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Slitterhead – mấy con yêu quái Tung Của

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Slitterhead – mấy con yêu quái Tung Của

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Valhollian – Những kẻ nổi loạn của xứ Rafale

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Silent Hill 2 Remake – Nhiều điều để nói

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Wet – Công việc khỉ gió

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Dead To Rights – rất nam tính, rất dựa và rất tuyệt vời

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly