Quantum Theory – Góc cạnh, ngớ ngẩn, đẹp đẽ ?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Giai đoạn cuối 2000s đầu 2010s vẫn còn là một thời kì vàng son của thể loại Cover-shooter. Khỏi phải nói đến những tên tuổi như Rainbow Six Vegas, Splinter Cell: Conviction làm mưa làm gió khi đó, ngay cả Mass Effect cũng tận dụng hệ thống Cover Shooting đến triệt để hay đỉnh cao là huyền thoại Gears Of War – thứ mà đưa cả cái genre này lên đỉnh thăng hoa. Mấy gã Nhật Bản nhìn vào và cũng kiểu: ” Này chúng ta cần bắt Trend ! ” – Và đó là cách mà Quantum Theory ra đời, mấy thằng cha Koei Tecmo chỉ đơn giản là thúc giục Team Tachyon làm ra một tựa TPS. Hiếm hoi chả ai nghĩ ngợi gì đến đó là Game được chỉ đạo toàn quyền bởi Makoto Shibata – Fatal Frame huyền thoại, và cũng dễ thấy đây chính là điểm yếu nhất của game. Makoto Shibata là một huyền thoại của làng game kinh dị nhưng bây giờ bạn tự nhiên dở chứng và đùn lão vào đạo diễn một tựa Game Bắn Súng TPS Cover Shooting ! Có chuyện gì có thể xảy ra được cơ chứ ? Well… Tôi tin chắc là bất cứ ai từng chơi game đều sẽ nhận ra một sấp khuyết điểm và lỗ hổng của game.

Gameplay: Khen chê rõ ràng nên trước tiên chúng ta bàn đến một vài khía cạnh tích cực nhất. Trò chơi có một cái vibe nhất định trong cách đạo diễn các trường đoạn phim cắt cảnh và chuyển dịch từ phim cắt cảnh sang gameplay, dễ thấy là cái mớ kinh nghiệm đầy mình của Koei Tecmo ở đây. Bên cạnh các cơ chế quen thuộc và rõ ràng của game TPS thì dĩ nhiên, gunplay khá là ổn áp. Nhân vật chính có một khẩu súng mặc định dạng Rifle bắn đạn nổ khá phê tai và yêu cầu độ chính xác cao. Trên thực tế dù phần lớn vũ khí trong game hầu như đều là No Recoil ( tức là không hề có độ giật ) nhưng không có nghĩa là không có sự cân bằng nào ở đây, hitbox của game cực kì sát sao ngay cả so với tiêu chuẩn của một game bắn súng Console. A.I đồng đội kể ra khá được vì phần lớn thời gian bạn để ý họ thật sự bắn được và hạ được cái gì đó thay vì như một số game thời đó làm khá lầy là A.I đồng đội chỉ để chống cô đơn trong khi bạn vẫn phải gánh từ A đến Z. Trong Quantum Theory, đồng đội luôn có thể hạ được kẻ địch bằng tất cả những gì họ có, có đầy đủ skill né và biết tận dụng môi trường nấp né, kể cả khi họ bị Down thì bạn cũng chẳng cần quá lo hay phải cố ra cứu làm gì mà cho họ một khoảng thời gian là họ có thể tự hồi phục, miễn là không dính vào một số trường hợp oái oăm kiểu ngã ra khỏi bound hay một số khúc có script thì bạn hầu như chả phải lo cái quái gì về họ cả.

Về Presentation thì game làm khá tốt, cái gì trông cũng rất nổi bật ra phong cách và đường nét thay vì chỉ là một game bắn súng TPS đơn điệu của người đấu với máy. Có một hiệu ứng Killcam khá tuyệt nhưng dần dần mất đi tác dụng bởi vì cơ bản là cái Killcam này chỉ ghi lại phần lớn các khoảnh khắc bạn Headshot đối phương là chính nên nó khá nhàm chán vào một lúc lâu. Đây không phải là Gears Of War nơi bạn có thể Dismembered hay bắn tan xác kẻ địch thành từng khối Gore. Game có một hệ thống Melee và phối hợp Combat khá là ấn tượng chỉ với đúng một khuyết điểm nho nhỏ đó là không hiểu tại sao họ không thể cân nhắc cho chế độ Co op vào game, có lẽ bởi vì cốt truyện và progress game nhưng thật sự tôi vẫn thấy thế là hơi ngớ ngẩn vì rõ ràng đây cũng là thời kì mà hành động Co Op đang trên đỉnh và không hiểu sao Koei Tecmo không thể nghĩ được ra. Đầu và Giữa game bạn đồng hành cùng một người con gái và mở khóa một số chiêu như Nhấc Mông cô bạn gái lên và ném như một cú Grand Slam gây sát thương cực kì đáng kể lên kẻ địch, cô bạn gái cũng có thể được ném nhanh lên không trung xả đạn xuống gây tê liệt kẻ địch hoặc bạn ném cô ấy ra đằng sau lưng kẻ thù backstab trong khi bạn tiếp tục thu hút hỏa lực của chúng từ phía trước, Game hoàn toàn có tính chiến thuật chứ không phải không. Súng ống trong game cũng có độ phân hóa khá kì dị nhưng hiệu quả. Giống với Halo, súng ống các loại từ Assault Rifle, Grenade Launcher, Shotgun hay Rocket launcher đều từ từ được tiến hóa – tức là chúng có các phiên bản Variation mà giữa game và cuối game show ra. Chúng không chỉ khác biệt kiểu hình thù quái dị hay đẹp lên mà còn có những thứ như khác biệt trong băng đạn, khác biệt một chút trong chỉ số sát thương, một số súng có đòn Melee khỏe hơn hay bắn nhanh hơn, nhắm và sẵn sàng nhanh hơn etc… Điều này tạo cảm giác khá hay ho vì bạn không phải suy nghĩ kiểu cầm súng gì súng gì bây giờ nhỉ ? Game hoàn toàn cho phép chơi kiểu Halo hay Gears theo lối điên rồ nhất chẳng hạn như hết khu vực sniper rồi thì vứt luôn khẩu Plasma Beam đi và chạy nhặt ngay Grenande Launcher để kích nổ diện rộng hay lấy shotgun để dí tầm gần, hay nếu có những khu vực độ khó quá cao bạn hoàn toàn có thể vứt luôn súng tỉa liên thanh đi để lấy những thứ khủng khiếp như khẩu súng điện Plasma Particle hay Laser Rifle cho phép bắn tia đập góc… Game thật sự khuyến khích người chơi thử nhiều hơn một chiến thuật chơi hoặc mix giữa cả chạy, bắn, nấp, cận chiến tương tác với môi trường…

Và dĩ nhiên giờ là đến những cái dở: A.I kẻ địch của game có thể nói là cực kì đầu đất, quá là đầu đất. A.I của kẻ địch luôn có các pattern di chuyển rất kì lạ mà bạn không thể hiểu nổi, nấp luôn bị hở, rất ngu với những đường chạy thẳng vào chính làn đạn của bạn. Xác xuất bắn trượt của chúng cũng cao một cách cực kì ngớ ngẩn kể cả ở cấp khó. Càng về cuối game, trò chơi thích ném vào mặt bạn những thứ ngớ ngẩn hơn là thật sự show ra những loại kẻ địch mà nguy hiểm và thông minh đáng gờm. Trò chơi cũng thích ăn gian trong nhiều tình huống chẳng hạn như bạn có thể chết vì những lí do giời ơi đất hỡi như kẹt góc hay game cố tình spam kẻ địch ngẫu nhiên từ đằng sau lưng bạn mà chẳng bao giờ báo trước. Boss Fight cũng cực kì chèn ép bằng cách họ cho một số Boss skill charge với bán kính rộng và ép bạn phải chạy thật nhanh né cái bán kính đó ra, hay một số trận Boss nhét bạn vào những không gian chật hẹp và ép bạn thích nghi theo kiểu nấp góc chạy nghiêng ngả. Các cấp độ khó dễ trong game cũng được cân bằng một cách tệ hại bởi vì càng chơi lên cấp khó, cảm tưởng họ chỉ điều chỉnh chỉ số của quái hay độ máu trâu hoặc giấy của bạn, cảm giác nó vẫn chẳng khắc phục được nhiều thứ hay bạn tưởng game dễ vì bạn chơi cấp dễ. Không ! Chơi lên các cấp khó chỉ đơn giản là X2 độ khó chịu của game trong khi A.I vẫn ngu như vậy và không có nhiều sự thay đổi trong các thứ. Nếu buộc lòng phải nói thì có một thử thách đếm thời gian ở màn 8 và nó khó chịu thế này: Nếu bạn chơi lên cấp khó thì thời gian sẽ cực kì xát sao ép bạn phải chạy qua cái cầu bằng được hoặc nhảy kịp… Nhưng game sẽ chẳng cho bạn biết điều đó ! Thay vào đó nếu chơi cấp dễ hoặc bình thường thì thời gian trôi qua rất chậm, chậm đến mức bạn có thể camp mấy phút đồng hồ cũng được ? Tôi không hiểu thằng cha nào thiết kế cái của nợ này và nghĩ thế là hay ? Và nếu có một tội lỗi lớn thảm họa trong game bắn súng đó chính là Game có một trong những thiết kế súng Shotgun DOGSHEESH nhất trong lịch sử ! Shotgun trong game không chỉ phế từ gameplay mà đến ngay cả cái Reticle cho súng làm cũng không xong ? Tại sao ư ? Họ vẽ hoa hòe hoa sói lên cái Reticle và bạn kiểu: ” Thế làm sao tao biết mình bắn trúng hay bắn trượt ? “. Ngay cả ở cự ly gần, Shotgun cũng phải mất 2 shot để giết được 1 đứa và băng đạn của cả 2 khẩu shotgun đều chỉ là 4 viên… Nó thiếu lửa và chẳng vui để dùng, chẳng vui cho việc gì cả, nếu bạn làm một game bắn súng và việc đầu tiên bạn làm là thiết kế một khẩu shotgun như lìn thì đó là khi bạn biết bạn gần với thất bại ra sao rồi đấy.

Cốt truyện của game ở mức trung bình nhưng lại giời ôi đất hỡi là khi Biên Kịch cứ phải viết Backstory rất kì công và kinh khủng trong một cái game nơi bạn chẳng biết cái WTF gì đang diễn ra. Quantum Theory xoay quanh bối cảnh thế giới hậu tận thế bắt đầu khi vài tay khoa học gia định làm trò Mad Sheesh Anime gì đó. Game thậm chí Spoil luôn qua lời của một tên khoa học gia tên Lambert luôn nói wall of text ở màn hình loading của game. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì đây là Final Fantasy nhưng bắn súng. Nhân vật chính của bạn tên là Syd, mặc giáp đen, tay chân cơ bắp, mặt tóc ngắn ngầu lòi và tôi biết bạn đang nghĩ gì ? Tất cả mọi người đều yêu Berserk nên không ngạc nhiên khi thấy anh Guts đi muôn nơi. Syd có đặc điểm nổi trội là vết sẹo X to tướng in hằn lên vùng mũi trán như một cách thể hiện sự góc cạnh trong bắn nhau. Mục đích sống của Syd như bạn học được đó là anh ấy phiêu lưu qua các vùng đất và tìm cách phá hủy những tòa tháp nơi các thế lực vẫn tiếp tục nghiên cứu sự biến dạng của môi trường và sinh vật sống. Về sau sẽ có các chương trong quá khứ làm lính của Syd tiết lộ rằng anh ấy thuộc một chủng loài ngoài hành tinh dạng Vamp có auto regen phải chiến đấu với các thực thể quỷ quyệt từ thế giới khác. Như tôi nói: Cái Backstory khá cháy dù cốt truyện chung chung khá là trung bình và không nổi bật. Về đến giữa game thì Syd gặp một cô gái tóc trắng tên là Filena và cả hai sớm cùng nhau phiêu lưu sâu hơn lên các tầng cao nhất của tòa tháp để phá hủy thế lực Diablosis cũng như chính cái tòa tháp này. Backstory được chơi ra ở đây là đúng lý tòa tháp và những nghiên cứu này cũng thuộc về một dạng chủng loài tự xưng là thiên thần, những con ma quỷ Diabolisis được sinh ra từ những thí nghiệm thất bại của tòa tháp và thay vì giải quyết dọn dẹp hay gì thì không ! Việc mà tòa tháp làm ở đây là : ” Bố dí *** quan tâm ” mặc xác cho Diablosis lây nhiễm khắp nơi khắp chốn thế giới. Như kịch bản game quen thuộc thì Syd và Filena ban đầu rất đối nghịch, thù địch, chọc ngoáy nhau các thứ và dần dần họ trở thành một cặp đôi thật sự – Yeah không hề đùa chút nào ! Đây là một cái ” Ảo mộng Cuối Cùng ” từ mấy thằng cha Koei Tecmo tưởng tượng ra viễn cảnh thế giới quan sẽ đẹp biết bao nếu Guts thật sự nắm tay Griffith và nói: ” Let’s make love and have some Gei Segg “… Và đây chính là cái thú vị tôi đoán thế ? Tôi đã thật sự ngồi cười vì thằng cha nào đó ở Koei Tecmo thật sự nghĩ được ra cái này ! Trong thế giới gaming đang bão hòa thì nghĩ ra những cái của khỉ của nợ ngớ ngẩn nhất cũng có thể khiến game của bạn trở nên độc đáo tôi đoán vậy ? Nếu bạn không biết bạn còn tưởng game này cùng vũ trụ với Final Fantasy Origins Stranger Of Paradise thật đấy chứ vì đoán xem ? Cả hai cùng được Dev bởi chính Koei Tecmo và cả hai game đều dùng chung đúng một kiểu câu thoại làm nền: ” CHAOS ! / CHÁO ! “. Tôi tự tin mình đếm khá chính xác số lần mà Quantum Theory ném câu ” CHAOS / CHÁO ! ” cũng quá nửa game chứ chẳng đùa, bởi vì lồng tiếng của game không hề dở như nhiều đứa đánh giá – mà là vì kịch bản thoại của game đơn giản là không quá sâu sắc thế…  Syd được lồng tiếng bởi Keith Ferguson ( Reaper từ Overporn ) và Filena được lồng tiếng bởi Megan Hollingshead ( Ada Wong trong Resident Evil Umbrella Chronicles ). Nếu có thêm một điểm cộng nho nhỏ cho game thì mô hình chung người chơi sẽ khá gắn kết với cả Syd và Filena càng về cuối game và cách mà cả hai đều có Character Development theo nghĩa nào đó – và chưa kể họ làm được điều này khi mà bạn tưởng như chẳng ai trong đội design cái game này thật sự cố gắng.

Đồ họa dễ để ý thấy thì bọn họ dùng một bộ Engine thử nghiệm nhà trồng của Koei Tecmo để làm game – cảm tưởng đây là cái Engine mà về sau họ dùng để Dev Ninja Gaiden 3, đồ họa trong game sẽ khá là thô và ghồ ghề và che đậy nhiều khuyết điểm của nó bằng cách sử dụng cái theme của trò chơi là biến đổi môi trường liên tục. Bù lại Artstyle của game là một thứ khá độc đáo mà nhiều game bây giờ chưa dám thử quay về lại. Game sử dụng phong cách Demonic Art Nouveau làm nền tảng cho nó nên bạn thấy cái gì trông cũng gai góc, ghồ ghề và thô bạo. Điển hình nhìn ngay thiết kế của tất cả các chủng loài trong game. Trong khi Human ở vài Scene đầu nhìn khá cơ bản và Generic thì bọn Diabolisis luôn là các thế lực ác quỷ gai góc giáp trụ với những đường nét chạm khắc trên Texture khá là chi tiết-  cho thấy ai đó thật sự tỉ mỉ bỏ thời gian với khâu này. Cả tòa tháp hiện lên trong cách giới thiệu của game cũng khá chất và đẹp đẽ, tạo hình của lũ lính tự xưng thiên thần để đối nghịch với bọn Diablosis cũng khá ấn tượng, một bên dùng màu vàng trắng ánh hoàng kim làm đại diện trong khi một bên dùng màu đỏ đen của máu để làm tương phản. Như tôi đã nói thì tạo hình vũ khí cũng khá là đẹp và ăn nhập với phong cách – hai khẩu súng có tạo hình đẹp nhất mà tôi nghĩ là khẩu Assault Rifle Venom và khẩu Revenant mặc định – Which tình cờ là hai khẩu vũ khí tốt nhất trong game, khẩu Revenant được tạo hình giống cái đầu của một con rồng cầm quặp vào tay trong khi khẩu Venom khiến bạn thề rằng chắc chắn ai đó trong trò Warframe từng làm việc trong đội Dev của Quantum Theory… Chưa kể họ thật sự show off một phản diện cực kì chất từ tạo hình đến lồng tiếng đó là Thanatos !

Âm nhạc trong game thực ra cũng không hề tệ – chúng ta đang nói đến Koei Tecmo mà ? Nếu bạn không tin họ từng bá đến đâu thì cứ thử chơi Ninja Gaiden vào đúng những đoạn hành động cao trào nhất và nghe từng nhịp nhạc cháy lên. Quantum Theory như thường lệ dùng nhạc thính phòng và điện tử làm nền, có yếu tố biểu chưng của tôn giáo và khoa học nên hiển nhiên là nhạc thánh ca kiểu nhà thờ phải xuất hiện ở đây. Trong các chuỗi combat thì nhạc được chơi vào khá kích thích và game khuyến khích bạn lao ra khỏi chỗ nấp làm vài trò bất ngờ như ném Filena ra sau lưng kẻ thù tê liệt chúng trong khi bạn lao vào để đấm và đập.

Đánh giá chung: Tôi tin là Quantum Theory thực ra cũng không phải một game quá là tệ như cách mà đám nhà báo cố vẽ ra thời đó. Tội lỗi lớn nhất của game đó là trong tất cả mọi thể loại để có thể apply các concept và công thức của game thì họ đi chọn thể loại Cover Shooting để bắt trend – tôi muốn tin đây là sai lầm từ các cấp trên của Koei Tecmo khi đó hơn là sai lầm của đội làm game bởi vì rõ ràng game không được build cho kiểu này. Heck, hệ thống Combat Melee của game vẫn là một trong những thứ cực kì hay ho, đơn giản để nắm bắt và đầu óc vận dụng tốt có thể xoay chuyển toàn bộ trận combat. Trò chơi thật sự làm rất tốt trong việc xây dựng backstory cho cốt truyện, bối cảnh, bầu không khí và cái phong cách biểu trưng làm nền chủ đạo. Game thậm chí đủ tự tin để Tease là nó có Sequel vào cuối game và After Credit, nếu như Koei Tecmo thật sự đủ gan thì tôi tin đây mới là những kiểu game xứng đáng được Remake và Remaster – nó có tiềm năng và chỉ cần được sửa lại những chỗ chưa tốt và những chỗ có vấn đề.

HenryMason AKA TranVietBach

Cùng tác giả

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Withering Rooms – Giấc mơ của những kẻ vị kỉ.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Đánh giá Splatterhouse (2010)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Withering Rooms – Giấc mơ của những kẻ vị kỉ.

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Đánh giá You Will Die Here Tonight

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện