The Flame in the Flood, tản mạn một chút về chuyến phiêu lưu trên nền nhạc Country kiểu Mỹ

Khách mới

  

Về cốt truyện

Cốt truyện của The Flame in the Flood xoay quanh vào một cô gái trẻ với cái tên là “Scout” (có khi là biệt danh, tui không để ý rõ nữa). Trong khởi đầu của trò chơi, một chú chó “thần bí” nào đó với tên gọi là Daisy/Aesop (tùy mấy ông chọn) mang cho ông một túi để đựng một cơ số items trong game, và hơn hết, mục đích của trò chơi là mang chú chó đó trở về nhà của nó. Trên đường đi, mấy ông sẽ gặp được một vài người sống sót trong trò chơi, và đôi lúc, họ sẽ cung cấp cho ông vật phẩm nếu ông hỏi xin hoặc làm cho họ có thiện cảm với mình.

Giống như bao tựa game sinh tồn khác, nó chỉ xoay quanh vấn đề là mấy ông bị vứt xó đâu đó rồi tìm con đường thoát cho mình (và cho cả chú chó, đối với tựa game này). Trên đường đi, ta phải cố gắng liên hệ với các người sống sót xung quanh để tìm hiểu thêm về khu vực xung quanh, cũng như tìm thêm vài đồ ẩn từ NPC, tất nhiên kèm theo đó là hệ thống items khá là phong phú, nhưng không dễ để craft. Bên cạnh đó hệ thống bệnh tật cũng như chấn thương do tác động bên ngoài như (sói, rắn, gấu, heo rừng,…), và đôi lúc là tác động bên trong từ những món ăn mà ông đã ăn phải hay đôi lúc “bắt buộc” phải ăn phải, nó sẽ cần đến vài sự chuẩn bị từ số items trong túi của mấy ông để craft vài vật chuyên dụng để đối chọi với thiên nhiên trong mỗi trường hợp.

Với lối dẫn truyện khá cơ bản, nhưng chắc có lẽ ai cũng nghĩ nó là vừa đủ để cho một cốt truyện, không cần quá cầu kì hay trau chuốt, cốt truyện vừa có đủ yếu tố cần để ta bắt đầu một chuyến phiêu lưu. Chuyến phiêu lưu với nhiều điều kì diệu, nhiều điều phải đấu tranh cho mạng sống của ta, và theo đúng nghĩa của cốt truyện, đưa chú chó trở về nơi cậu bắt đầu, trở về với hạ nguồn nơi mà cậu ta gặp thấy chúng ta bằng một cách thần kì nào đó.

Về gameplay

Sau khi trải qua tầm 2 giờ đồng hồ để phiêu lưu trong The Flame in the Flood, cũng dễ dàng cho tôi thấy được rằng game tập trung vào nguồn tài nguyên ta tìm được trong từng khu vực (giả sử là nhà thờ sẽ cho những gì, nông trại sẽ có những gì, rồi tới thành phố, trạm sửa, vân vân và mây mây các khu vực khác), và thông qua đó, ta phải thể hiện khả năng quản lý tài nguyên của bản thân như đồ ăn, nước sạch, items dùng để heal tùy loại vết thương lớn nhỏ và cũng như để có thể giúp “Scout” sinh tồn qua 7749 các vấn đề từ chủ quan đến khách quan.

Và đương nhiên, việc quản lý tài nguyên cũng đồng nghĩa với việc mấy ông phải quản lý những gì mình nên cầm theo, nên chuẩn bị sẵn nhưng gì cần để chế tạo nên các đặc cụ. Đây cũng là điểm mấu chốt của trò chơi này, chẳng hạn như các con thú hoang thì sợ lửa, mấy ông luôn phải thủ sẵn con hàng torch trong người nếu k muốn sói cắn hay gấu đập để rồi lại tốn thêm items cho cái đống vết thương có thể tránh đó, và đừng quên là rắn bị kích động bởi lửa, rồi một vết xước nhẹ kèm với độc tố không làm người chơi dễ chịu đâu.

Qua nhiều khắc nhiệt trên thì mấy ông tin tôi đi, chết trong game này là một điều thường xuyên xảy ra với người mới và không phải cái chết nào cũng như nhau. Nhưng rồi khi đã dành được tầm độ 30 phút cho nó, mấy ông sẽ tự biết được mình cần gì và thiếu gì để có thể sống lâu hơn, trụ vững hơn, và mấy ông sẽ tìm ra nhiều vùng đất mới hơn, à chưa kể đến vùng đất mới nhể. Đây là khu vực chúng ta có thể coi là savepoint, càng đi sâu ông sẽ kiếm ra nhiều vùng đất mới, sau khi chết, mấy ông sẽ có các lựa chọn là chơi lại ở các vùng ông đã khám phá… Bên cạnh đó, game sẽ được auto save mỗi khi mấy ông ngủ, nhưng cũng chỉ phòng các ông có việc bận phải đi ra ngoài, vào lại game và muốn tiếp tục chuyến phiêu lưu đó. Đặc biệt khi mấy ông chết, sẽ không có file game nào được save cho mấy ông tiếp tục chuyến đi đâu (đây cũng là điểm tôi thích ở game, khiến game làm chúng ta cáu bẩn cũng như muốn phá đảo nó càng sớm càng tốt, tất nhiên việc phá đảo không phải cứ muốn là được nên cứ hạ hỏa, hít hơi sâu, ngụm nước lớn rồi trở lại cuộc phiêu lưu).

Về âm thanh

Đây có lẽ cũng sẽ là mục cuối tôi muốn kể về game, âm nhạc trong game có thể tôi không muốn chê vào đâu được, ông có thể nghe thấy tiếng gió, tiếng thay đổi của dòng nước chảy, cả mưa cả sấm chớp. Nhưng cái hay nhất của game không chỉ dừng ở đó, đó còn là âm nhạc, dòng nhạc country rất đặc trưng của miền Tây nước Mỹ, nó khiến mấy ông như muốn chèo lái thêm trên con bè giữa dòng nước êm ả, và đôi khi cũng khốc liệt khi đến đoạn nước mạnh, nó như đẩy mấy ông tới cao trào của trò chơi, hoặc đôi khi chỉ muốn dừng chân ở đâu đó ngày qua ngày, sẵn sàng đồ ăn và thức uống chỉ để nghe hết một bản nhạc hay đến bất ngờ. Tất nhiên là cũng không bất ngờ khi tôi tìm tên bài hát đó qua lời ca của nó, và chiếm hẳn của tôi một album riêng về bài hát trong game yêu thích.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện