Shadow Hearts series: Trái tim bóng tối của tôi (P.4): Cú hit Convenant

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Mặc dù Shadow Hearts 1 khi mới ra mắt đã sớm tự tạo được một dấu ấn – cult cho riêng mình thế nhưng rắc rối với bộ phận Marketing và ngày phát hành oái oăm đã khiến cho nó phải hứng chịu vô số đắng cay. Cộng thêm việc bị đám nhà báo đâm chọt chỉ vì không thể chơi nổi game, Machida đã phải tiến hành cải biên lại toàn bộ game, chấp nhận đánh cược hết kinh phí, thời gian và tín nhiệm vào một canh bạc tiếp theo: Shadow Hearts: Convenant.

Quá trình phát triển của Shadow Hearts: Convenant đã được khởi động vào giữa mùa thu năm 2002, Machida ghi nhận mọi ý kiến và đóng góp với phiên bản Shadow Hearts đầu tiên và bắt đầu lên kế hoạch đầy đủ với storyboard của game. Toàn bộ mọi thứ được redesign lại hoàn toàn và lần này, Studio sử dụng một bộ engine mới hoàn toàn để cho phép họ có thể vượt qua được nhiều giới hạn hơn mà engine cũ không thể. Storytelling được đẩy lên cao trào với một vài yếu tố đi ngược lại kì vọng của game thủ – sure bạn mong chờ những cái happy ending cho tất cả, nhưng không, chúng ta lại bắt đầu bằng những nỗi đau…

Vào game, như thường lệ, khúc ca của linh hồn – ICARO lại vang dài lên cao độ, và rồi boom, tiếng guitar Bass ập vào và bạn biết mình sắp bước vào một chuyến phiêu lưu Serious Great F***ing Cool. Đoạn intro mở đầu giới thiệu một phân cảnh của một nhà nguyện bé nhỏ ở đâu đó của Domrémy (dựa trên thị trấn Domrémy-la-Pucelle thuộc khu vực Đông Bắc của nước Pháp – gần giáp ranh biên giới với Đức – tức đế quốc Phổ khi đó).

Karin Koenig là một nữ sĩ quan cấp cao trong hàng ngũ của quân đội Phổ dẫn theo một toán binh lính lúc này đi lùng sục và điều tra về những vụ triệt hạ quân đội Phổ tại nơi này… Cả đám sớm hoảng loạn và bị phục kích bởi một con quái vật. Nó hạ toàn bộ đội của Karin nhưng lại cứu sống cô và khi vẫn còn đang bàng hoàng trước đôi mắt của mình, con quái vật lẳng lặng bỏ đi rồi biến phập trở lại thành… một cái bóng người với một cái dáng đi của một kẻ trông bất cần đời và chẳng giống nổi ai nữa… Và đó là người đàn ông sẽ thay đổi toàn bộ định mệnh và cuộc đời của Karin về sau này… Tên hắn là… Yuri Hyuga.

Gameplay được cách tân và revamp lại cực kì nhiều so với phần đầu tiên. Vẫn là các thanh trạng thái HP, MP và SP quen thuộc, hệ thống Items và Consumables quen thuộc. Hệ thống soul bây giờ trở nên mới mẻ hơn và là một kiểu hệ thống năng lượng – tiền tệ rành riêng cho Yuri. Điểm mà bạn cảm thấy nhẹ nhõm kha khá đó chính là bây giờ, Yuri đã không còn bị chói buộc với Malice nữa cho nên điều đó nghĩa là bạn có thể tự do Grinding mà không cần phải cứ 5 6 trận thì lại vào Graveyard một lần. Team based giờ được mở rộng lên thành 4 người và có bổ sung thao tác và chức năng.

Điểm sơ qua Roster của team thì bên cạnh Yuri – người mà bạn đã nắm rõ được các khả năng của anh, chỉ có một vài thay đổi nhẹ nhàng về cách lấy quái vật và các dạng quái vật mới – và đó là khi hệ thống Soul phát huy tác dụng của nó, kích hoạt hệ thống quái vật hay nâng cấp quái vật, lấy quái mới, bên cạnh các điều kiện phụ trợ ra thì tất cả đều dựa vào lượng Soul mà bạn có. Hệ thống magic bây giờ được chia lại thành hệ thống Crest biểu trưng. Bạn sẽ chỉ được equip một số crest nhất định và có các mức giới hạn năng lượng. Cách để gia tăng giới hạn đó là bạn lên level và định mức sẽ được gia tăng dần lên.

Cá nhân tôi thấy đây là một hệ thống khá sáng tạo ở game bởi nếu như ở Shadow Hearts 1, magic của từng người là mặc định và bạn sẽ phải tự chiến đấu dựa vào những gì bạn có, thì qua hệ thống này của Convenant, bạn có một cảm giác khoan khoái và rộng mở hơn trước, bạn tự quyết định nhân vật nào sẽ cầm các loại phép gì mà bạn muốn hay việc thay Crest như thay vũ khí tùy theo chiến thuật mà bạn xác định. Các Crest cũng không hoàn toàn dựa dẫm vào nguyên tố mà đôi khi, chúng có thể tự kèm thêm một vài phép lạ hay phép từ các nguyên tố khác. Bạn cũng sẽ sớm có hẳn một minigame riêng liên quan đến hệ thống Crest của game và mở khóa secrets cũng như contents nhưng tôi sẽ không spoil và guide ở đây đâu nhé =))).

Với một hệ thống gameplay trở nên đa dạng hơn, lượng mini games và các side quest giờ đây được thêm vào kha khá. Dĩ nhiên là hai minigames hại thời gian và ức chế nhất vẫn còn tồn tại đó là “giải vô địch đi bộ thế giới lần 2“ và trò sổ xố kiến thiết bằng Judgement Ring, cộng thêm một sự ức chế nữa đến từ minigame đổi trác items đặc biệt. Và nhắc đến Jugdement Ring thì hệ thống này của game như đã nói thì được revamp lại kha khá. Bây giờ bạn đã có thể tùy chỉnh cho Ring của các nhân vật từ nới rộng Hitzone, tùy chỉnh tốc độ thông qua Coral hoặc các item điều chỉnh khác, lựa chọn các kiểu Ring cho riêng bạn từ kỹ thuật cho đến liều lĩnh hay chỉ đơn giản là tập luyện cũng như autoring.

Thậm chí về sau sẽ xuất hiện các item như Mind’s eye hay Extreme dành cho những ai thích đẩy yếu tố may rủi của game lên một tầm cao mới khi nó cắt toàn bộ vùng bấm hay kim quay đồng hồ và buộc bạn phải tự ghi nhớ khoảng bấm. Hệ thống Combo position tạo ra một sự khoáng đạt cho game với việc bạn có thể cân nhắc dựa vào các thành viên trong team, vị trí của họ, sức mạnh và vai vế, các tuyệt chiêu mà họ sở hữu… để kết hợp và tạo ra một chuỗi combo liên hoàn riêng của team bạn.

Hệ thống combo có rất nhiều lợi thế ưu việt từ tăng sát thương dần dần, chiếm ưu thế trước về lượt thông qua tổ hợp phối hợp… Nó cũng khiến cho cơ chế combat của game mặc dù là theo lượt nhưng được đẩy nhanh tiết tấu và các chuỗi hành động lên rất nhiều. Người số 4 ở cuối của chuỗi combo được lợi thế tung ra một cú combo magic tùy theo nguyên tố tương đương 1 nhát Finishing Blow cực mạnh. Ngoài ra, hệ thống combo cũng làm gia tăng tính đoàn kết và quan hệ giữa các nhân vật (Affiliation).

Và hệ thống quái Fusion cũng là mới hoàn toàn. Bên cạnh cảm hứng dị hình tồn tại ở Shadow Hearts 1 thì bây giờ, tạo hình cho các quái vật của Yuri có vẻ dựa mạnh hơn vào truyện tranh manga và một vài thiết kế fiction khác, mặc dù sự liên tưởng và sự tượng trưng vẫn bắt nguồn từ Tôn Giáo phương Tây. Chẳng hạn như Fides là một con kiếm sĩ lửa có cái tên bắt nguồn từ tiếng La Tinh “Fĩdó“ – dựa theo Svarozic, tà thần của Lửa trong Tôn Giáo Slav, hay Somnion được dựa theo thần chết Thanatos của Hy Lạp và Veles – Vua của thế giới bên kia trong Tôn Giáo Séc Bi. Con Libertis thì được dựa trên thần sấm Erisvorch, hung thần Amon từ phần đầu cũng sẽ quay trở lại cùng bạn và Seraphic Radiance nay được đổi thành Dark Seraphim.

Một vài nhân vật chính khác như chú của Alice là Geppetto – người làm búp bê (bắt nguồn từ phim Pinochio). Ông ấy mất con gái từ lâu và cũng chỉ vừa mới góa vợ, sống cùng Yuri ở Domrémy, chiến đấu bằng một bé búp bê ma thuật được ông làm dựa theo Cornelia – con gái của ông. Cornelia có thể lấy được thêm nhiều tuyệt chiêu khác nhau dựa vào việc bạn có thể sưu tầm các thẻ thưởng và sử dụng chúng để mua váy cho cô bé. Blanca là một chiến binh sói đầy mạnh mẽ với các ma thuật hồi phục cho đến chữa trị trạng thái – như thường lệ thì bạn cũng sẽ có các minigame liên quan đến việc đấu-chọi sói nhằm lấy thêm skills cho Blanca. Karin là một kiếm sĩ lửa với các đường kiếm như những bản hòa tấu âm hưởng Nibelung của Wagner – chắc các bạn sẽ lại nhớ đến những chiêu thức Nibelung Valesti từ Valkyrie Profile.

Ma Cà Rồng Joachim Valentine là anh trai của Keith Valentine từ phần trước với các đòn đấu vật và lifesteal đối phương – bạn sẽ phải thường xuyên cho anh ấy “vật nhau“ với thầy giáo để kiếm thêm các chiêu thức mới. Cô nàng bói toán Lucia đến từ Tây Ban Nha có thể sử dụng tinh dầu và bài Tarots để tạo các lợi thế và chơi trò may rủi trong trận chiến. Công chúa Anastasia có thể chụp ảnh và triệu hồi quái vật từ album của cô. Chàng Samurai Kurando thì tôi nghĩ có vẻ anh ấy hơi là thừa bởi cho dù được phát triển như bao nhân vật khác song khả năng của anh ấy cũng chỉ đơn thuần là Fusion – nhưng được gọi là Demon Morph. Quỷ của Kurando chỉ có 2 dạng, song bộ skills vẫn sẽ khác biệt đi chút so với Yuri để tạo sự đa dạng.

Bạn lập team 4 người từ các nhân vật này và tùy vào tình huống cũng như khả năng đáp ứng của bạn mà các trận chiến có thể trở nên cực kì đa dạng với vô số kiểu chiến thuật khác nhau. Mỗi nhân vật cũng sẽ có các phần backstory và vai vế, điểm sáng cực kì chi tiết tương tự như các nhân vật ở Shadow Hearts 1, với vô vàn chủ đề từ nghiêm túc cho đến lố bịch mà cái đám ba lanh đanh này có thể có. Chẳng hạn như Lucia bỡn cợt còn quá cả Magarette năm xưa, Karin dịu dàng nhưng cảm thấy bất an khi cái thằng tóc xù mà mình thích cứ “soi” mình, Joachim đọc quá nhiều Superheroes Comic đến hỏng não, Anastasia mê Kurando đến đeo bám =))) Blanca thì…

Metal Gears Whitewolf: Son of the Dank-ka-choo

Game vẫn duy trì phong cách Lịch Sử Giả Tưởng gốc của Shadow Hearts 1 và kể từ khi mà người ta yêu thích nó, ông Machida không ngần ngại đẩy mạnh nó lên. Và cũng xin nhớ vì đây là Lịch Sử Giả Tưởng nên bạn không cần phải quá bận tâm đến cái gọi là logic hay thực hư ở đây cho lắm đâu =))). Cái kết của Shadow Hearts 1 kết thúc bằng bối cảnh lịch sử của vụ ám sát thái tử Áo-Hung khi đó, báo hiệu mở màn của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Shadow Hearts: Convenant bắt đầu chỉ cách Shadow Hearts 1 đúng một cho đến hai năm, với tình hình thế giới trở nên hỗn loạn vì cuộc chiến xen lẫn với cuộc sống thường ngày của xã hội thế giới lúc bấy giờ.

Sure bạn ước rằng giá như bạn được can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến theo kiểu tự làm chúa và quyết định xem phe nào sẽ giành chiến thắng nhưng rất tiếc, bạn tiếp tục men theo các sự kiện xã hội bên lề và xung đột ở một vài địa điểm cũng như các khoảng thời gian giữa và sau cuộc chiến. Game đưa bạn bắt đầu từ châu Âu và sau đó là lại ngược trở lại Nhật Bản – cố hương của Yuri. Các sự kiện lịch sử thế giới bị thay đổi và biến tướng lung tung phèo và cái cảm giác hell yeah ở đây là khi chính bạn – người chơi trong vai Yuri góp phần vào việc này.


Spoil chỉ một chút thì chắc không chết ai nhưng chắc bạn nhớ Tu Sĩ Điên – Đại giáo chủ Rasputin ma quái với những lời đồn đại quái gở trong xã hội và chính giới của nước Nga hồi đó. Kể từ khi cái chết của Rasputin không hề được xác nhận một cách chính xác trong lịch sử bởi có quá nhiều mâu thuẫn – thái tử Yusupov được cho là người đã bày ra âm mưu ám sát Rasputin trên thực tế… Nhưng bạn lại đâu hề nghĩ đến đó là khi Rasputin cầm đầu một giáo hội “đần độn“, những kẻ mà đã tự ý đi gây sự với Yuri vì cho rằng sức mạnh của anh là quá khủng khiếp sau các sự kiện ở phần 1. Họ cho rằng Yuri là một mối đe dọa cần loại bỏ và bùm, nguyền rủa Yuri với một lời nguyền giết chết linh hồn từ từ song nó cũng không cản anh tìm đến chúng. Công chúa Nga khi đó là Anastasia Romanova đã liên kết cùng phe của Yuri và góp phần đập Rasputin cùng những kẻ dưới trướng thừa sống thiếu chết trước ánh mắt: “Am I A Joke To You“ của cả Rasputin lẫn Yusupov =))).

Cứ yên tâm đây mới chỉ là một phần nhỏ của game nếu so với sự phá hoại mà bạn sẽ mang đến cho lịch sử thế giới =)). Sẽ tiếp tục có cả một tá Reference và nghiên cứu dày đặc dành cho những ai ưa thích hoặc đào sâu khám phá vào trong từng settings của game. Các địa danh nổi tiếng với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới như đưa bạn đến với Paris – thành phố của tình yêu, sự lãng mạn… VÀ là nơi mà bạn tham gia trận chung kết chọi sói dành riêng cho Blanca và phải đấu với một tay người sói – kẻ thực chất là một tên professor yêu chó mặc một bộ đồ linh vật để chơi ăn gian… Rồi đến với các khu phố sầm uất như Champs – Élypsées, Montmartre hay cảng Le Harve,… Đến với Petrograd cùng những đồng chí Cyka trước Cách Mạng, lang thang ở những tuyến phố cổ Nhật ở Yokohama và Nihonbashi…

Hệ thống nhân vật phụ và NPC cũng vô cùng đa dạng với các hình tượng lịch sử. Ví dụ như The Great Gama thực tế lại là một đô vật nổi tiếng gốc Ấn Độ có thật ngoài đời vào thời điểm đó. Điệp viên Kato – người cũng đã xuất hiện ở Shadow Hearts 1 là được dựa trên Ngoại Trưởng Nhật Bản Kato Takaaki trong những năm đó. Hay điệp viên Lawrence của nước Anh – kẻ mà mê mệt Lucia bất chấp tất cả lại chính là… Lawrence của Ả Rập khét tiếng trong lịch sử chiến tranh thế giới lần thứ nhất… Và còn vô số easter egg hay reference đến hiện thực được vứt rải rác trong world building của Shadow Hearts.

Sự thay đổi tiếp theo và rõ rệt nhất mà bạn để ý đó chính là đồ họa – full 3D Render tất cả, không còn những phông 2D của năm nào, từng mảng texture và model chất lượng cao. Lần đầu tiên bạn được chứng kiến một Yuri đẹp trai hơn thay cho gương mặt nhọn hoắt của model cũ. Ngoại cảnh đối với các địa danh và thành phố tốt hơn nhờ vào chất lượng ful 3D. Các hiệu ứng bắt đầu được cải thiện chẳng hạn như ánh sáng, đổ bóng, độ phản chiếu… Sure rằng nếu như bạn cho là bạn không chịu nổi kiểu phong cách 2D background với khoảng từ 128 cho đến 480 pixel cũ của Shadow Hearts 1 thì với Convenant bạn chắc chắn suy nghĩ lại.

Kể cả cho dù bạn có chơi trên độ phân giải native gốc của PS2 thì cho dù có răng cưa đến đâu thì tôi vẫn tin là đồ họa của Convenant đứng vững được. Mọi thứ đều trở nên tươi sáng hơn rất là nhiều nhưng cũng vì thế mà nó dẫn đến một trong những điểm mà tôi cho là thật sự không nên bị giảm đi… Yếu tố bóng tối trong game. Nó cũng liên quan một phần đến phong cách và chủ đề của game nhưng ông Machida khi đó lẽ ra không nên quá bị ảnh hưởng bởi những lời đánh giá cực kì tệ hại và sai lầm của “nhà báo” và một vài kẻ thiếu hiểu biết.

Xin lưu ý phân đoạn dưới đây vẫn chỉ là ý kiến riêng của tôi. Tôi yêu thích Koudelka và Shadow Hearts 1 rất là nhiều bởi chính cái Art Direction đen tối của nó – một cái Art Direction có thể gọi là 100% dành cho những tựa game kinh dị bởi sự gồ ghề và đường nét trong thiết kế, cái tông màu lạnh của game và hiệu ứng mờ ảo. Nó thật sự tạo ra một chất riêng nổi bật mà bạn chưa được thấy nhiều trong một vài tựa game hay của thể loại JRPG lai kinh dị nói chung thời đó.


Tôi từng chơi Baroque và Despiria và sau khi chứng kiến Art Direction của Koudelka và Shadow Hearts tôi vẫn thật sự rất choáng ngợp bởi sự đen tối và bi quan tồn tại trong game. Tông của Shadow Hearts: Convenant vẫn ẩn chứa sự đen tối ở một số level nhất định, chẳng hạn như hầm ngục, một Doll House khác hay một vài phân khúc với cái âm thanh và hiệu ứng rừng tợn. Tuy nhiên thì nếu so sánh với Shadow Hearts 1 thì cái tông của Convenant đã bớt đen tối hơn trong phần lớn thời lượng game. Điều này không hẳn là quá tệ như đã nói, một phần cũng vì nội dung và ý nghĩa mà game cố hướng tới, nhưng tôi vẫn ưa thích cái bóng tối kia hơn giống như bởi nó đã gắn liền với tâm hồn của Yuri – một thần quỷ ngao du khắp nơi và đập lũ quái vật nhừ tử…

Cá nhân tôi tin rằng nếu như giữ lại sự đen tối trong game cùng luôn với cả những khía cạnh tươi sáng thì trò chơi sẽ có được những mặt tương phản gợi tả hơn. Và có lẽ là một chút disturbing cũng đâu chết ai nhỉ? Đến bây giờ tôi vẫn khá bồn chồn sau khi đã chơi đi chơi lại cả Shadow Hearts 1 và Convenant… Thật sự là nó khó để diễn tả hơn tôi tưởng – tôi yêu cái bóng tối của Shadow Hearts 1 và ước giá như nó không bị thuyên giảm đi, một chút chất bạo lực và disturbing cũng vậy. Nếu như bạn đã chơi Shadow Hearts 1 và rồi nhảy sang Convenant thì chắc chắn bạn cũng sẽ thấy không vừa ý ở một số thứ nhưng đành vậy thôi nhỉ? Tôi cảm thấy đôi khi Shadow Hearts: Convenant có hơi “trẻ con hóa“ một số thứ đi nhưng cũng may là họ cũng có “lợi dụng“ mặt này của game để khiến cho game trở nên tốt hơn kha khá.

Phần Monster Design hay Enemy Design tiếp tục là một điểm sáng bất chấp đồ họa – bởi nếu như ở Shadow Hearts 1 và Koudelka với những model gồ ghề khiến cho cái thị giác của chúng ta trở nên kinh tởm trước sự kì dị của chúng thì bây giờ, việc bỏ bớt bóng tối và thay đổi tông màu có thể khiến hình ảnh thay đổi rất nhiều. Bạn có thể thấy rõ là nhiều model vẫn là assets tái sử dụng từ các phiên bản trước bên cạnh những con quái vật mới được thêm vào. Nhưng trông một số con có vẻ gợi cho bạn nhớ đến những kiểu truyện tranh manga ở độ tuổi teen, song có những con sẽ giống như là bước ra từ truyện của Clive Baker hay phim kinh dị Á Âu thập niên 8x-9x vậy.

Dẫu sao thì đối với tạo hình của một số con thì cái may mắn là không ảnh hưởng nhiều lắm. Song bạn biết đấy, tôi không thể thật sự hình dung nổi cái tên trong bộ đồ Mascot sói đó hay ả Veronica thích BDSM rồi đến con mèo hồng Andre rồi lại cả mấy tên Ấn Độ Cà Ri đó… Bọn họ khiến tôi cười phớ lớ kiểu như: Biatch? What The Heeeellll?

Nói tiếp về nguồn cảm hứng cho quái vật thì tôi ngạc nhiên khi lần này còn có nhiều hơn nữa. Họ mở rộng hơn ở các nguồn tôn, đạo giáo hay thậm chí là lần này giới thiệu đến tất cả những Legend hay dân gian, địa phương lưu truyền của nhiều nơi khác trên thế giới. Nguồn cảm hứng gốc từ Công Giáo, Thiên Chúa Giáo, dân gian La Tinh hay những trường ca địa ngục từ Tây Ban Nha và liên tục mở rộng. Chẳng hạn như mở rộng thêm về dân gian Nhật với những con như Enku – Gaki được dựa trên những giai thoại về Oni trong Nhật Bản cổ đại (There’s no Onimusha here!), Garan hay Susano và vân vân…

Những con Hati hay Ofnir và nhiều con nữa xuất hiện trong thần thoại Bắc Âu, Dân Gian Malaysia được giới thiệu với những thứ như con Penangglan, Langsuir và còn nữa… Một số con còn được thiết kế phỏng theo những mô tả từ các tác gia phục hưng nổi tiếng như Sébastien Michaëlis hay những họa sĩ hiện đại như Eelboz… Xem qua vài con chứ nhỉ?

Shadow Hearts: Convenant vẫn bù lại cho tôi một số cái khác, một số thiết kế với những màu sắc sáng chói và lòe loẹt. Thế nhưng bọn họ vẫn duy trì được một vài kiểu cợt nhả hay ý nghĩa Dank và Dark Jokes tồn tại trong Shadow Hearts 1. Thậm chí một số chỗ họ cũng không hề ngần ngại đẩy lên quá trớn so với Shadow Hearts 1 – chẳng hạn như máu dê cụ của Yuri được X lên rất nhiều lần. Ý tôi là nếu như ở phần 1 anh ấy chỉ dám “soi“ Alice khi cô ấy đang ngủ hay “soi“ Magarette vì cô ta bỡn cợt với anh thì bạn hãy thử tưởng tượng… Một nữ sĩ quan Phổ xinh đẹp phải bỏ bộ quân phục với những quân hàm sáng chói để chuyển sang mặc những bộ quần áo thừa của con gái Gepetto – những thứ mà tôi tin là Gepetto đã cố tình đưa =))) Và Boom, từ lúc nào không hay mà cả Yuri lẫn Gepetto đã nằm dưới chân Karin…

Gepetto: Cháu ngắm được hết toàn cảnh “Thiên Đường“ chứ?
Yuri: Thế còn chú 😏?

Nếu bạn chơi đến cuối game để biết được cú Plot Twist thì chắc bạn sẽ phải tự hỏi bản thân về sự sa đọa của Yuri. Hay kể cả khúc tra tấn của kẻ thù, ả Veronica khốn kiếp sẽ pick một người trong team bạn để xét hỏi – người nào thì là do bạn chọn và chỉ từ một khúc này, bạn đã có thể moi được cả tá thứ trong backstory hay cá nhân của từng người theo hướng dở khóc dở cười nhất. Vì là game PS2 của những năm 2004 cho nên bạn dễ để ý thấy khâu choice’s matter của game khá là same same thôi. Có khoảng 20 đến 25% lựa chọn trong game là “choice’s illusion”. Tuy nhiên thì game vẫn có 2 ending và tất cả được quyết định vào khoảnh khắc của câu hỏi cuối cùng cho nên bạn vẫn phải để ý lúc này. Ngoài ra nếu bạn so sánh thì phần lớn các trường đoạn của game vẫn khá thẳng tuột – linear thôi và để quyết định xem bạn sẽ gắn bó bao lâu với game thì chúng ta sẽ lại phải nói đến cốt truyện.

Cốt truyện của Shadow Hearts: Convenant có thể nói là được cải tiến khá nhiều so với phần đầu – lượng drama, hài kịch, nghiêm túc… đều được đẩy mạnh lên cao độ nhưng vẫn rất ăn nhập và liên kết với nhau. Điểm yếu đối với cốt truyện chính là ở chỗ nó là một direct-sequel của Shadow Hearts cho nên nếu như bạn trót chơi game trước phần đầu hoặc chưa chơi phần đầu thì nhiều khả năng bạn sẽ chả thể nắm được cái quái gì cả. Nó cũng có những điểm yếu của riêng nó so sánh với phần đầu chẳng hạn như hệ thống kẻ xấu, phản diện trở nên đa dạng hơn so với phần đầu, thế nhưng phần đầu lại làm tốt hơn trong việc khắc họa kẻ phản diện chính nhất của game.

Shadow Hearts: Convenant ngoài 2 kẻ phản diện gần như là cuối cùng của chúng ta thì hệ thống những kẻ còn lại tôi lại cảm thấy hơi yếu đuối với một vài hạn chế trong kịch bản – tôi cá là năm 2004 không mấy ai để ý nhưng 2020 nhìn lại thì đúng thật sự là không ổn. Chẳng hạn như sau khi bạn vạch mặt Rasputin, hắn sẽ hành xử ngay lập tức như một tên lưu manh vặt vãnh – đầu đường thông qua việc bỏ chạy hay bắt con tin… Toàn bộ những gì mà bạn được thấy trước đó ở tên này như trí tuệ, sự nham hiểm hay độ tàn nhẫn – tất tần tật biến mất hết như thể hắn từ IQ 180 xuống chỉ còn khoảng 70 đến 90 vậy.

Thậm chí điều nực cười tiếp tục là khi Rasputin, trải qua một trận chiến cuồng nộ với Yuri thì hắn quyết định dùng đến chiêu bài cuối cùng của mình đó là sử dụng sức mạnh và triệu hồi một thực thể sống dạng mê cung – không gian của Alien với những đường nét mà bạn chắc chắn nhận ra từ phong cách của Giger, xuống nước Nga lúc này và sử dụng nó như một bàn đạp chuẩn bị xâm lăng cả thế giới và bạn sẽ kiểu như… Tại sao ông lại phải chờ đến bây giờ mới sử dụng sức mạnh khủng khiếp như thế này? Tại sao không phải là từ lâu nếu như quyền năng của nó là lớn đến vậy…

Hay những kẻ như Veronica lại sau cho cùng chỉ là những ả Biatch hạng xoàng với những cái kết chóng vánh. Tên bộ trưởng Kantaro Ishimura cũng được khắc họa hơi yếu một chút so với những gì mà tôi từng hình dung từ một kẻ khơi chiến đại náo thiên hạ… Bù lại về mô típ tổng thể thì game vẫn duy trì được chất lượng và sự lôi cuốn của Shadow Hearts 1. Thậm chí tôi phải cho game một điểm cực mạnh đến từ khâu tiếp nối – bạn biết đấy, trong thế giới game bạn sẽ khó mà tìm được những kiểu game có phần đầu và phần kế ăn nhập nhau như cách mà Shadow Hearts 1 và 2 làm được.

Khi bạn đến với game thì phần đầu tiên chắc chắn là bắt buộc và sau những gì bạn đã được chiêm ngưỡng thì bạn cũng sẽ lại phải buộc để đến với phần 2. Những kiểu mô típ cốt truyện của Shadow Hearts như tôi đã từng nói với bạn thì không hẳn là mới mẻ nhưng cái cách mà Shadow Hearts: Convenant làm mọi thứ vẫn thật sự là quá kinh ngạc. Tôi phải thú nhận là tôi đã suýt drop game vì không hề nghĩ rằng bọn họ cắt giảm kha khá cái tone và những cái Aethestic trong phong cách khiến Shadow Hearts trở nên độc đáo và tuyệt vời khi làm nên chất riêng của nó. Không dễ gì khi bạn đang hứng thú với độ disturbing của phần đầu và tự nhiên sang phần sau mọi thứ trở nên ridiculous hơn với cái đám ba lanh đanh, ba lăng nhăng này. Nhưng một khi bạn đã thật sự cuốn vào cốt truyện ở đây thì lại thấy nó rất ăn nhập với phần đầu.

Nếu như chủ đề chính của Shadow Hearts 1 là hi vọng và niềm tin – được biểu diễn nổi bật qua vô vàn gam màu tăm tối và cái tông u mê, thì Shadow Hearts: Convenant đã từ từ biến đổi tôi thông qua cái gam màu tươi tắn và một chút bỡn cợt đan xen giữa nghiêm túc. Tiết tấu trò chơi vẫn khá chậm rãi và từ từ như vậy và rồi nó mới bộc lộ chủ đề chính của nó: Hạnh Phúc và việc đi tìm kiếm hạnh phúc qua những gian truân… Trò chơi liên tục xây dựng được những khoảnh khắc đáng nhớ, đau đớn, cảm động, lạc quan, bi đát, luân lí, hay chỉ là một chút nhẹ nhàng dấu yêu từ kí ức của Alice hay hơi ấm của Karin…

Đây là kiểu game chắc chắn sẽ dành cho những ai muốn chậm rãi một chút, không muốn quá gò bó vào một kiểu khuôn mẫu mà điển hình như FF mang lại, một trải nghiệm rất riêng và độc đáo của nó. Go ahead and laugh but… Tôi dám nói… ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG TỰA JRPG HAY NHẤT MÀ PS2 CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC – Mark my words.

Âm nhạc là một tầm cao mới so với Shadow Hearts 1 – sound design và OST của Shadow Hearts: Convenant tiếp tục làm tôi kinh ngạc khi nó lại tự phá cách so với chính những cái gu tiêu chuẩn trong OST của phong cách JRPG. Mặc dù như thường lệ, vì cái tone đen tối và disturbing từ Shadow Hearts 1 đã bị cắt giảm đi cho nên âm nhạc cũng sẽ bớt đi những cái track ma mị, thay vào đó là một chút chanting tầm hiện đại và cách làm âm bass của từng track mới. Lần này công việc chính vẫn được đảm nhận bởi Yoshitaka Hirota với sự trợ giúp từ Yasunori Mitsuda (Chrono series). Nhiều track nhạc hay với vocal chanting, những hợp âm giao hưởng hay điện tử tiếp tục pha trộn với nhau cho phong cách Funk – Punk của Hirota. Nhạc Battle tiếp tục là một mớ bòng bong nhưng gợi tả khi mà nó cho bạn những giai điệu như thế này:

Rồi thì thoắt cái, nó cho bạn thứ này. Tôi biết là tôi đã vô ý hơi đần một chút khi post một vài bài sountrack của Shadow Hearts 1 và 2 trong các bài viết trước đó cho nên yeah… Có thể hơi trùng lặp.

Yeah tôi biết bạn nghĩ gì… Nhạc Battle của Shadow Hearts luôn weird as F.

Với không khí và tinh thần của sự phiêu lưu, bạn sớm được làm quen tiếp với các track nhạc chilling và thư giãn, thậm chí là một chút hồn nhiên và yêu đời.

Kể cả cho dù chỉ là những giai điệu Piano hay những âm hưởng thô sơ, game vẫn cho bạn những cảm xúc tuyệt vời đến khó tin.

Nếu như Shadow Hearts 1 có bản Imbroglio hay tuyệt làm nên 1 trận Final Boss kì công thì Shadow Hearts: Convenant mang đến một khúc giao hưởng với một chuỗi kick off tuyệt vời.

Trải qua bao gian khổ và trò chơi khép lại với một cảm xúc đáng nhớ, xúc động với MỘT TRONG NHỮNG BẢN TÌNH CA HAY NHẤT MÀ TÔI TỪNG ĐƯỢC NGHE Ở TRONG VIDEOGAME – một bản tình ca buồn cho những trái tim phiền muộn. Tôi sẽ không spoil ý nghĩa và nội dung ca khúc đâu, nhưng tôi tin là qua lời nhạc, nếu bạn là một tay si tình bất kể nam hay nữ thì chắc chắn nó sẽ cho bạn điều gì đó. Getsurenka – tạm dịch là “Bản tình ca trao anh” sáng tác bởi Yoshitaka Hirota và hát bởi Mio Isayama.

Kieteyuku hazama ni Umarekuru kiseki ga
Sorezore no kokoro no sasu basho he michibiku

Watashi ni dekiru koto Shizuka ni michiteyuku
Yoru wo terasu tsuki no you ni Anata wo mimamoru no

Sono fukai anata no omoi wo Anata no motometeru kizuna wo
Taguri yosete hikari to naru no nara Watashi wa…

Inotteiru
Ah Anata ga aitai to negau hito no tonari de
Mezameru asa wo mukaerareru you ni

Hohoemi aeru shiawase wo
Tomo ni ikite yukeru yorokobi wo
Onaji kaze Kanjite yukeru no nara Watashi wa…

Ah Anata no kokoro ni furerarenakutemo
Donna katachi no ai demo kamawanai
Soba ni irareru nara

Chirabatteku ito wa
Toki wo koe
Mata musubareteyuku

Ah Anata wo Anata wo mamotteyukitai
Afureru omoi Kono mune no naka ni shimatte
Ah Itsuka ka kuru shiawase wo dakishimete ikiru
Ima wa shizuka ni hitomi tojiyou
Mata aeru kara

Tạm dịch: (Ai đó phổ nhạc được tiếng Việt thì tốt nhỉ?)

Như một phép màu kì lạ của vũ trụ… Sinh ra từ không gian hư vô bên kia
Hướng trái tim đôi ta đến với hạnh phúc, nơi mà anh và em, chúng mình thuộc về….

Và tất cả những gì mà em có thể… Là lặng lẽ vụt bay theo cơn gió kia
Như bóng đêm ôm Hằng Nga kia mãi mãi không rời xa… Em sẽ luôn luôn gìn giữ hình bóng của anh

Từng cảm xúc của anh lớn lên dần trong cơ thể của em… Từng niềm tin yêu mà anh đã mãi luôn ấp ủ ở trong trái tim anh…
Chỉ giá như mà em có thể hóa làm ánh sáng trăng soi để có thể… Chạm đến với anh…

Và em… cầu nguyện cho em, bằng cả trái tim… Và linh hồn bé nhỏ của mình rằng…
Một ngày nào đó không xa xôi, em sẽ lại tìm được anh thôi, và anh sẽ thức dậy ở bên cạnh em…

Từng nụ cười hạnh phúc mà anh và em sẽ cùng trao cho nhau
Từng khoảnh khắc ở bên cạnh nhau mà em sẽ mãi không bao giờ quên
Chỉ giá như mà anh có thể ở đây, cho em một bờ vai kia… Và hơi ấm của anh…

Và em… Cho dù rằng em… không thể gần anh, không thể được chạm vào trái tim anh…
Không quan trọng tương lai ra sao, em vẫn chỉ ước mong… Để được cùng anh ở bất cứ nơi đâu…

Cho dù rằng sau này, linh hồn hai ta, xa cách bao lâu…
Thì đôi ta vẫn sẽ luôn… tìm lại nhau….

Và em… Em sẽ mãi luôn… chờ đợi anh về… Bảo vệ tình yêu của em trao anh…
Từng cảm xúc thầm kín của em, sẽ mãi luôn nằm trọn lại… Trong trái tim của em….

Và em… sẽ mãi luôn đợi chờ… Hạnh phúc sẽ về đây… và em sẽ lại được ôm chặt anh…
Em khép chặt đôi mi của mình… Vì em luôn luôn biết rằng… Rồi chúng mình… Sẽ lại gặp được nhau…

Đánh giá chung: Shadow Hearts: Convenant là một ví dụ điển hình cho một tựa JRPG không cần phải quá nhất thiết theo khuôn khổ mà vẫn có tác dụng tuyệt vời. Trò chơi vẫn còn vô số khuyết điểm rải rác trong những trường đoạn của nó và chắc chắn nếu bạn muốn bắt lỗi game thì cũng không quá khó vì chúng ta đang nói đến một tựa JRPG đã 16 năm tuổi rồi, Heck… Ấy thế mà Shadow Hearts 1 và Convenant lại cho tôi một bộ cốt truyện mà tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ có thể quên. Và yên tâm đi, bài về cốt truyện của game sắp gần rồi và vì đây là một trong những tựa game ưa thích của tôi. Có thể trong tương lai biết đâu tôi lại gặp lại hình bóng của nó trong một tựa game khác hay cho dù thời gian sớm phai nhòa nhưng hãy cứ tin tôi khi tôi nói tôi sẽ không bao giờ quên Shadow Hearts và khả năng viết văn của một ông ất ơ làm ở phân khúc Art Background của SquareSoft cho đến một lão mê mèo đen của ngày bây giờ.

Tổng kết: Tôi viết đoạn này để high một chút. Cảm xúc luôn luôn lay động lòng người và video games tạo ra được những dòng cảm xúc để tương tác với người trải nghiệm. Và tôi lại xin được trích câu nói của Freeman và cụ Tônxtôi dựa vào góc nhìn của tôi về game, cảm xúc và nghệ thuật…

Nếu games là nghệ thuật, nó sẽ có khả năng thay đổi cách mà chúng ta nhìn nhận thế giới…” – Freeman.

“Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả tức là đã làm nên đối tượng nghệ thuật…” (Tônxtôi L.N. thư gửi – N.N Xtrakhốp ngày 23/4/1876).

Dòng cảm xúc trong Shadow Hearts nói riêng thật khó mà diễn tả bằng lời và tôi khá chắc chắn rằng Yuri và những nhóm Ba Lăng Nhăng của anh không hề hay biết rằng các anh to lớn ra sao bất chấp việc Shadow Hearts là một series game Underated. Trò chơi kết thúc như vậy đó… Một cuộc hành trình dài đầy cảm xúc và nước mắt, sau tất cả những gì mà bạn trải qua, game xây dựng một cái kết không thể nào quên trong trái tim của những game thủ yêu quý nó. Không quan trọng bạn nhận được ending nào, mỗi cái đều có giá trị của nó.

Tôi thích cái kết tệ (Bad Ending) vì nó giống như là một thứ gì đó rất dễ dàng để lựa chọn và để chúng ta tiếp tục chạy trốn khỏi hiện thực bi ai… Nhưng chính vì lẽ đó mà tôi yêu cái kết đẹp (Good Ending) của game. Đó chính là bài học mà game cố truyền tải đến game thủ và là điều mà Matsuzo Machida muốn nói, và tôi tin rằng đó sẽ là thứ mà bạn phải tự chơi và giác ngộ ra nó… Và nếu như bạn đến được phần Epilogue của game sau tất cả.



VÀ BẮN BỎ XỪ CÁI LÃO COTTON POST VỚI NÚT SKIP CỦA LÃO ĐI…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Seven Mansions: Ghastly Smile – nụ cười lạnh lẽo

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Seven Mansions: Ghastly Smile – nụ cười lạnh lẽo

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly