Thay vì năm tựa game như các hiệp sĩ, tôi xin mạn phép nói về chiếc máy chơi game Nintendo Famicom, con máy mà có lẽ dù chết tôi cũng không thể nào quên nổi.
Có lẽ các hiệp sĩ trong đấy ít nhiều cũng từng chạm vào con máy này, từng một thời oanh tạc tuổi thơ của nhiều người trong đó có tôi, Nintendo Famicom có trọng lượng nhẹ và dễ lắp dặt, mỗi đứa trẻ đều có thể dễ dàng làm quen với Famicom. Niềm vui sướng khi cầm chiếc controller phá đảo “bắn tăng” hay solo kill “concha” hoặc trổ tài thiện xạ cùng “bắn vịt”. Ngoài những khẩu AK cắc bụp ra thì tuổi thơ nếu thiếu đi Famicom thì quả là thiếu thốn, thiếu về những trải nghiệm cổ điển và tất nhiên, những kỉ niệm cùng những người bạn hữu, anh em quây quần bên chiếc máy chờ nhau để được chung tay hóa thân vào nhân vật trên chiếc tivi màn hình màu năm ấy. sao tôi có thể quên những ngày mưa cùng người anh, người chiến hữu của tôi hóa thân thành nhân vật trong chính tựa game cả hai thống nhất mua cho được. Dòng máy này dần bị lép vế khi thời đại thay đổi, cũng đúng thật. Cái thời phải chạy mua đĩa giờ có thể mua trực tuyến qua Steam hay Uplay…, thời mà lo lắng khi máy không chịu lên hình và trên hết, những ngày hè bên lũ bạn. Với tôi lúc đấy, một đứa trẻ chả biết đến game hay điện tử, Famicom đã mở ra một con đường mới, một thế giới đầy màu sắc cho dù đó chỉ là những chấm vuông chuyển động trên màn hình chiếc tivi bé đặt giữa nhà. Thời thế thay đổi, rồi ngày Internet và “PC” thay thế Famicom cũng đến, nhà nhà ào át bán đi những chiếc máy Famicom đã có những vết ố trên thân máy do lâu năm, có những máy đóng bụi thành từng lớp. Trong cơn bảo tưởng như “tận thế” ấy, anh tôi cũng bán đi con Famicom đã vàng đi thân máy và bong hết nút bấm controller.
Chiếc máy đã bán nhưng với tôi, những kỉ niệm của một thời sẹ mãi còn đấy, nó không thể bán đi và có lẽ đến khi qua khỏi cái dốc bên kia cuộc đời, tôi vẫn luôn nhớ đến nó như một phần tuổi trẻ. Cảm ơn Nintendo, cảm ơn Famicom, cảm ơn cả những người anh em chiến hữu ngày ấy cũng như cảm ơn các hiệp sĩ đã đọc đến đây.