Giới thiệu và hướng dẫn cách chơi các lá Common, Rare, Epic (P.2): Paladin, Priest, Rogue.

Khách quen

  

Xin chào các bạn :D, thời gian trôi qua nhanh quá đúng không nào, mới đây thôi mà phần 1 đã được trình làng 3 ngày rồi đấy. Không biết các bạn có mong mỏi phần tiếp theo hay không nhỉ ?. Chứ tui sau khi xong phần 1 lại bắt đầu công việc ngày đêm đèn sách viết phần 2 để ra mắt các bạn cho kịp thời hạn đấy nên giờ mắt nó thâm đen hết cả rồi, có ai thương tui hông :3.

(Xạo đó, tối nào cũng xem Euro tới sáng nên mắt mới thâm vậy đó, các bạn đừng để bị lừa).

Hehe…

Thôi, vào vấn đề chính không đi Chém Gió nữa. Trong phần này tui sẽ giới thiệu cho các bạn 3 Class tiếp theo là Paladin, Priest và Rogue.

Các bạn có thể xem lại phần 1 tại đây

1. Paladin

Nhắc tới Paladin không thể không nhắc tới thời kỳ hưng thịnh nhất của Class kể từ phiên bản Gobin and Gnomes với 3 lá bá đạo trên từng hạt gạo Shielded Minibot, Coghammer và  Muster for Battle, sau đó đến phiên bản The Grand Tournament với việc xuất hiện ông hoàng mới Mysterious Challenger làm thay đổi cả phong cách chơi của Paladin. Từ lối chơi nhàn nhạ, ru ngũ đối phương, tính toán chi li biến tấu sang lối chơi tấn công dồn dập, bóp nghẹt đối thủ không cho phản kháng và nhất là không cần phải có “não”, phải dùng từ như vậy tui mới hết khỏi bức xúc được.

Có lẽ, đối với nhiều người, Paladin thời kỳ đó thật mạnh mẽ, thật quyến rũ bởi phong cách dễ chơi dễ trúng thưởng nhưng đối với tui, Paladin lúc ấy thật lố bịch và chướng tai gai mắt, bao nhiêu niềm vui, niềm hân hoan giành chiến thắng những trận đấu căng thẳng với kèo Control Warrior hay Handlock đã biến mất theo mây khói. Giờ đây tui đã không còn chơi Paladin thường nữa bởi mỗi lần tui chơi, khoảnh khắc đen tối ấy lại ùa về trong suy nghĩ của mình khiến tui không tài nào chơi được. Nhưng trong tương lai không xa, khi tui không còn phải bận bịu việc học nữa, tui sẽ quay trở lại và tryhard Class mà tui yêu từng yêu quí nhất :D.

Sức mạnh của Paladin được chia thành 3 hướng

  1. Aggro: nồng cốt từ các lá bài có kỹ năng Divine Shield.
  2. Secret: với Mysterious Challenger làm tướng lĩnh
  3. Control: có khả năng hồi máu “vô tận”.

Hãy cùng tui điểm qua những lá bài mạnh của Paladin xét tại thời điểm phiên bản Whisper of the Old Gods nhé !

Common

Với việc phiên bản Gobin and Gnomes chỉ chơi được trong chế độ Wild nên lá Common mạnh nhất của Paladin ở phiên bản ấy cũng đi theo, Shielded Minibot. Giờ đây Paladin trở nên khá yếu so với các Class còn lại nhưng không vì thế mà xem thường nhé vì vẫn còn đó lá Common rất mạnh trong mọi deck Paladin mà đối phương phải luôn dè chừng, đó chính là Keeper of Uldaman.

  • Keeper of Uldaman: Biến một minion thành 3/3

Tại sao nó lại mạnh như vậy?. Bởi khả năng sử dụng của Keeper of Uldaman rất linh hoạt

+ Đối với minion của bạn: bạn có một minion có stat nhỏ hơn 3/3, rất yếu đuối, dễ bị bắt nạt, bạn muốn nó trở nên mạnh mẽ hãy dùng Keeper of Uldaman vào minion đó biến nó thành 3/3 giống như siêu nhân gao biến hình vậy. Thế là bạn vừa có một minion 3/4 vừa thêm một minion 3/3 Wow… Kinh khủng thật !.

+ Đối với minion của đối phương: hãy sử dụng Keeper of Uldaman vào những minion to, khỏe của đối phương như C’Thun, Ragnaros the Firelord, Ysera, Grommash Hellscream v.v.. Hãy thử tưởng tượng lúc đấy đối phương sẽ có cảm xúc ra sao…Chắc khó diễn tả lắm ha !

Keeper of Uldaman có thể kết hợp rất tốt với Rallying Blade, Truesilver Champion (vũ khí của Paladin) để tiêu diệt minion của đối phương. Ngoài ra bạn còn có thể dùng minion của mình để trade cũng được.

Một số lá Common thông dụng khác

  1. Noble Sacrifice, Redemption (Secret Paladin)
  2. Argent Protector (Aggro Paladin)
  3. Solemn Vigil (Control Paladin)

Rare

Mặc dù Common của Paladin được xem là phế nhất trong 9 Class nhưng may mắn thay Paladin có số lượng lá bài Rare được dùng nhiều nhất. Cái này đối với newbie không biết là tin vui hay buồn nhỉ :3?. Điển hình gồm các lá sau:

  • Equality: Biến Health tất cả minion thành 1

Thoạt nhìn khả năng của Equality, chắc chắn các bạn sẽ bảo nó tệ như vậy sao lại được sử dụng nhiều được?. Thực ra nếu nhìn về một khía cạnh biến Health tất cả minion của mình lẫn đối phương thành 1 thì đúng là tệ thật nhưng khi nhìn một cách tổng quát hơn bạn sẽ thấy nó rất có lợi. Vì nó kết hợp được rất nhiều các lá bài khác như Consecration để clear hết tất cả minion của đối phương hay kết hợp với Wild Pyromancer để clear board (cả mình lẫn đối phương), ngoài ra nếu gặp minion mạnh của đối phương mà bạn không có cách nào tiêu diệt được thì việc biền Health thành 1 cũng giúp minion của bạn trade một cách thuận lợi nên Equality rất thích hợp cho các deck Control lẫn Midrange.


  • Aldor Peacekeeper: Biến Attack minion của đối phương thành 1

Trong tất cả các lá của Paladin, Aldor Peacekeeper chính là lá tui thích nhất sau Tirion Fordring, bởi khả năng của nó rất dễ khiến đối phương nãn lòng đồng thời nó là lá Rare tốt nhất của Paladin ở thời điểm hiện tại, sử dụng rất tốt khi đối đầu với minion có Attack cao khiến nó trở thành “phế nhân” với 1 Attack và kết hợp tốt với Stampeding Kodo, tạo nên một Combo rất hay.

Aldor Peacekeeper cũng như Equality sử dụng rất tốt trong các deck Midrange và Control. Một số ít được sử dụng trong Aggro.

  • Rallying Blade: +1/1 cho tất cả minion có Divine Shield, lớp khiên bảo vệ không nhận sát thương đầu tiên

Rallying Blade chính là lá mới trong phiên bản Whisper of the Old Gods, sử dụng rất hiệu quả đối với các minion có Divine Shield như Argent Squire, Argent Horserider v.v…hoặc một số lá bài của Paladin buff cho minion có Divine Shield như: Selfless Hero, Argent Protector, Steward of Darkshire. Ngoài ra khi trên board bạn không có minion có Divine Shield bạn vẫn nên dùng Rallying Blade để trade với minion của đối phương để lấy Tempo, rất hiệu quả tương tự như Eaglehorn Bow của Hunter vậy.

Rallying Blade được sử dụng nhiều trong các deck xoay quanh Divine Shield, Secret Pally và đôi khi được dùng trong Control.

Một số lá Rare thông dụng khác Selfless Hero, Steward of Darkshire, Divine Favor (Aggro Paladin)


Epic

  • Forbidden Healing: Sử dụng hết tất cả mana của bạn để hồi gấp đôi Health

Phiên bản Gobin and Gnomes không được sử dụng trong Standard đồng nghĩa với việc 2 lá bài Epic ở phiên bản đó là Coghammer, Quartermaster cũng đi theo. Giờ đây Paladin trở về với con đường chính đạo của mình, Control, nhờ lá Forbidden Healing, giúp khả năng sống sót của Paladin trở nên mạnh mẽ hơn, nôm na có thể nói là bất tử luôn đấy vì đây là lá bài giúp bạn hồi máu cao nhất trong Hearthstone. Bạn hãy tưởng tượng turn 10 bạn dùng Forbidden Healing có nghĩa bạn hồi cho mình tới 20 máu Wow.. có thể được xem như lá Reno thứ hai trong Hearthstone vậy. Giờ đây Paladin có thể sánh ngang với Priest về khả năng hồi máu rồi :)).

Lưu ý Forbidden Healing cũng sử dụng được trên cho cả minion của mỉnh nhé !

Một số lá Epic thông dụng khác

  1. Mysterious Challenger (Secret Paladin).
  2. Lay on Hands (Control Paladin).

Danh sách các lá bài của Paladin sử dụng trong Standard: link

2. Priest

Hầu như các game online thuộc MMORPG hay MOBA, Class Priest hay Support luôn luôn là một chính nhân quân tử, một Class không thể thiếu trong các Party với khả năng hồi máu vô tận, bảo kê khi đồng đội bị đối phương áp sát hay hồi sinh khi chết và có các skill khống chế các con Boss giúp Party dễ dàng tiêu diệt nó v.v….Nhưng cũng là Class ít người chơi và lựa chọn nhất vì phong cách chơi khá nhàn nhạ, không có nhiều skill gây sát thương cao nên khi PvP toàn làm bao cát cho người ta đập hay PvE lại cần sự trợ giúp của đồng đội và nhất là nhìn nó hao hao như bảo mẫu quá nên chẳng ai thích điều đó cả :)).

Nhưng đến với Hearthstone, bạn sẽ có cái nhìn khác hoàn toàn về Priest. Tất nhiên những nét đặc trưng của Class vẫn được Blizzard giữ nguyên nhưng bên cạnh đó có hai nét vô cùng độc đáo và sáng tạo đó chính là biến khả năng “hồi máu” thành gây “sát thương” và  kỹ năng “đạo tặc” thượng thừa, phải nói là bá đạo trên từng hạt gạo luôn, không có một Class nào có thể so sánh được. Từ những điều thú vị ấy, tui nghĩ đến cái tên Lucifer, thiên thần sa ngã.

Lưu ý, đây chỉ là ý kiến cá nhân nên bạn nào fan Anduin Wrynn nói riêng và Class Priest nói chung đừng buồn nha !

Sức mạnh chính của Priest nằm ở khả năng hồi máu và lấy bài từ đối phương để tạo lợi thế cho mình. Hướng đi chính của Priest hiện nay chỉ có Control mà thôi.

Hãy cùng tui điểm qua những lá bài mạnh của Priest xét tại thời điểm phiên bản Whisper of the Old Gods nhé !

Common

  • Circle of Healing: Hồi 4 máu cho tất cả minions (cả mình lẫn đối phương).
  • Flash Heal: Hồi 5 máu.
  • Darkshire Alchemist: Hồi 5 máu.

Circle of Healing, Flash Heal và Darkshire Alchemist đều là 3 lá bài cực kì quan trọng trong mọi deck Control Priest.

Đối với Circle of Healing, rất nhiều bạn sai lầm khi cho rằng việc hồi máu cho cả minion mình lẫn minion đối phương là một điều điên rồ, chẳng có công dụng gì, tự nhiên gây cả “tấn” sát thương rồi lại hồi máu cho nó….. Hmmmmm, lúc đầu khi mới chơi Priest tui cũng nghĩ như bạn vậy, Circle of Healing thật sự là một lá bái lỗi của Blizzard, nhưng khi chinh chiến nhiều trận, xem Amaz và Zetalot chơi, tui đã có cái nhìn khác về Circle of Healing, nó thật sự là một lá bài vô cùng ảo diệu vì Circle of Healing có thể Combo được rất nhiều lá bài của Priest tạo ra những màn rút bài thần thánh, hay clear board như phim kiếm hiệp và một số Combo tiêu biểu của Circle of Healing.

  1. Injured Blademaster + Circle of Healing cho bạn một minion có stat 4/7 với 3 mana.
  2. Northshire Cleric + Wild Pyromancer + 1 Spell, kích hoạt khả năng của Wild Pyromancer, sau đó dùng Circle of Healing để khả năng của Northshire Cleric được kích hoạt (rút bài), tạo lợi thế về Card Advantage.
  3. Northshire Cleric + Circle of Healing để hồi máu cho minion mình lẫn đối phương và rút bài.
  4. Wild Pyromancer + Circle of Healing + Spell để clear board. Lưu ý combo này rất khó, đòi hỏi bạn phải chơi Priest thuần thục.

Ngoài 4 Combo trên, Circle of Healing, Flash Heal và Darkshire Alchemist kết hợp cực tốt lá bài Rare của Priest là Auchenai Soulpriet để clear board.

  1. Auchenai Soulpriet + Circle of Healing gây 4 sát thương lên cho minion mình lẫn đối phương.
  2. Auchenai Soulpriet + Flash Heal và Darkshire Alchemist gây 5 sát thương cho một minion hoặc lên Hero đối phương nếu như bạn có Lethal.

Đối với Flash Heal và Darkshire Alchemist, bạn cũng có thể kết hợp với Northshire Cleric để rút bài khi hồi máu cho một minion. Ngoài ra, đối đầu với Aggro hay Midrange, Flash Heal và Darkshire Alchemist hồi máu cho Hero giúp bạn sống “dai” hơn và kéo game về late.

  • Entomb: Chọn một minion của địch và đưa nó vào bộ bài của bạn.

Entomb, có thể nói là lá Common mạnh nhất đồng thời khẳng định sức mạnh “ăn cắp bá đạo” của Priest. Khi bạn chơi Priest, đối phương luôn luôn dè chừng Entomb vì chỉ cần ra một minion to, khỏe thế nào cũng bị Priest ăn cắp. Đắng lòng thanh niên tu sĩ chuyên đi ăn cắp vặt :(.

Priest với khả năng clear board thuộc hạng top ảo diệu trong 9 Class và gần như chỉ chơi được mỗi Control nên giá trị của Entomb càng được khẳng định. Tuy tui không phải người chơi Priest giỏi, nhưng mỗi lần cầm Priest đối phương đều phải ngao ngán, tui rất thích dùng Entomb vào những con Legendary mạnh như: Tirion Fording, Grommash Hellscream, Cairne Bloodhoof, Sylvanas Windrunner, Ragnaros the Firelord v.v… Tất nhiên bạn cũng có thể “ăn cắp” các lá bài khác miễn là nó to, khỏe, mạnh là được.

Một số lá Common thông dụng khác

  1. Museum Curator (N’Zoth Priest).
  2. Thoughtsteal (Control Priest).
  3. Hooded Acolyte (C’Thun Priest).

Rare

  • Auchenai Soulpriest: những lá bài và Hero Power từ khả năng hồi máu sang gây sát thương.

Vâng, đây chính là lá bài mạnh nhất của Priest, bởi khả năng của nó giúp bạn rất nhiều trong ván đấu. Bạn biết rằng đa số các lá bài của Priest là hồi máu, tu sĩ mà lị, nhưng nhờ Auchenai Soulpriest khả năng hồi máu biến thành sát thương giúp ích rất nhiều trong việc cleard boar nên phù hợp với các deck Control.

Không biết các bạn thế nào chứ tui xem Auchenai Soulpriest như thiên thần của lòng tui vậy, tui là tui thích cái gì nó tà đạo một chút chứ đừng có ngay thẳng quá nhìn nó rất cứng ngắc thế là tui Craft hẳn một lá Golden để khi nào buồn buồn vào xem để đắm chìm trước vẻ đẹp của ẻm :D.

Huyên thuyên thế được rồi vào vấn đề chính thôi. Cách dùng Auchenai Soulpries trong phần Common tui cũng đã đề cập một số cách dùng rồi nên sẽ không kể lại mà bổ sung thêm một cách dùng khác khi kết hợp với Justicar Trueheart, thay đồi Hero Power thành hồi 4 máu, + Auchenai Soulpriest bạn sẽ gây ra được 4 sát thương.

Lưu ý giành cho các bạn do Auchenai Soulpries biến khả năng hồi máu thành gây sát thương nên khi bạn sử dụng những lá bài hồi máu như: Lightwell, Holy Nova, Holy Fire thì Hero bạn cũng nhận sát thương luôn nhé !. Đừng quên chuyện đó, tui gặp rất nhiều trường hợp không để ý Auchenai Soulpries có trên bàn lắm.

  • Excavated Evil: Gây 3 sát thương cho tất cả minion và đưa nó vào bộ bài của đối phương.

Excavated Evil thực sự là một lá bài rất rất rất tệ vì khả năng của nó không những hại minion của mình mà còn cho đối phương bài. Thế thì ta được lợi ích gì khi sử dụng Excavated Evil ?. Có thể nói đơn giản thế này một lá spell 5 mana mà gây 3 sát thương cực kì mạnh, bạn xem qua Holy Nova cũng cùng 5 mana nhưng chỉ gây có 2 sát thương, thêm nữa Priest chỉ có khả năng hồi máu, việc tiêu diệt minion đối phương gần như phụ thuộc vào minion trên bàn của mình. Ngoài ra lá Lightbomb bị loại bỏ trong chế độ Standard nên giờ đây Priest chỉ còn 2 lá AOE Spell là Holy Nova và Excavated Evil nhưng Holy Nova không có khả năng clear board mạnh bằng Excavated Evil nên hiển nhiên Excavated Evil được trọng dụng hơn trong các deck Control và những người chơi Priest đành chấp nhận độ rủi ro mà Excavated Evil mang lại.

  • Shifting Shade: Deathrattle, hiệu ứng được kích hoạt khi lá bài chết, sao chép một lá bài từ bộ bài của đối phương lên tay của bạn.

Shifting Shade là một trong số những lá bài dạng “ăn cắp” nữa của Priest và rất thích hợp trong các deck Control đặc biệt là N’’Zoth.

Nhìn vào Shifting Shade tui lại nhớ tới Piloted Shredder, trong phiên bản Gobin and Gnomes, Stat với kỹ năng Deathrattle y chang nhau nhưng Shifting Shade cho bạn lợi thế về Card Advantage còn Piloted Shredder lại là Tempo. Khi sử dụng Shifting Shade, đối phương tiêu diệt nó sẽ không biết bạn lấy lá bài nào trong bộ bài của họ, vì mang tính ngẫu nhiên nên vô hình chung gây áp lực không nhỏ cho đối phương, đây chính là điều thú vị nhất khi chơi Priest và tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười, lúc bạn nhận được những lá bài có giá trị cao có thể thay đổi cục diện trận đấu nhưng ngược lại thì bạn chỉ biết cười trừ mà thôi điển hình khi đối đầu với Control Warrior và bạn nhận được Shield Slame :)).

Một số lá Rare thông dụng khác:

  1. Wyrmrest Agent (Dragon Priest).
  2. Twilight Darkmender (C’Thun Priest).

Epic

  • Cabal Shadow Priest: “ăn cắp” một minion có Attack nhỏ hơn hoặc bằng 2

Nếu như Shifting Shade là dạng “ăn cắp” kín đáo thì Cabal Shadow Priest được gọi là “ăn cắp” công khai chính trực không sợ bất kì ai :)).

Cabal Shadow Priest chính là lá Epic tốt nhất của Priest hiện nay và được sử dụng trong các deck Control. Khi sử dụng Cabal Shadow Priest bạn nên lưu ý lấy những minion có giá trị cao như:

  1. Mage: Mana Wyrm, Flamewaker.
  2. Shaman: Tunnel Trogg, Flametongue Totem.
  3. Warlock: Darkshire Councilman.
  4. Warrior: Frothing Berserker, Bloodhoof Brave.
  5. Neutral: Dire Wolf Alpha, Flame Juggler, Knife Juggler, Acolyte of Pain, Harvest Golem.

Còn nhiều lắm tui chỉ kể sơ sơ một số minion có giá trị cao của đối phương thôi.

Thật sự mà nói về khoản lấy bài thì Priest là số một, Rogue tuy được coi là thích khách nhưng lại chỉ có 2 lá bài có khả năng lấy bài thôi. Cho tới tận bây giờ tui thực sự vẫn không hiểu được sao Blizzard lại biến Anduin Wrynn hiền lành, chất phác như vậy thành một tu sĩ tà đạo…………. nhưng mà tui thích sự tà đạo đó :)).

Một số lá Epic thông dụng khác:

  1. Forbidden Shaping (N’Zoth, Control Priest).
  2. Embrace the Shadow (Control Priest).

Danh sách các lá bài của Priest sử dụng trong Standard: link

3. Rogue

Rogue, một trong 3 Class tui thích chơi nhất ở phiên bản Whisper of the Old Gods và cái duyên khiến tui đến với Rogue nó thật bất ngờ.

Chuyện đó xảy ra từ thời xưa lắc xưa lơ rồi, lúc ấy tui đang hơi chán Hearthstone vì đã đạt được một số chỉ tiêu để ra khi chơi và loay hoay tìm niềm cảm hứng cũng như niềm vui mới để tiếp tục gắn bó với game thì bất chợt tui xem một clip highlight về deck Miracle Rogue của một Gosu thời đó khiến tui chết mê chết mệt bởi độ ảo diệu cũng như hiệu quả mà deck đó mang lại khi leo Rank. Thế là tui dis hết tất cả các lá bài không cần dùng đến, lúc ấy cũng tiếc đứt ruột lắm nhưng đành chịu thôi vì sự nghiệp cao cả mà, để Create Leeroy Jenkins và Edwin VanCleef. Lúc đầu mới chơi, tui toàn thua thôi vì không biết Combo như thế nào để kiếm soát cũng như kết thúc ván đấu. Thấy người ta chơi hay quá mà mình thì như con gà, nhiều lúc ức chế lắm muốn nghỉ game luôn rồi ấy chứ nhưng không biết vì lí do gì mà tui vẫn ráng tìm tỏi, hỏi học, đọc mấy bài Guild trên mạng về Miracle Rogue và vận dụng “trí khôn” của mình để vận hành. Rồi không biết tự bao giờ, tui cầm Miracle Rogue đến đâu là thắng đến đó và thắng liên tục 14 ván, kỉ lục của tui đến bây giờ luôn. Từ đó tui đam mê Rogue, ngày đêm cùng Valeera Sanguinar chinh chiến mọi kẻ thù mạnh yếu trong “đấu trường công lý” mà không biết chán là gì….

Hình như tui lạc đường rồi thì phải :)). Các bạn thông cảm, mỗi lần nhắc đến Rogue mà mỗi lần luôn để lại trong tôi những niềm vui khó tả :D.

Nếu bạn thích Rogue và muốn chơi giỏi thì tui có một lời khuyên chân thành “Hãy cố gắng ăn hành càng nhiều càng tốt và không bao giờ chịu từ bỏ trước khó khắn”. Như vậy bạn mới làm chủ được không chỉ Rogue mà 8 Class còn lại nữa :D.

Hãy cùng tui điểm qua những lá bài mạnh của Rogue xét tại thời điểm ở phiên bản Whisper of the Old Gods nhé !

Common

  • Eviscerate: Gây 2 sát thương, Combo: chơi 1 lá bài khác trước khi sử dụng lá bài này trong lượt của bạn, gây 4 sát thương.

Eviscerate là lá bài Common tốt nhất của Rogue và được sử dụng cho mọi deck.

Đối với Eviscerate giúp bạn kiểm soát board cực tốt, nhất là thời điểm early và mid game, dễ dàng tiêu diệt được một minion có 4 Health để lấy Tempo. Do Eviscerate có kỹ năng Combo nên cách sử dụng tốt nhất lá bài này bạn nên kết hợp với một lá bài khác. Tui đưa ra một số ví dụ cho bạn dễ hình dung cách Combo hiệu quả với Eviscerate, những combo này thường rơi vào early hoặc mid để bạn kiểm soát board.

  1. The Coin + Eviscerate gây 4 sát thương có thể tiêu diệt một minion mạnh đầu game.
  2. Backstab + Eviscerate gây 6 sát thương lên một minion.. một combo cực mạnh của Rogue.
  3. Preparation + Eviscerate gây 4 sát thương và không tốn một mana nhưng bạn lại đánh đổi Card Advantage. Combo này mạnh nhưng bạn cần lưu ý sử dụng khi bạn đang mất Tempo vì Preparation vẫn có thể Combo nhiều lá khác của Rogue mang lại cho bạn nhiều lợi thế hơn.
  4. Deadly Poison + Eviscerate gây 4 sát thương và cho vũ khí của bạn 2 Attack.

……. Về late game, tức khoảng từ 6 mana trở đi, lúc này bạn sử dụng Eviscerate linh hoạt hơn khi đã có nhiều mana rồi.

  • Shadow Strike: Gây 5 sát thương cho một nhân vật (minion + Hero) chưa nhận sát thương.

Shadow Strike, một lá bài được tạo ra từ ý tưởng từ lá Backstab nhưng lại gây 5 sát thương trong khi chỉ cần có 3 mana….Quá mạnh luôn ý ! và được sử dụng cho Miracle (Combo + Control) và N’Zoth Rogue (Control).

Đây là lá bài tui thích nhất trong tất cả các lá bài mới của Rogue trong phiên bản Whisper of the Old Gods vì rất nhiều trận tui lật kèo nhờ topdeck nó. Khả năng của nó không cần phải bàn cải với việc gây 5 sát thương có thể tiêu diệt gần như mọi minion có cost từ 1-5 nhưng cái quan trọng nhất chính là số mana sử dụng, chỉ cần có 3 mana bạn dễ dàng Combo với các lá bài của Rogue đặc biệt khi kết hợp với Preparation, số mana bạn sử dụng là con số 0 tròn trĩnh. Chính vì sự ảo diệu đó mà Rogue trở thành một trong những Class mà tui thích chơi :D.

Một lưu ý rất thú vị mà các bạn nhiều khi không để ý tới là Shadow Strike có thể phang mặt Hero đối phương khi nó vẫn còn 30 máu :)).

  • Tomb Pillager: Deathrattle, hiệu ứng được kích hoạt khi lá bài chết, gửi cho bạn lá The Coin trên tay.

Như Eviscerate, Tomb Pillager cũng là lá bài Common cực mạnh của Rogue và được sử dụng gần như mọi deck của Rogue.

Tomb Pillager có độ hữu dụng cao như vậy nhờ khả năng cho bạn lá The Coin, 0 mana…Wow !. Bạn có thể tưởng tượng rất nhiều Combo được tạo ra sau khi bạn sử dụng The Coin đúng không?. Nếu như trước đây Rogue chỉ mạnh khi đi lượt thứ 2, bạn đi sau sẽ nhận được lá The Coin, giúp bạn Combo dễ dàng hơn nhưng giờ đây khi có Tomb Pillager, mọi việc trở nên dễ dàng hơn. The Coin có thể kết hợp một số lá có kỹ năng Combo mạnh như Cold Blood, Eviscerate, Edwin VanCleef, SI: 7 Agent. Ngoài ra kết hợp với Gadgetzan Auctioneer để rút bài, một trong những combo phổ biến hiện nay của Rogue.

Một số lá Common thông dụng khác: Cold Blood, Conceal (Miracle Rogue).

Rare

  • Undercity Huckster: Deathrattle, hiệu ứng được kích hoạt khi lá bài chết, gửi cho bạn một lá bài bất kì từ Class của đối phương lên tay.

Rogue là Class thích khách nên khả năng đưa ra những đòn tấn công cực nhanh, gọn, lẹ không để lại dấu vết, nói theo kiểu dân gian là đánh lén ấy. Nhưng tui nghĩ khả năng trộm cướp cũng phải không phải dạng vừa đâu, vậy mà trong Hearthstone những lá cướp bóc của Class Rogue đếm trên đầu ngón tay và Undercity Huckster là một trong những lá ấy, được sử dụng trong Aggro, Midrange và N’Zoth Rogue.

Khác với Priest, được xem ăn cướp chuyên nghiệp, đã lấy thì phải lấy từ trong bộ bài của đối phương còn Rogue được gọi là “chuyên gia”, không lấy thì thôi chứ một khi đã lấy thì phải lấy từ toàn bộ các lá bài trong Class của đối phương. Nói thế thôi chứ lấy từ toàn bộ thì xác suất lấy được lá bài ngon đôi khi khá thấp, còn lấy trong bộ bài thì hiển nhiên đa số là ngon vì nó ngon mới đem đi đánh trận chứ, ai lại lấy lá cùi bắp đúng không? :3.

Mặc dù xác suất lấy bài ngon từ Class đối phương không cao nhưng được cái chỉ số stat khá ổn cho một minion 2 mana, có thể trade với minion của đối phương tốt ở early game.

  • SI:7 Agent: Combo, chơi 1 lá bài khác trước khi sử dụng lá bài này trong lượt của bạn, gây 2 sát thương.

SI:7 Agent chính là lá Rare mạnh nhất của Rogue hiện tại và trong cả tương lai, không một lá bài nào có thể thay thế được, sử dụng trong mọi deck của Rogue.

Nhiều bạn nghĩ 3 mana, stat 3/3 mà chỉ gây có được 2 sát thương thì mạnh nỗi gì?. Tại bạn chưa quen cách chơi Rogue nên không biết đấy thôi, Rogue mạnh nhờ Combo nên những deck của Rogue luôn có lượng lá bài từ 0-3 mana cực nhiều để thuận tiện cho việc Combo giành lấy Tempo từ sớm và những ai chơi Rogue thường kết thúc ván đấu ở những lượt thứ 10 và không kéo dài lâu vì càng kéo dài Rogue càng yếu. SI:7 Agent lại có 3 mana quá hợp lý rồi còn gì, ngoài ra còn gây thêm 2 sát thương có thể kết hợp với vũ khí + spell để gây thêm sát thương. Một số Combo tiêu biểu kết hợp với SI:7 Agent thường dùng ở early và mid.

  1. The Coin + SI:7 Agent ở lượt thứ 2, tiêu diệt minion của địch có 2 máu.
  2. Backstab + The Coin + SI:7 Agent ở lượt thứ 2 gây 4 sát thương hoặc Backstab + SI:7 Agent lượt thứ 3, có thể giết được 2 minion đầu game của đối phương.
  3. The Coin + SI:7 Agent + 1 Spell 1 mana như Deadly Poison, Journey Below ở lượt thứ 4.
  4. Preparation + Spell + SI:7 Agent ở lượt thứ 3.

………..

Còn nhiều Combo lắm, các bạn chơi và khám phá nhé !

Một số lá Rare thông dụng khác: Journey Below, Unearthed Raptor, Dark Iron Skulker (N’Zoth Rogue).

Epic

  • Preparation: Spell tiếp theo bạn dùng giảm 3 cost.

Qua các phần Common và Rare, phần nào tui cũng nhắc tới Preparation nên nó hiển nhiên là lá Epic mà các bạn muốn chơi Rouge luôn phải có bằng bất cứ giá nào đi chăng nữa, nếu không có Preparation, Rogue gần như mất đi sức mạnh của mình và sẽ trở thành phế nhân, chắc chẳng bạn nào muốn đâu nhỉ ?. Preparation được sử dụng cho mọi deck Rogue.

Ngoài những Combo mà tui đã liệt kê trên, Preparation có thể kết hợp với một số spell có số mana khá cao như:

  1. Preparation + Sprint, chỉ tốn 4 mana bạn rút được 4 lá, một combo nổi tiếng thời xưa lắc xưa lơ.
  2. Preparation + Shadow Strike, tốn 0 mana.
  3. Preparation + Fan of Knives, tốn 0 mana.

Lưu ý giành cho các bạn sử dụng Preparation. Không nên sử dụng Preparation một cách tùy tiện, cần phải tính toán hợp lý để đưa ra những Combo hoàn hảo để giành lấy Tempo nhiều nhất có thể. Làm sao để cho hợp lý thì các bạn phải chơi nhiều, thua càng nhiều càng tốt, để học cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân mình, người ta nói thất bại là mẹ thành công mà.

Một số lá Epic thông dụng khác:

  1. Shadowcaster (N’Zoth Rogue).
  2. Blade of C’Thun (C’Thun Rogue).

Danh sách các lá bài của Rogue sử dụng trong Standard: link

Phù…….Vậy là xong phần 2 rồi nhé !. Hẹn gặp lại các bạn trong phần 3 của Series. Mọi thắc mắc các bạn comment ở dưới, tui sẽ trả lời nhiệt tình.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện

Đọc thêm