Fatal Frame 4: Mask Of The Lunar Esclipe – Khúc ca Tsumori bi ai

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Mãi mới chơi được game này.
Ok, sau một hồi cố tìm đủ mọi cách thì yes, giả lập Dolphin đã hoạt động và tôi đã giả lập được máy Wii. Và tôi đã chơi Fatal Frame 4 cũng như có khá nhiều điều để nói – cũng có lẽ đây là bài viết về Fatal Frame đầu tiên của tôi mà các bạn có thể thấy tôi hơi triggered một chút, cũng sẽ có những khoảng này nọ. Nhưng hãy cứ bình tĩnh nhé, tôi hứa sẽ bàn đến các vấn đề của Fatal Frame nhanh chóng và trước tiên là qua phần này đã.

Note: Chắc có lẽ đây là bản Fatal Frame đầu tiên mà tôi triggered.

Fatal Frame 4 khác với truyền thống khá nhiều – không còn độc quyền cho máy PS nữa mà thay vào đó, chuyển nhà sang Nintendo và bắt đầu giai đoạn bụi đời của nó. Điểm đầu tiên mà các bạn hẳn sẽ để ý thấy ở Fatal Frame 4 đó chính là việc có cả 3 studio chịu trách nhiệm phát triển thay vì chỉ một như trước. Với các phiên bản PS, Makoto Shibata và studio của ông ở Tecmo hoàn toàn đảm nhận các vai trò kiến tạo chính của game, bây giờ công việc được san sẻ cho cả Nintendo lẫn Grasshopper của Suda51. Vấn đề cũng lại nằm ở chỗ đó, những cuộc tranh luận đã sớm được đưa ra và tất cả đều nhất trí rằng Nintendo là một công ty thật sự rối rắm, Fatal Frame là một tượng đài kinh dị của máy Playstation và bây giờ bị đem ra chặt thành từng khúc và nó PHẢI PHÙ HỢP với chính sách của Nintendo, rất rất nhiều thứ kì quặc đã xảy ra. Trò chơi có khá nhiều bug kể từ khi những người phát triển chính có quá nhiều vấn đề và quá nhiều công việc. Nintendo thì chỉ tập trung vào việc dùng trò chơi để promote cho máy Nintendo Wii khi đó với những cam đoan và hứa hẹn về “một trải nghiệm hoàn toàn mới” trên hệ thống điều khiển của máy Wii. Ờ thì đúng là “hoàn toàn mới” đấy, mới đến mức trò chơi có quá nhiều bug và quá nhiều vấn đề. Và thế là nó không được port lên bất kì một hệ máy nào khác như họ đã từng làm với PS và Xbox, họ thậm chí còn không thèm phát hành quốc tế nó và Fatal Frame 4 tồn tại chỉ trong khu vực nội địa Nhật Bản. Họ biện minh này nọ nhưng sự thật là chẳng cứu chữa được gì nhiều. Các fan trung thành nhất của game thì may mắn là hack được các file của game và qua đó, làm một bản dịch thuật đầy đủ cho game sang tiếng Anh. Và quá trình đi xuống của Fatal Frame bắt đầu từ đây…

Trước tiên, tôi sẽ không spoil, nhưng tôi thật sự đánh giá cao việc họ thay đổi các setting và cho bạn một thứ gì đó mới mẻ. Trên thực tế tôi đánh giá cao khía cạnh này bởi nó cho thấy dấu hiệu phát triển thật sự hơn là tiếp tục đào bới những thứ được coi là huyền thoại và rồi lại khiến nó mind f*** hơn nữa (chắc các bạn biết tôi ám chỉ gì rồi đấy). Trước tiên, với sự thay đổi của Fatal Frame 4, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp và hồi hộp hơn trước – bởi như tôi đã nói thì nó hoàn toàn đổi mới setting và cốt truyện một chút, nghĩa là bạn không nhất thiết phải chơi cả 3 phần đầu để có thể đến với phần này. Đây là một cái khá dễ dãi cho các newbie đang muốn tìm hiểu và chơi game dần dần. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thật sự quá ấn tượng với các oldbie cho lắm và vẫn chưa cho thấy được sự đầu tư kĩ lưỡng trong việc đổi mới. Lí do tại sao thì tôi sắp nói tới sau đây, cứ yên tâm là giữ đúng luật không spoil. À mà tôi cũng xin lỗi luôn để nếu có lại lỡ mồm spoil vài chi tiết. Các bạn đừng trách tôi, không thể nói lên được gì nhiều nếu như không nói đến vài chi tiết trong game, tôi sẽ cố gắng chỉ giới hạn spoil ở mức thấp nhất có thể.


Gameplay vẫn giữ nguyên phong cách truyền thống với việc thiết kế lại góc camera thành góc nhìn người thứ ba ngang vai và chính giữa. Tất cả chúng ta đều đã quá quen với phong cách chuyển dịch điên rồ này, song nó có thật sự mang lại lợi ích? Hm nope. Kể cả thiết kế theo kiểu này, góc camera vẫn có những khuyết điểm trầm trọng nhất là khi nhân vật đang chạy và camera áp hơi sát lưng họ – bạn cảm tưởng như có anh quay phim nào đó liên tục đập máy quay vào lưng bạn vậy. Tuy là nó chỉ hơi vướng bận chút ở cái này khi nhân vật chạy nhưng thật sự vẫn khá là bất tiện. Bởi vì nếu như bạn đã quen với Fatal Frame thì bạn thừa biết là những con ma luôn có thể ập ra từ bất cứ đâu và việc chạy đâm đầu mù một khoảng trước mặt luôn có thể xảy ra và bạn auto đâm sầm vào một con ma. Và nói thật thì góc camera cố định kiểu kinh dị sinh tồn khiến Fatal Frame trở nên rất điện ảnh mà không hề nghiền nát cái bầu không khí đáng sợ của game. Tôi không phán xét bầu không khí của Fatal Frame 4 nhưng nói thật là, nếu như bạn nghĩ là nó đáng sợ thì bạn chưa bao giờ phải chơi với cái cảm giác giống như có ai đó đang theo dõi bạn hay việc Sae thình lình ập ra bất cứ lúc nào.

Cơ chế combat vẫn giữ đúng tinh thần truyền thống, bạn sẽ sớm tìm thấy chiếc Obscura Camera quen thuộc của Kunihiko Asou và ngay giây phút bạn sở hữu nó, nỗi sợ sớm xua tan đi một phần vì bạn biết bây giờ bạn đã trở thành thợ săn. Phiên bản này cũng cho bạn một cơ chế cân bằng hơn chút với việc từ đầu, bạn tạm thời làm quen với loại film type 07 của máy ảnh (luôn mặc định là loại phế nhất và auto vô hạn số lượng), nó cân bằng hơn so với các bản Fatal Frame trước ở chỗ film type 014 bây giờ cũng là một thứ khá quý báu thay vì giống như Fatal Frame 2 hay 3 đó là bạn có thể thỏa sức tiêu pha. Rồi sau đó bạn mới bắt đầu đi đến các loại phim quý khác như type 061, type 90 và type zero. Về phần tìm kiếm item, game có vẻ dễ hơn so với các phiên bản trước khá nhiều ở chỗ, mỗi khi phát hiện có item thì bạn chỉ cần chĩa đèn pin vào hướng mà đèn cảnh báo quen thuộc sẽ xanh lè và giữ như vậy, di chuyển và điều chỉnh cho đến khi chỗ có item lóe lên ánh sáng thay vì khó khăn như các bản trước khi một vài item có thể được ẩn đi hoặc bí mật. Tôi có để ý thấy tần suất item trong này chủ yếu rơi vào herbal medicine, các loại nhu yếu phẩm khác và tài liệu, cho thấy có vẻ lão Makoto đang muốn bạn trải nghiệm câu chuyện nhiều hơn là đi săn ma. Ý tưởng thì tốt nhưng cách thực hiện vẫn quá tồi, tôi biết là để nói về những cái tồi thì sẽ có thể hơi spoil một chút cho nên xin các bạn hãy thông cảm, tôi nói thế là bởi nếu như bạn nghĩ rằng bạn sẽ lại có thể yêu lại một lần nữa kể từ sau Sae Kurosawa thì… um… Nó khá là phức tạp. Ngoài ra, các hệ thống cảm biến quen thuộc trong Fatal Frame được tăng mạnh các khả năng rất đáng kể trong phần 4 này, ví dụ như hệ thống cảnh báo quen thuộc bây giờ có thể chỉ luôn hướng con ma thay vì bạn sẽ phải quay vòng tròn như một cái radar để dò ma như các phần trước, đồng thời đèn hiệu cũng sẽ tương phản màu sắc tốt hơn chẳng hạn như vùng chuẩn nhất của đèn xanh là màu xanh trắng (báo hiệu Item đang ở đúng hướng bạn nhìn) và với đèn đỏ sẽ là một màu đỏ quạch (đi từ màu nhạt đến đỏ đậm nhất).


Cơ chế điều khiển thì tôi nói thật là bạn nên có một chiếc tay cầm hoặc một cái điều khiển Wii thật thì nó sẽ dễ dàng hơn khá nhiều so với việc try hard bằng bàn phím và chuột. Vì là chơi trên máy Wii cho nên nó có khá nhiều mechanic cả cũ lẫn mới được thiết kế để tương thích với điều khiển máy Wii là chủ yếu. Chẳng hạn như khi con ma vồ được bạn thì bạn phải rung lắc cái điều khiển để gỡ nó ra (nếu chơi trên bàn phím và chuột thì bạn hãy cố tìm các nút Z và Y của điều khiển máy Wii và xem nó sẽ add vào phím nào của bàn phím và chuột – thường thì nó sẽ mặc định vào con lăn của chuột, tức là bấm con lăn chuột liên tục thì bạn sẽ auto hóa giải được cái rung lắc này). Có thêm một vài thứ hay ho nữa chẳng hạn như mechanic nhặt hay nắm cửa, đồ đạc các thứ thì sẽ luôn có một jumpscare bất ngờ chờ bạn chẳng hạn. Hệ thống tương tác tiếp tục được thêm thắt nhiều hơn từ những trò quái dị như chụp ảnh quen thuộc, chơi đàn, giải đố…

Một trong những con dao hai lưỡi đầu tiên của Fatal Frame 4 đó chính là cử động chạy và chỉ riêng cái hiệu ứng chạy. Tôi nói nó là con dao hai lưỡi vì trong combat, đôi khi một số con ma có thể rất nhanh nhạy và vẫn có thể kịp vồ lấy bạn kể cả khi bạn nghĩ là nó đã trượt. Việc chạy chậm khiến cho bạn cảm thấy một sự nặng nề và bất lực đổ dồn lên vai, vì thế mà combat của Fatal Frame 4 có phần nặng hơn chút so với các phiên bản trước. Song nó lại là một yếu tố kinh khủng đối với giải đố và khám phá thông thường. Bởi vì bạn chạy và phản ứng chậm, thành ra là toàn bộ tiết tấu trở nên chậm theo đúng cái dáng đó. Nó khá tù túng bởi đầu óc bạn có thể sinh ra chán nản rất nhanh khi game có một dạng backtrack cũng khá là dài, dày cộp và cũng khá tốn kém thời gian. Và tôi cũng xin nói thật là, chỉ nhìn cái animation chạy thôi cũng đủ để khiến bạn cringe đến mức tim bạn ngừng đập và sau đó nó lại đập lại giống như Leslie Chow hít ma túy vậy. Và thậm chí nó còn cringe hơn trong những đoạn chạy trốn tử thần (giống với việc chạy khỏi Kusabi và Sae trong Fatal Frame 2 nhưng lại cringe hơn ở chỗ bây giờ bạn sẽ được xem 2 bà già đuổi nhau với cái animation chạy đó). Với những cô gái chân yếu tay mềm, chạy chậm còn có thể hợp lí nhưng xin thưa, Chousirou là công tử đẹp trai đàng hoàng và việc cũng chạy cùng một cái dáng ì ạch với các nhân vật nữ thì… Đây có thể là một sự bất hợp lý không hề nhẹ hoặc anh chàng này đang muốn được Ricardo để ý. Giải đố cũng trở nên dễ dãi hơn hẳn so với các phiên bản đầu, tôi nghiêm túc đoạn này đấy, nó dễ hơn ví dụ như khi bạn tìm được chìa khóa của một khu vực là nó được auto đánh dấu lên bản đồ hay việc đôi khi gợi ý được đưa ra dễ dàng… Và  các địa danh tuy là có rộng hơn so với một số bản trước ở một số khu vực song chúng thiếu đi chiều sâu và hình ảnh để phục vụ cho mục đích giải đố, mặc dù khi nhìn vào không gian xung quanh thì đầu bạn vẫn có thể liên tưởng được chẳng hạn như về người đã từng sống trong phòng sẽ như thế nào dựa vào những gì còn lại, hay các dấu hiệu… Nó không giống như ở Fatal Frame 1, 2 và 3 khi bạn luôn phải chạy hộc hơi để tìm kiếm các key item và các dấu hiệu giải đố trong những khu dinh thự hay khuôn viên với hơn 5 đến 7, 8 cái cửa có thể mở trong một khu vực và mỗi cái có thể dẫn đến những khu vực khác nhau khác và lại thêm cả tá cửa và cung đường nữa.

Nói đến sự thay đổi tiếp theo đó là trong hệ thống nâng cấp và tùy chỉnh của game, vẫn sẽ còn cơ chế khám phá bí mật và chụp ảnh những con ma quý hiếm để bạn có thể thu thập được lượng điểm số nhất định. Combat nếu ở tình huống hoàn hảo nhất cũng sẽ cho bạn lượng điểm tối đa và càng nhiều điểm thì càng tốt. Song điểm bây giờ sẽ không thể dùng để nâng cấp máy ảnh nữa, thay vào đó chúng sẽ như một dạng “tiền tệ” để mở khóa các content đặc biệt của game chẳng hạn như những bộ trang phục chẳng hạn. Nếu muốn nâng cấp máy ảnh, bây giờ bạn sẽ phải làm một công việc chày cối hơn đó là tìm kiếm các viên tinh thể. Tinh thể được chia ra làm 2 loại: tinh thể xanh và tinh thể đỏ. Tinh thể xanh được sử dụng để nâng cấp các khả năng của chiếc máy ảnh và tinh thể đỏ để nâng cấp cho các thấu kính. Các thấu kính ở đây tương tự như các phần trước, chúng là các thấu kính đặc biệt để thêm hiệu ứng cho máy ảnh chẳng hạn như làm chậm (slow), “đóng băng” kẻ địch trong một thời gian nhất định (freeze), hay các thấu kính tăng sức mạnh cho những phát chụp ảnh có thể tối đa sát thương… Các thấu kính cũng có thể được thu thập trên đường đi hoặc một vài thấu kính đặc biệt có thể mở khóa trong shop đồ của game. Bạn sẽ làm quen nhanh chóng thôi, game không quá chèn ép người chơi ở việc tìm kiếm những viên tinh thể và đến khi gần phá đảo thì tôi tin bạn vẫn sẽ có đủ để nâng cấp tất cả thôi.

Tiếp theo thì nói đến phần kẻ địch, một trong những phần quan trọng nhất của Fatal Frame. Cũng tùy từng kẻ địch mà một số có thiết kế khá ấn tượng song một số cũng nhạt nhòa và thiếu điểm nhấn kha khá. Phần lớn những con ma đều có các gương mặt bị biến dạng và méo mó, không hình hài và hư mờ (khá giống với cách mà Jacob Singer nhìn thấy ở bạn gái Jezebel). Nhưng bạn nên yên tâm là những con ma có điểm nhấn vẫn sẽ xuất hiện nhiều và thường xuyên nên không có gì đáng lo cả. Bạn biết đấy, cấu hình của máy Wii mạnh hơn PS2 kha khá cho nên nó sẽ vẫn cho phép bạn có thể add thêm khá nhiều chi tiết cho một model. Với những model các con ma trong Fatal Frame 4 thì lượng chi tiết được thêm vào là rất khá, song sự ấn tượng khi so sánh với các bản cũ vẫn có thể hơi thua thiệt. Biết là không nên mở mồm spoil nhưng bạn sẽ sớm thấy một người đàn bà đẩy xe lăn với bộ trang phục cổ của những năm 20 30 với chiếc mũ tang phủ xuống, một thằng nhóc với cái dáng điệu quen thuộc của phim The Grudge thế nhưng nhìn nó thì bạn liên tưởng đến cái thằng trong Scary Movie nhiều hơn. Bạn cũng sẽ sớm gặp một con nhóc bệnh hoạn sadistic tâm thần cực đại thích BDSM (hãy thử tưởng tượng bạn có Diana của Rule Of Rose và giờ nó là một con bé người Nhật, độ bệnh được auto nhân công bội, chứng tâm thần nặng hơn, khía cạnh sadistic mạnh hơn và giờ nó lại còn là một con ma. Việc này khiến bạn chỉ muốn xiên nó nhiều hơn và dùng loại film mạnh nhất để bắn nó hồn siêu phách tán). Hay kể cả là một con ma bác sĩ với cái bơm tiêm (bạn biết đấy, những đứa trẻ con rất sợ tiêm và khi thấy một con ma bác sĩ biến dạng cầm cái bơm kim tiêm giống như là nó chứa đầy virus HIV kiêm hiệu ứng sida vậy. Đó là một vài con có điểm nhấn trong mắt tôi, những con còn lại tôi không nhắc đến thì biết đâu được là trong vài con bạn vẫn có thể tìm thấy đứa nào đó mà bạn thích (đã đắc tội spoil vài chi tiết). Thế nhưng nói thật thì… Sae ạ, em biết anh luôn yêu em nhỉ? Các ông thấy không? Sae đang ở sau lưng tôi gật đầu này.

Khoan đã? Sae làm cái quái gì sau lưng tôi vậy???

Con B****! Tao sẽ đi gọi Sae và Kusabi thịt mày!!!

Các trận combat có một vài điểm nhấn và trở nên đáng nhớ, chẳng hạn như khi đấu với con bé sadistic mà tôi đã bảo ý, bạn sẽ chạm trán nó đầu tiên ở chapter 2 của game trong một căn phòng với toàn các bộ phận cơ thể, những cánh tay từ trần nhà thõng xuống – những cánh tay tuy không gây nguy hại nhiều nhưng sẽ làm chậm bạn và con b**** kia có thể vồ lấy bạn dễ dàng. Đồng thời căn phòng chật hẹp hơn bao giờ hết và cản trở gần như mọi đường chạy của bạn (chưa thèm nói đến cái chạy chậm) và buộc bạn phải sử dụng mọi góc chụp hoàn hảo nhất để tiễn nó lên thớt. Chưa hết, khi bạn gặp lại nó trong trận quyết đấu lần hai, lần này là một căn phòng bí mật và nó còn hẹp hơn cả cái phòng cũ rất nhiều, đồ đạc trở nên vướng víu và như thường lệ, bạn lại khổ sở để lết ra và sống sót khỏi trận combat này. Ngoài ra, điểm mạnh mới trong những trận combat của Fatal Frame 4 đó là hệ thống A.I (xin nhấn mạnh là tùy từng con ma và cũng tùy từng lúc thôi chứ không phải luôn như vậy). Con bé sadistic mà tôi vừa nói có trò Peek A Boo khá khốn nạn, nó khiến thanh cảm biến của bạn bị Jam (giống kiểu dính EMP ấy) và khi bị loạn, cảm biến không hoạt động nổi và màu đỏ bắt đầu hiện lên inh ỏi tứ phía. Nếu bạn không cẩn thận thì con bé có thể nhảy vồ lên lưng bạn làm động tác ôm hôn khiến bạn bị tụt thanh sức khỏe trầm trọng. Chưa hết, con ma người đàn bà đẩy xe lăn cũng có trò blink khá nhanh và vào một giai đoạn khi máu của cô ta sắp cạn, cô ta có thể nhanh bất ngờ như Barry Allen hay bà già trong GTA vậy. Và ngoài ra còn một vài con ma khác nữa. Thường thì tôi để ý thấy Fatal Frame 4 sẽ dựa dẫm vào không gian ở các đoạn combat cho nên chúng cũng sẽ được tính là một yếu tố cho độ khó và độ kịch tính. Về mặt này thì Fatal Frame 4 tạm thời ghi được ít điểm trong mắt người chơi. Các dấu hiệu cũng vậy, tuy nhiên dấu hiệu của Fatal Frame 4 có vẻ chưa gây ấn tượng mạnh mẽ cho lắm. Fatal Frame 2 có những cánh bướm đỏ máu đầy ám ảnh, Fatal Frame 3 là những hình xăm của những nỗi đau, phần này sẽ là những chiếc mặt nạ và ánh trăng kì ảo.

Phần chơi của Chousirou gỡ gạc lại một chút ở khoản combat và tiết tấu. Chousirou không giống các cô gái ở chỗ, thay vì phải cầm một chiếc máy ảnh, anh ta có hẳn một chiếc đèn pin linh hồn (spirit flashlight). Nó đặc biệt ở chỗ nào? Chắc các bạn đang nghĩ rằng anh ấy sẽ cầm nó chém chém như một thanh light saber và cắt những con ma thành từng mảnh đúng không? Tin tốt là ban đầu tôi cũng đã nghĩ như thế, tin xấu là sau khi biết cách thức hoạt động của nó thì không. Chiếc đèn pin sẽ hoạt động như một khẩu súng tụ lực, Chousirou giơ nó lên và giữ chắc tay, lực tâm linh sẽ được tích tụ và nén lại. Và khi nén lại thì động lực mạnh dần lên, thả tay ra và lực bật mạnh cả chiếc đèn pin, như một khẩu súng và nó sẽ “bắn” các hồn ma đầy đau đớn. Chiếc đèn pin cũng không cần film và tỏ ra linh hoạt hơn so với Obscura Camera khá nhiều. Vì thế nó khá là kích thích nếu như bạn cảm thấy bạn chưa cày được nhiều điểm hoặc cay mũi mấy con ma ở các phần chơi của các nhân vật nữ. Bây giờ là cơ hội để cày cuốc và trả đũa. Chiếc đèn pin của Chousirou cũng có thể nâng cấp được giống như chiếc máy ảnh, và phần của Chousirou sẽ được thiết kế để trải nghiệm cảm giác combat nhiều hơn chút so với các cô gái.

Và như thường lệ thì Fatal Frame 4 cũng có chế độ mở khóa các thứ dày đặc và các thử thách, nghĩa là bây giờ, Fatal Frame sẽ trở nên nặng nề hơn với việc cày cuốc, cày điểm. Điểm được sử dụng để mở khóa các trang phục, đẹp cũng có, nghiêm túc cũng có mà cợt nhả và joke cũng có. Yes, Ruka đeo kính là thiên thần, Miyako (hoặc Misaki) trong bộ đồ Luigi chạy loanh quanh trong cái chốn ma ám nhưng không có Boo-chan, Chousirou đeo kính râm tăng độ cool ngầu khi đối mặt con ma… Cũng như các thấu kính đặc biệt, thứ có thể phá game khá nhanh. Và để mở khóa chúng trước hết bạn cần có đủ điểm kèm một số điều kiện đặc biệt chẳng hạn như cần phải chụp đủ tất cả các con ma hay khám phá các bí mật… Khá thú vị song nói thật thì thời gian phải bỏ ra cũng kha khá. Game cũng có một mission mode quen thuộc với các thử thách từ dễ đến khó, từ kì quặc đến nghiêm túc để bạn có thể nghịch nếu muốn cày điểm nhanh (thời gian của chúng không quá dài và không yêu cầu quá mức so với main game). Về độ khó thì sự phân hóa là khá đáng kể. Bây giờ tôi thật sự cảm thấy độ nặng thật sự khi chơi giữa Normal và Hard và rồi đến Nightmare Mode. Nightmare mode có thêm cơ chế exchange – đổi điểm nhanh để lấy item và chỉ nó có cái này. Về phần kết thúc thì yes, có nhiều cái kết khác nhau đấy nhưng mồm tôi shut up rồi nhé, đây gần như là truyền thống của Fatal Frame rồi nên không bàn cãi gì nhiều.

Fatal Frame 4 có một vài điểm tốt, chẳng hạn như bây giờ, hiệu ứng kinh dị bắt đầu sử dụng jumpscare nhiều hơn, một vài cái kể ra thì cũng khá ấn tượng – yên tâm là tôi không mở mồm ở đoạn này đâu nhé. Thế nhưng đây cũng chính là vấn đề, các bản Fatal Frame trước được xây dựng cốt truyện và các chi tiết cũng như chiều sâu thật sự cao độ thông qua các truyền thuyết dân gian của Nhật Bản, với các nghi lễ, hủ tục cũng như các tình tiết, thậm chí còn chưa cần phải nói đến cốt truyện ở đây. Các phần 1 2 3 luôn có những tiểu tiết và yếu tố mà chưa cần phải hù dọa bạn, bạn mới chỉ nghĩ đến những thứ đó trong đầu thôi cũng đã cảm thấy một sự kinh tởm không hề nhẹ. Bạn biết đó, những tựa game kinh dị xuất xắc khi chúng khiến bạn cảm thấy “kinh tởm” hay “phẫn cảm” khi mới chỉ suy nghĩ đến tình tiết và các yếu tố của tựa game. Đây là điều mà Silent Hill huyền thoại và các phiên bản Fatal Frame trước đã làm được thay vì chỉ đưa ra một tựa game kinh dị hù dọa bạn và rồi khi hoàn thành nó bạn cười haha vui vẻ. Tôi không nói là Fatal Frame 4 không hẳn là không có một vài thứ ám ảnh đến mức đó, chỉ là sự hiện diện của chúng trong game quá ít khi mà jumpscare được đưa vào và game bắt đầu dựa dẫm vào nó như là điểm nhấn chính thì bạn biết đấy, có thể 1 hay 2 hay 3 lần thì ăn được bạn nhưng thử chục lần xem? Để xem bạn có còn bất ngờ khi bạn đã biết mình có thể bị hù bất cứ lúc nào không? Khi mà não bộ của bạn đã trải qua ti tỉ thứ với các hình thức giống nhau và bạn suy nghĩ đến nó, dần dần cái khái niệm “quen” hay “lì” sẽ sớm hình thành và jumpscare là con dao hai lưỡi đối với một tựa game kinh dị muốn trở thành xuất xắc, muốn được người chơi nhớ đến. Tôi khá nghiêm túc và tôi chẳng sợ đâu, cứ phản bác nếu bạn muốn, nhưng nó cũng không cứu nổi Fatal Frame 4. Nói nghiêm túc thì luận điểm ở đây đó là bạn không cần phải dùng nhiều chiêu trò hù dọa hay hình ảnh có tính chất ghê gớm để khiến một ai đó “sợ”, đôi khi bạn chỉ cần một chút “đầu óc thiên lệch” như Sanitarium hay một chút điên loạn và hư ảo như Silent Hill 2, hay thậm chí là một chút bi ai và cay đắng của Fatal Frame 3, sự đen tối của Fatal Frame 1 và 2… Chiều sâu của Fatal Frame 4 cũng là một vấn đề khá đáng nói, nó đúng là có một vài thứ có thể gọi là “hay ho” và khiến bạn liên tưởng song… một vài thứ khác thì không quá may mắn như thế. Xét bề ngoài, đây là một câu chuyện u sầu của định mệnh và số phận con người – cũng là một mô tuýp không mấy mới mẻ tuy nhiên tôi vẫn sẽ đánh giá tốt ở đoạn này, cái chính là khi bạn bắt đầu đào sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn nữa như cách mà 3 phiên bản đầu tiên đã khiến bạn làm vậy thì… well, bạn có thể sẽ không cảm thấy quá ấn tượng. Bạn biết rằng bạn đang trên một hòn đảo, bạn đang ở trong những cơ sở của bệnh viện và như thường lệ, bọn họ sẽ luôn có những mật đạo cũng như hầm bí ẩn (cái này thì ai chơi Fatal Frame từ những phiên bản đầu tiên đã đều quá quen rồi) và sau đó mô tuýp bắt đầu. Sẽ luôn phải có một cái “gì gì đó” chết tiệt mà bạn quen thuộc và nhiệm vụ đó là tìm ra cái “gì gì đó” chết tiệt này và rồi… Yên tâm là không mở mồm spoil nhé. Backstory của các nhân vật cũng yếu một cách dở tệ, tôi nói thật đấy. Bạn khó có thể cảm thấy liên kết hay thật sự gắn bó với các nhân vật vì không có gì nhiều nhặn về họ cả. Các tệp tài liệu trong game cho bạn biết thêm về quá khứ của họ nhưng nó không làm nên con người họ và không phản ánh được gì nhiều về con người của họ hiện tại và tâm lý, hành động của họ. Nó không giống như bạn thấy hình ảnh đau đớn của Miku khi cô biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Mafuyu, nó không giống như Mio trải qua cả một cuộc phiêu lưu với cái kết cay đắng, phải vượt qua đau đớn và sống tiếp vì cô em gái Mayu, nó cũng không giống như tình yêu mãnh liệt của Rei với Yuu và cô phải học cách sống và để anh ra đi thanh thản và tha thứ cho bản thân. Và nó cũng không có những backstory mạnh mẽ cho những con ma, ví dụ như ở Fatal Frame 2 bạn có cả backstory của gia tộc Kurosawa hay câu chuyện của cặp sinh đôi gia đình làm búp bê, nó cũng không giống như những nỗi đau về sự mất mát của Fatal Frame 3. Bạn thấy đó, mạch cảm xúc… Fatal Frame 4 không thể thao túng cảm xúc người chơi mạnh mẽ như ba phần đầu tiên, cho dù một vài thứ của nó đúng là rất đẹp,  nhất là khoảnh khắc bạn bước vào một trong những màn chơi cuối cùng, nhưng sự thật là nó vẫn khá vô hồn ở một số đoạn. Tôi không biết chuyện quái gì đã xảy ra với đội ngũ cũ của Tecmo năm xưa nhưng sự thật là lão Makoto cần xem lại điều này. Không phải là phán xét nhưng nói thật là nếu như bạn tin thì có vẻ như Fatal Frame 4 có thể đạt được nhiều tham vọng hơn, một vài ý tưởng được đưa vào là đúng là hay và thậm chí tôi dám nói một số ý tưởng của Fatal Frame 4 là xuất xắc và Makoto phần nào giữ được một chút ít cái charm quen thuộc đã đưa Fatal Frame vào hàng tượng đài. Nhưng vấn đề là một vài người phát triển (cụ thể ở đây là một Nintendo F*** up và một Grasshopper chưa hiểu được hết Fatal Frame) đã không có đủ năng lực để đảm nhận những ý tưởng và phát triển những khía cạnh trong game đến cao độ – điều mà Studio cũ của Makoto đã kiến tạo chắc nịch dù chưa cần phải dùng đến nhiều những chiêu trò để che đậy khuyết điểm – dẫn đến hậu quả Fatal Frame 4 vẫn là một trò chơi nửa vời. Tại sao tôi lại nói là nửa vời? Bởi vì bạn biết đấy, nó có cả những ưu lẫn khuyết điểm và những khuyết điểm này đáng ra không thể xảy ra, nhưng nó vẫn xảy ra. Tôi có thể sẽ phải spoil một vài phân đoạn để nói về điều này nhưng vì đã hứa là sẽ không spoil, nên tôi shut up ở những thứ hay nhất (toàn nằm ở những phần hay nhất mới chết). Và một điều khó tin là Goichi Suda cũng tham gia vào vị trí director của Fatal Frame 4, yeah yeah… Goichi Suda huyền thoại của Twilight Syndrome nhưng thật sự nhé các bạn, game kinh dị của Goichi làm ra không hẳn là không hay nhưng nó vẫn thiếu thốn khá nhiều. Ý tôi Suda là một huyền thoại của thể loại kinh dị, trinh thám và phiêu lưu với Twilight Syndrome và Moonlight Syndrome rồi đến The Silver Case nhưng kể từ sau đó với các tựa game kinh dị khác mà lão làm ra (chẳng hạn như Michigan Report From Hell) thì… Chắc bạn đoán ra rồi đấy, lão Suda hợp với phong cách máu me, gore và violence mà thực ra thì cũng có một chút tâm lý kinh dị (Moonlight Syndrome), lối dẫn truyện với lối thiết kế riêng của lão hơn. Nhưng xin lỗi, đây là Fatal Frame. Thậm chí bạn có thể tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Makoto Shibata không phải là người chịu trách nhiệm chính nữa, bạn biết khi đó nó sẽ giống thế nào không? Ai mà biết được, khéo lúc đấy rảnh quá Nintendo lại trao quyền phát triển cho những studio kém hoặc studio phương Tây và chúng ta sẽ lại cùng ngồi xem game bị đem ra chặt thành từng khúc như cách họ đã “làm thịt” Silent Hill. So F*** Nintendo. Tôi biết tôi đang khá cringe nhưng tôi dám đấy.



Âm nhạc và âm thanh thì may mắn gỡ gạc lại một chút, một chút so với những gì ở gameplay. Âm nhạc và âm thanh đã cố gắng vừa nắm bắt lại cái phần hồn của các phiên bản đầu tiên cũng như cố đổi mới một chút. Bạn phải rất may mắn khi được chơi các phần đầu bởi âm nhạc của chúng thật sự nghiền nát thần kinh người chơi và tạo ra sự kinh điển và riêng biệt của Fatal Frame so với nhiều game kinh dị khác. Điều may mắn là người làm âm nhạc mới, lão Masafumi Takada vẫn giữ lại Tsukiko Amano. Nghiêm túc đấy, fanbase của Fatal Frame có thể sẽ đốt cả trụ sở phát triển nếu như những bản theme của Fatal Frame không còn của Tsukiko Amano nữa. Tuy nhiên thì các âm điệu và bầu không khí, nó không giống như mấy bản theme quen thuộc mà tôi đã quen từ Fatal Frame 1, 2 và 3. Tôi không biết có phải do não tôi đơ với trai rồi không nhưng sự thật là, tôi cảm thấy nó không quá đáng sợ như những phiên bản cũ. Ý tôi là họ tiếp tục mang những tiếng thì thầm, cái âm thanh rè rè quen thuộc của những trận combat cũ vào, nhưng như tôi đã nói đấy, nó không giống như khi bạn nghe những bản Kirie’s Curse, theme của ả đàn bà gãy cổ hay bản Sleeping Priestess huyền thoại vào giữa giờ hoàng đạo 11 cho đến 2 giờ đêm. Tôi nghiêm túc đấy, tôi đã chơi cả Fatal Frame 4 vào đúng khung giờ hoàng đạo quen thuộc để cố gắng tìm lại cảm giác khi tôi suýt ướt đũng quần nhưng nope… Tôi sẽ không phán xét gì nhiều vì tôi không biết chắc được có phải do tôi đơ hay gì rồi không cho nên phần âm nhạc sẽ để bạn tự đánh giá và chiêm nghiệm. Mặc dù đúng là Fatal Frame 4 có vài âm thanh hay một vài bản theme khá hay, nhất là opening – bản theme của opening với những giai điệu nhẹ nhàng nhưng cũng báo hiệu là bạn đang trên đường để đến với cuộc phiêu lưu vào thẳng bi ai và đau đớn.

Và dĩ nhiên khúc ca Tsumori bi ai và u sầu.

Tôi có làm một chút điều tra thì hóa ra lão Masafumi là một nghệ sĩ piano khá tài năng. Lão chủ yếu làm nhạc cho game của Grasshopper là chính thế nhưng bạn vẫn luôn có thể bắt gặp những tác phẩm khác của lão thông qua một vài tựa game khác chẳng hạn như Vanquish, Evil Within…
Và như thường lệ, Mama Amano luôn kết thúc những cảm xúc của chúng ta sau mỗi cuộc hành trình của Fatal Frame.

Đánh giá chung: Tôi sẽ nói thật nghiêm túc nhất thì game không hẳn là quá tệ nhưng cũng chưa thật sự ghi điểm trong mắt của một thằng từng mất ngủ với Miku, Mio hay Rei… Tôi đánh giá cao một vài đổi mới của Fatal Frame cho thấy sự sáng tạo và không gò bó vào quá khứ, song vẫn có một vài thứ khá là nửa vời, vẫn có một vài khía cạnh chưa tốt mà họ có thể làm tốt hơn nhưng họ đã không thể làm thế. Cho nên nếu như bạn chơi, thì hãy chắc chắn bạn là một newbie. Tôi nói thế là bởi với phiên bản Mask Of The Lunar Esclipe này chắc chắn sẽ khiến những người mới chơi game cảm thấy ấn tượng với phong cách cũng như một vài chi tiết của nó nhưng với những oldbie từ phần 1 2 và 3 thì… Nope.
Vả lại đây cũng là giai đoạn đen tối khi nó báo trước một dấu hiệu không ổn đối với tượng đài huyền thoại của máy PS này. Tôi ước có thể chia sẻ nhiều hơn với các bạn nhưng vì tôi đã hứa sẽ tránh spoil những cái hay nhất cho nên mồm tôi auto shut up sớm thôi. Chúc mọi người chơi game vui vẻ, còn tôi ư? Có một địa điểm khác mà tôi phải tiếp tục xách quần lên và đi: núi Hikami. Ok pack up và lên đường nào. Có thể trong một thời gian khác hoặc khá lâu nữa các bạn mới có thể nghe tôi kể về chuyến đi này. Cho nên bảo trọng và bình an nhé, khi tôi gặp lại các bạn sau cái núi đó tôi hứa tôi sẽ có khá nhiều chuyện để kể đấy.


HenryMason AKA TranVietBach
As your service

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


11 cụng ly

  • Thế bác sẽ chơi Project Zero 2 Wii Edititon chứ(tui thấy bản này đc hơn bản gốc mờ,có thêm ending nè,nữ chính xinh hơn nè)?Tối nay hoặc mai,hoặc chừng nào rảnh hổng biết?Sẽ có cái cmt đúng chủ đề vì bài dài quá chưa rảnh đọc :((( (mà khoái franchise này nên lâu lắm mới thấy 1 bài,mà chỉ có 1 hiệp sĩ duy nhất chịu làm cái sứ mệnh này thôi nên cứ vào cụ ly trước uống để đó :v


  • - 19.08.2019

    bro… bản wii của phần 2 là ko cần thiết
    nó chỉ rework lại đồ họa, thêm ending với chỉnh sửa model của Mio và Mayu và một vài thứ khác, thêm thắt các cái fan service. Bản gốc trên PS 2 là perfect rồi, chính nó đã phóng series này lên đỉnh.
    Và tôi cũng viết về 3 phần đầu rồi mà bạn, cứ search Fatal Frame trên mục tìm kiếm của page ý.


  • - 19.08.2019

    à quên mất
    cho ông chủ quán
    Twitter HenryMason
    Ava Sephiroth


    • Cái cụng ly của bác trên có ý gì nhỉ hổng hiểu,cùng 1 người với ông trên kia à?Cái vụ đưa ra lý do để chơi Fatal Frame 2 WII là có 1 ý khác,còn cái vụ chỉ chịu làm xứ mệnh là mỗi bác viết về franchise này thui.(thui mốt dốt ngữ văn ko chém nữa)


  • - 20.08.2019

    là tôi đấy
    tôi xin lỗi
    tôi quên chưa đăng nhập
    vụ Fatal Frame 2 bản WII sở dĩ là vì tôi chơi bản gốc trên Ps2 nó là hoàn hảo lắm rồi. Có một lí do đặc biệt là thế này. Bản gốc trên Ps2 đúng là đồ họa mờ đấy, nhưng mà chơi trên PCSX2 để 6x native thì nhìn nó vẫn ngon chán, tôi có thử bản Wii edition sau khi xong bản Ps2 nhưng nói thật là Rework Mio và Mayu để fanservice không phải type của tôi, cộng thêm có một mớ fan service lăng nhăng khác, về vụ ending thì mấy cái ending được thêm vào tôi vẫn đang tìm hiểu xem làm thế nào để nghĩ về nó mà make sense nhất…


  • TVK - 20.08.2019

    Ok,ok bác là Henry phải ko?Cái vụ bản wii chỉ là nói chơi để xem bác có đoán ra tui là ai ko(chắc là ra rồi)?Nhưng, bản ps2 thì hoàn hảo rồi :((( nhưng chỉ tiếc là phần dub tiếng anh chán qué(phần 1 cũng y chang )và chả có iso undub nên tui mới chọn bản wii là vậy :))) (mà có chơi ps2 trước rồi lần sau chơi wii )À mà bài review này có spoiler ko,vì tui chưa có chơi con này.Nhưng sau này cày lại franchise chắc sẽ chơi hết :3


  • - 20.08.2019

    tôi tưởng chú đi rồi chứ Khang ?
    it’s good to see you again =)))


  • - 21.08.2019

    ko spoil cốt truyện và diễn biến nên ko ảnh hưởng đến trải nghiệm game đâu bro
    cứ tận hưởng đi


  • SOMEONE - 22.08.2019

    Tình cảm nhiêu năm vẫn vậy hén :((( (tui giờ quên gần hết rồi,SAE ấy :))))),maybe she’s not so digus…oh sorry my bad, MOE anymore).