Giới thiệu và hướng dẫn cách chơi các lá Common, Rare, Epic (P.3): Shaman, Warlock, Warrior

Khách quen

  

Xin chào các bạn, thế là một tuần đã trôi qua sau khi phần 2 ra mắt, chắc các bạn nôn nóng xem phần tiếp theo lắm đây :D. Vì 3 Class tui giới thiệu sau lời mở đầu cũng chính là 3 Class hiện được nhiều người chơi nhất trong “đấu trường công lý” và đặc biệt không biết có bạn nào để ý không khi chủng tộc của cả 3 Class đều là loài Orc cả. Wow… và tui cũng khá thích thú với chủng tộc này, nhất là sau khi xem phim Warcarft: Đại chiến hai thế giới :D.

Các bạn có thể xem lại phần 1 tại đây, phần 2 tại đây.

1. Shaman

Không biết có bạn nào là Pro Player Class Shaman từ thời “tiền sử”, tức khi game mới ra ấy, không nhỉ?. Nếu bạn nào trả lời Có. Xin chúc mừng, bạn là một game thủ có tính kiên trì, cần cù, chịu thương chịu khó bậc nhất thời đấy.

Tui rất ngưỡng mộ bạn nào như vậy vì ngay cả bản thân tui cũng không tài nào chơi được Shaman vì nó “phế ơi là phế”. Hero Power gần như không có mang lại độ an toàn nào vì mang tính ngẫu nhiên, hên xui may rủi, chẳng biết khi nào nó ra đúng ý mình và các lá bài của Shaman có kỹ năng Overload, khóa một lượng mana ở lượt kế tiếp, lại không có một key card nào để mang lại lợi thế lớn khi sử dụng nên gần như Shaman chẳng có ai ngó ngàng tới, ngụp lặn dưới lòng đất sâu thẳm nhưng………. trong vô vàn nỗi thất vọng, bi quan đó lại có một vài tia sáng lẻ loi khi có 2 Gosu bậc thầy về Shaman thời đó là Gaara và Pinpingho đã thổi một luồng không khí tươi mới vào một nơi đầy ảm đạm và lạnh lẽo.

Có lẽ chính những thiệt thòi mà Class Shaman đã phải chịu đựng, gồng gánh trong suốt 2 năm qua nên Blizzard đã thương tình, ân xá khi ở bản mở rộng Whispers of the Old Golds đã cho Shaman 2 vị “đấng cứu thế”, giúp Shaman từ cỗi chết trở lại mặt đất và giờ đây đã trở thành “The King” trong Hearthstone.

Hai lá bài đó là gì?. Tui xin được giữ bí mật và bật mí trong bài viết để tăng thêm tính hiếu kì, thích thú :D.

Sức mạnh chính của Shaman bây giờ nằm ở lối chơi nhanh, gọn, lẹ nên các deck Aggro và Midrange lên ngôi.

Hãy cùng tui điểm qua những lá bài mạnh của Shaman xét tại thời điểm phiên bản Whisper of the Old Gods nhé !

Common

  • Tunnel Trogg: Khi bạn dùng kỹ năng Overload, khóa một lượng mana ở lượt kế tiếp, + x Attack cho số mana bị khóa.
  • Totem Golem: Overload, (1).
  • Flamewreathed Faceless: Overload, (2).

Tunnel Trogg, Totem Golem, Flamewreathed Faceless là 3 lá Common quan trọng nhất của Shaman được sử dụng trong mọi deck Aggro và Midrange.

Đối với Tunnel Trogg, kỹ năng của nó tựa như lá Mana Wyrm của Mage nhưng mạnh hơn gấp “vạn” lần. Vì Mana Wyrm chỉ cho bạn “1 Attack” khi bạn sử dụng “1 Spell” còn Tunnel Trogg lại cho bạn “x Attack” với x là số mana bị khóa.

Ở đây, có khá nhiều bạn mới chơi cho rằng việc bị khóa mana bởi kỹ năng Overload chẳng có lợi ích gì cả vì sẽ khiến việc ra những lá bài ở lượt sau trở nên cực kì khó khăn, phải có đầu óc của một nhà toán học mới có thể giải mã được những thuật toán kinh điển nhất. Điều này hoàn toàn đúng nhé, nhưng nó chỉ áp dụng cho………quá khứ thời “tiền sử” thôi :)). Kể từ phiên bản The Grand Tournament và Whispers of the Old Golds, 2 bản mở rộng gần đây thì những khó khăn khi sử dụng Overload đã được giải quyết một cách triệt để với lá Totem Golem (The Grand Tournament), Flamewreathed Faceless (Whispers of the Old Golds), 2 lá bài này mang lại cho bạn một lượng Tempo cực kì lớn và số Overload bị khóa cực kì nhỏ.

Đối với Totem Golem, chỉ với 2 mana bỏ ra bạn có một minion 3/4 và chỉ bị khóa có 1 mana ở lượt sau. Có thể nói đây là minion 2 mana “mạnh” nhất trong Hearthstone, với stat 3/4 bạn có thể trade thoải mái từ 1-2 minions của đối phương ở early game mà vẫn không chết, sống khỏe như trâu vậy và kết hợp cực kì tốt với Tunnel Trogg khi chỉ cần 3 mana bạn có 2 minions với tổng stat là 5/7……Quá khủng khiếp !

Đối với Flamewreathed Faceless, tui không biết nên dùng từ nào để diễn tả độ “bá đạo” của nó nữa. Chỉ cần nhìn số mana (4), số Overload (2) và stat 7/7 tui chỉ biết thốt lên….câu nói của  Nguyễn Tử Quảng khi nói về chiếc Bphone của mình “Thật tuyệt vời, thật không thể tin nổi !”. Flamewreathed Faceless nghiễm nhiên trở thành đấng cứu thế của Class Shaman khi kéo Người từ đáy vực sâu thẳm không một ai mặn mà, ngó ngàng tới, trở mình dậy để trở thành một trong những vị vua bất khả chiến bại ở “đấu trường công lý”.

Flamewreathed Faceless khi đứng một mình cũng đủ khiến mọi người khiếp sợ, run rẩy rồi chứ đừng nói chi kết hợp với Tunnel Trogg thì ai có thể chống đỡ được đây ?. Và khi Flamewreathed Faceless có mặt trên bàn đấu, nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng nhất giành cho đấng chỉ là “Go Face” mà thôi, đôi khi cũng trade nếu như gặp Taunt hoặc bất lợi về Tempo :3.

  • Tuskarr Totemic: Triệu hồi ngẫu nhiên một Totem

Tuskarr Totemic cũng được xem là lá Common mạnh ở thời điểm hiện tại khi cho bạn ngẫu nhiên một minion thuộc loại Totem mà không có kỹ năng Overload. Về chủng loại Totem, có thể nói là loại ít, do nằm trong Class Shaman và yếu nhất trong Hearthstone, chỉ có 2 lá bài khi triệu hồi mang lại lợi thế lớn cho bạn là Mana Tide Totem, Totem Golem. Các Totem còn lại tùy tình huống mà việc được triệu hồi mang lại thế cho bạn hay không.


Tuy Totem không thực sự mạnh nhưng việc triệu hồi cùng với Tuskarr Totemic cũng mang lại cho bạn một lượng Tempo khá tốt, nhất khi cho bạn Totem Golem, với 3 mana bạn sẽ có tổng stat là 6/6…..Hmmmm….. hay Mana Tide Totem cho bạn khả năng rút bài, mang lợi thế Card Advantage. Ngoài ra Totem kết hợp cực tốt với Thing from Below, giảm 1 cost khi triệu hồi 1 Totem giúp bạn triệu hồi Thing from Below sớm hơn.

Một số lá Common thông dụng khác

  1. Earth Shock, Lightning Bolt (Aggro Shaman).
  2. Stormcrack (Control + Midrange Shaman).
  3. Ancestral Knowledge (Control + Aggro Shaman).
  4. Primal Fusion (Midrange Shaman).

Rare

  • Feral Spirit: Triệu hồi 2 Spirit Wolves 2/3, Taunt và Overload (2).

Feral Spirit là lá Rare tốt của Class Shaman dù ở thời “tiền sử” hay thời nay và được sử dụng cho các deck Aggro và Midrange.

Điểm mạnh của Feral Spirit nằm ở chỗ khả năng Taunt cho cả 2 Spirit Wolves chỉ với 3 mana, giúp bạn bảo vệ các minion bên trong cũng như khiến đối phương phải rất vất vả mới tiêu diệt được cả 2 con Wolves.

Nhưng bên cạnh đó cái nhược điểm chết người chính là bạn bị khóa 2 mana ở lượt sau, nếu như bạn sử dụng Feral Spirit ở early thì gần như lượt sau bạn ko thể làm được gì… Botay.com !. Nên khi sử dụng Feral Spirit bạn cần cân nhắc kĩ trước để tránh trường hợp như vậy, khiến bạn chẳng gây được áp lực nào lên đối phương. Cũng vì nhược điểm đó mà Feral Spirit chỉ thích hợp cho lối chơi nhanh, gọn, lẹ hoặc cù nhây ở đầu game và dứt điểm ở giữa game, nôm na là Aggro với Midrange đấy.

Feral Spirit kết hợp cực tốt với Tunnel Trogg giúp bạn có 3 minions với số stat lần lượt là 2/3, 2/3 và 3/3 với chỉ 4 mana, 1 vài lá Spell có số mana nhỏ như Earth Shock, Lightning Bolt, Rockbiter Weapon, Stormcrack để tiêu diệt minion của đối phương ở lượt sau.


  • Thing from Below: Taunt, lá chắn bảo vệ minion cũng như Hero của bạn, giảm 1 cost khi triệu hội 1 Totem trong ván đấu.

Thing from Below được nhận định là lá Rare tốt nhất của Shaman ở thời điểm hiện tại bởi nó kết hợp được với Hero Power cũng như minion thuộc chủng loại Totem của Class, ngoài ra với khả năng Taut giúp những minion chủ chốt của bạn dễ sống sót hơn và Hero của bạn trở nên an toàn trước sự tấn công của đối phương. Thing from Below thích hợp cho mọi deck của Shaman.

Nếu xem Flamewreathed Faceless là đấng cứu thế của Class thì Thing from Below là đấng cứu thế của chủng loại Totem vậy.

Ở thời “tiền xử”, Totem đều bị mọi người hững hờ, lạnh nhạt, các chủng loại khác như Beast, Dragon, Demon, Mech đều xa lánh không cho “chơi chung”, trong “đấu trường công lý” gần như trở thành gánh nặng cho người chơi khi giá trị mang lại gần như con số 0 tròn trĩnh và nhiều khi chẳng buồn sử dụng Hero Power để gọi ra nữa vì sợ pha thả chó (Unleash the Hound) của Hunter cắn thành từng mảnh.

Nhưng quá khứ đen tối ấy đã xa….xa…..lắm rồi Người ơi !. Giờ đây đi đâu cũng thấy Totem với Totem, ẻm đã đứng trên đỉnh núi hiên ngang dõng dạc đứng nhìn các chủng tộc khác nhưng mà….. trừ Dragon với Beast ra nhé, đứng ngang hàng thôi, nghênh quá là nó tát cái gãy hết cộc giờ :)).

Một số lá Rare thông dụng khác

  1. Evolve, Master of Evolution, Thunder Bluff Valiant (Midrange Shaman)
  2. Lightning Storm, Mana Tide Totem (Control + Midrange Shaman)
  3. Lava Shock (Aggro + Control Shaman)
  4. Ancestral Spirit (Control Shaman)

Epic

  • Doomhammer: Windfury, cho bạn khả năng đánh 2 lần, Overload (2).

Doomhammer được xem là lá Epic ổn nhất trong dàn Epic không mấy giá trị của Shaman và được sử dụng cho các deck Aggro và Midrange Shaman.

Nếu như một lá 5 mana mà chỉ cho bạn 4 Attack, mỗi lần 2 Attack thì tui nghĩ nó “phế” còn hơn chữ “phế” vì rất khó dùng để trade, nếu trade thì cũng chỉ nên trade minion nào còn 2 Health chứ để trade minion 4 Health thì……..Ca này khó à nha !. Tuy rằng độ bền lên đến con số 8, cao nhất trong tất cả các vũ khí trong Hearthstone thì nó cũng chẳng mang lại giá trị gì ghê gớm lắm vì rất dễ bị Acidic Swamp Ooze phá hủy hoặc Harrison Jones lấy độ bền để rút bài. Nhưng….…nó dùng để “GO FACE” thì nên suy nghĩ lại nhé !. Phải nói là phê ơi là phê luôn, đặc biệt khi kết hợp với Rockbiter Weapon cho bạn 10 Attack, mỗi lần 5 Attack hay 2 lá Rockbiter Weapon cho bạn 16 Attack, mỗi lần 8 Attack. Mỗi lần tui dùng kiểu đó và nghe tiếng “đùng, đùng” lên FACE HERO đối phương phải nói “Trùi ui, đã quá xá là đã luôn, không biết bên đó có đang hưởng thụ cảm giác sung sướng như tui không nhỉ?”.

Một số lá Epic thông dụng khác Elemental Destruction, Eternal Sentinel, Earth Elemental (Control Shaman)

Danh sách các lá bài của Shaman sử dụng trong Standard: link

2. Warlock

Warlock trong Hearthsotne thể hiện đúng với tên gọi của mình, phù thủy, không sai một li. Nhưng đáng buồn, Warlock lại đại diện cho cho lớp nhân vật phản diện khi bạn nhìn vào Hero Power là Life Tap, mất 2 Hp để đổi lấy 1 lá bài để tạo lợi thế về Card Advantage, nó gợi cho chúng ta nhớ lại những phép thuật hắc ám thời cổ xưa được ghi chép lại trong các cuốn sách hay tái hiện trong các phim ảnh khi hi sinh lượng máu nhất định của chính mình để đổi lấy những ước muốn và khi điều ước được thực hiện ta lại mong muốn đánh đổi tiếp để thỏa mãn “tham vọng” của mình mà không màng tới sinh mạng. Điều này cũng đúng với Life Tap, khi bạn “quá” chú trọng cho việc tạo lợi thế về Card Advantage mà quên đi HP của mình đã xuống rất thấp và đối phương lợi dụng việc đó để kết thúc ván đấu. Bạn, chính bạn đã phải trả giá cho chính tham vọng không đáy của mình.

Đây cũng là một điểm hết sức lưu ý giành cho các bạn nào muốn chơi giỏi Class Warlock, luôn phải có sự cân bằng giữa Card Advantage và Hero Life để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngoài Hero Power ra, Warlock còn cho mình chủng loại riêng để thêm minh chứng cho vai phản diện của mình là Demon. Ở chủng loại này, tui nói thật đa số đều không mang lại nhiều lợi thế cho bạn, toàn là lũ quái vật ăn hại mà thôi :)) điển hình như Succubus, Tiny Knight of Evil, Felguard, Pit Lord, Void Crusher v.v… Nhưng không thể phủ nhận hết toàn bộ được vì dù sao vẫn có một vài con Demon có độ hiệu quả rất tốt như Voidwalker, Imp Gang Boss, Lord Jaraxxus.

Sức mạnh chính của Warlock nằm ở Hero Power và những lá bài mang khuynh hướng hi sinh tài nguyên (minion, mana, health, card) của mình để đạt được điều mình mong muốn. Phong cách chơi Warlock chủ yếu là Aggro và Control.

Hãy cùng tui điểm qua những lá bài mạnh của Warlock xét tại thời điểm phiên bản Whisper of the Old Gods nhé !

Common

  • Possessed Villager: Dearthrattle, hiệu ứng được kích hoạt khi lá bài chết, triệu hồi 1 Shadowbeast 1/1.

Possessed Villager là một trong những lá Common ổn của Warlock và được sử dụng trong các deck Aggro và N’Zoth Warlock.

Đối với 1 minion, 1 mana, có stat 1/1 thì nó cũng không khác gì 2 minions 0 mana Wisp và Murloc Tinyfin thuộc những lá “làm cho vui” của Blizzard vì bạn chỉ dùng một lần duy nhất rồi thôi, chẳng mang lại giá trị gì cả nhưng nhờ kỹ năng Dearthrattle đã giúp cho Possessed Villager lột xác so với 2 minions kia vì có chết đi thì cũng biến thành Zombie kia mà.

Possessed Villager có thể trade với minion có 1 Health, đặc biệt ở đầu game hoặc kết hợp với Power Overwhelming để trade với minion lớn hơn.

  • Power Overwhelming: Gửi cho minion của bạn +4/4 cho đến hết lượt. Kế đến, nó nằm ở quan tài (chết).

Power Overwhelming là một trong ba lá Common cực mạnh của Warlock khi được sử dụng trong tất cả các deck.

Khi bạn đọc khả năng Power Overwhelming, bạn sẽ có 2 tâm trạng khác nhau. Ở câu đầu tiên, gửi cho minion của bạn +4/4…Wow, chỉ với 1 mana mà tui có một minion từ yếu như sên thành mạnh như “hến” :)). Nhưng khi kết thúc lượt, minion lại ở trong hòm .. Cái gì vậy trời, buff chi cho đã rồi chết một cách lãng nhách vậy nè. Bởi thế mới nói, tui không thích lá Power Overwhelming ở chỗ đó, nhiều lúc thấy tiếc cho minion của mình dữ lắm luôn. Nhưng nó chỉ là phần “chìm” rất nhỏ thôi, chứ phần “nổi” mà nó mang lại là vô cùng lớn. Một số Combo có thể kết hợp với Power Overwhelming rất hữu dụng.

  • Power Overwhelming + minion yếu hoặc không cần thiết của bạn để trade với minion to, mạnh, của đối phương.
  • Power Overwhelming + minion yếu hoặc không cần thiết + Shadowflame để clear minion của đối phương.
  • Power Overwhelming + Shylvanas Windrunner, kết thúc lượt để lấy một minion to, mạnh của đối phương. Combo này cũng kết hợp được với Shadowflame với điều kiện phải có Emperor Thaurissan giảm mana xuống vì khi kết hợp 3 lá với nhau tổng mana bạn cần dùng là 11.
  • Power Overwhelming + Leeroy Jenkins + Faceless Manipulator (có hoặc không có) để kết thúc ván đấu với 20 Attack hoặc 10 Attack. Combo khi có Faceless Manipulator muốn thực hiện được bạn cần phải có 11 mana nên trong deck phải có Emperor Thaurissan để giảm mana xuống.

  • Dark Peddler: Battlecry, làm một hành động nào đó khi đặt xuống bàn, Discover, cho bạn chọn 1 trong 3 lá có số cost là 1.

Dark Peddler là lá Common bá đạo thứ hai mà tui liệt kê của Warlock, được sử dụng trong tất cả các deck.

Đối với Dark Peddler cho bạn lợi thế về Card Advantage. Bạn đừng nghĩ cho bạn một lá 1 cost là tệ nhé vì rất nhiều lá có giá trị mang lại cao như

  • Power Overwhelming, bạn xem lại ở phía trên.
  • Mortal Coil giúp bạn tiêu diệt minion có 1 Health và rút bài.
  •  Soulfire, một lựa chọn ổn nếu bạn chỉ muốn tiêu diệt một minion 4 Health của đối phương bởi bạn phải chấp nhận bị mất 1 lá bài trên tay nhưng dùng để Go face thì ok ngay, tui khuyến khích cái này luôn vì một khi bạn dùng để Go face tức bạn đã có Lethal rồi.
  •  Voidwalker chỉ nên lựa chọn khi bạn cảm thấy nên chơi an toàn hoặc bảo vệ đàn Zoo của bạn .
  • Absive Sergeant giúp bạn clear minion đối phương hoặc chơi face.
  • Argent Squire giúp bạn có lợi thế nhỏ khi nó có kỹ năng Divine Shield.
  • Bloodsail Corsair phá hủy một vũ khí khi còn 1 độ bền.
  • Young Priestess, giúp minion của bạn sống dai hơn khi tăng 1 Health khi kết thúc lượt.

…. Còn các lựa chọn khác có thể tùy theo tình hoặc hoặc giá trị mang lại mà bạn có thể chọn nhưng ở đây tui chỉ liệt kê một số lá thường được mọi người lựa chọn.

  • Imp Gang Boss: Khi minion này nhận sát thương, triệu hồi 1 Imp 1/1.

Imp Gang Boss là lá Common cực mạnh thứ 3 mà tui liệt kê của Warlock, hiển nhiên là được sử dụng trong tất cả các deck.

Điểm mạnh của Imp Gang Boss nằm ở chỗ có 4 Health nên khả năng cho bạn tối đa 4 con đệ Imp 1/1 giúp bạn giữ Tempo rất tốt ở đầu game, có thể trade thoải mái với bài kì minion nào của đối phương. Nhược điểm thì có thể nói không có nhưng có một điểm đáng lưu ý ở Attack do chỉ có 2 nên không mạnh ở mid và late game.

Imp Gang Boss có thể kết hợp với một số lá bài khác để gia tăng sức mạnh như

  • Power Overwhelming giúp bạn trade dễ hơn
  • Darkshire Councilman, khi Imp Gang Boss dính sát thương tạo ra Imp và Darkshire Councilman nhận thêm 1 Attack.
  • Knife Juggler, mỗi khi con dệ Imp được tạo ra thì  Knife Juggler phóng phi đao vào minion hoặc hero đối phương.
  • Defender of Argus giúp cho Imp Gang Boss gia tăng sức mạnh với Taunt và cộng thêm 1/1.

Một số lá Common thông dụng khác: Flame Imp, Darkshire Councilman (Aggro Warlock).

Rare

  • Shadowflame: Tiêu diệt một minion của bạn và lấy số Attack của nó gây sát thương cho toàn bộ minion của đối phương.

Shadowflame là một lá Rare mang đúng thương hiệu đặc trưng của Warlock, khi dùng những phép thuật nguyền rủa vào chính quân lính của mình, hi sinh chúng để tiêu diệt quân địch. Do khả năng như vậy Shadowflame rất thích hợp cho các deck Control.

Đây là lá bài mà tui thích nhất trong Class Warlock, ngoài nhìn Art khi có Golden, phải nói đẹp mê ly, nó còn mang lại giá trị rất cao trong ván đấu. Tui đã từng thực hiện khá nhiều Combo max ảo diệu quay xung quanh Shadowflame để clear quái đối phương, nhìn dàn quân hùng hậu, hiếu chiến bị tiêu diệt chỉ trong một nốt nhạc nhìn rất sướng mắt giống như xem một bộ phim về thời chiến quốc vậy. Không tin bạn cứ thử một lần đi sẽ biết 😀 !.

Nhược điểm lớn nhất của Shadowflame chính là điều kiện sử dụng rất ngặt nghèo khi số mana cần sử dụng khá lớn, 4 mana, phải có một minion làm quân tốt thí và Attack của nó phải cao để có thể thực hiện được pha “quét sạch” minion đối phương nên thường các minion trong deck Control Warlock có số Health rất cao để có khả năng sống thọ trên bàn đấu và kết hợp với những lá bài khác điển hình là Shadowflame.

Tui liệt kê một số Combo đơn giản và hữu dụng khi sử dụng Shadowflame.

  • Shadowflame + minion + Power Overwhelming, giúp gia tăng Attack của minion để dễ clear minion đối phương hơn.
  • Shadowflame + Shylvanas Windrunner, vừa clear vừa ăn cắp, một công đôi việc.
  • Shadowflame + Leeroy Jenkins, với 6 Attack giúp bạn dễ dàng thực hiện nhưng combo này chỉ thực hiện khi bạn đang rơi vào thế bí mà thôi.

…Còn những Combo phức tạp hơn, khó hơn, đòi hỏi kĩ năng người chơi thì tui nghĩ các bạn nên tự mình trải nghiệm sẽ hay hơn :D. Nếu liệt kê ra sẽ làm loãng bài viết đi rất nhiều.

  • Siphon Soul: Tiêu diệt một minion (mình hoặc đối phương) hồi 3 máu.

Siphon Soul là lá Rare thuộc lá bài kiểm soát bàn đấu như Shadowflame nên rất thích hợp cho các deck Control.

Chắc các bạn ai cũng biết Hero Power của Warlock là Life Tap, mất 2 HP để đổi lấy 1 lá bài và chơi Control nên HP lúc nào cũng ở mức cực kì thấp nên việc cần phải có những lá bài dạng Heal rất cần thiết để tránh việc thua ván đấu nhanh. Cũng chính vì thế mà Siphon Soul trở thành một lá bài của Warlock cực kì hữu dụng, không những giết được minion chủ chốt của đối phương mà còn giúp bạn hồi 3 HP.

Nếu bạn bảo hồi 3 HP quá ít so với 6 mana bỏ ra thì tui nghĩ không đúng lắm vì nhiều khi bạn chỉ cần chênh nhau có 1 HP thôi mà có thề đánh đổi cả ván đấu luôn đấy, ngoài ra việc tiêu diệt một minion chủ chốt, thường là những minion có thể thay đổi cục diện trận đấu hoặc có số Attack cao giúp bạn kiểm soát được ván đấu và khiến đối phương ở lượt sau gần như không thể tiêu diệt được bạn, nếu dính topdeck thì không cần phải bàn nhé !.

À mà quên, Siphon Soul cũng tiêu diệt minion của mình nhưng mà tui nghĩ chắc không ai dại làm chuyện đó đâu nhỉ ?. Nhưng thực ra vẫn có một trường hợp áp dụng cho minion của mình nếu như đối phương không có minion nào trên bàn nhưng bạn nghĩ trên tay đối phương có minion có kỹ năng Charge, Spell dame, vũ khí hoặc né Hero Power của Hunter có thể tiêu diệt Hero của bạn ở lượt sau.

Một số lá Rare thông dụng khác

  1. Forbidden Ritual, Doomguard (Aggro Warlock).
  2. Demonwrath (Renolock).

Epic

Rất tiếc trong Warlock không có một đại diện nào đem lại sự hiệu quả cao nhưng có một lá bài được sử dụng dành riêng cho deck Renolock là Twisting Nether

Danh sách các lá bài của Warlock sử dụng trong Standard: link

3/ Warrior

Đối với tui, khi chơi các thể loại game nhập vai, tui đều thích lựa chọn cho mình những Class có khả năng bảo kê, làm bia đỡ đạn cho các Class yếu như Pháp sư (Mage), Tu sĩ (Priest), Cung thủ (Hunter) để những Class này phát huy được hết khả năng sở trường của mình là đứng xa và xả đạn thôi. Lí do tui thích…..Hmmm… chắc có lẽ do bản thân là nam nhi nên thích thể hiện mình mạnh mẽ, bản lĩnh với người khác ngoài ra tui cũng to con, mập mạp, mũm mỉm nên giống tanker hay dân gian người ta gọi là “cục thịt di động” ấy nên đâm ra thích, đơn giản thế thôi :D.

Trong Hearthstone, có 2 Class làm tôi thỏa mãn sở thích ấy là Paladin và Warrior nhưng ở đây xin phép chỉ đề cập đến Warrior thôi nhé 😀 !.

Ở Warrior, có một điểm mà tui cực kì thích ngoài khả năng Tank không giới hạn của Class là nhân vật Grommash Hellscream. Nếu tìm hiểu về lịch sử Warcraft bạn sẽ ấn tượng về vị tộc trưởng của tộc Warsong này, ông là người Orc đầu tiên uống máu của Mannoroth để trở thành một chiến binh mạnh mẽ, không sợ trời, không sợ đất và khi được Bilzzard đưa vào Hearthstone, một lần nữa ông lại khẳng định sức mạnh của mình khi chỉ cần làm một vết xước nhỏ xíu xìu xiu thôi cũng khiến ông nổi điên đập thẳng mặt bạn với “10 Sát thương” to đùng :)).

Sức mạnh chính của Warrior thì chắc tui không cần phải nói đâu nhỉ Tank, tank và tank :)). Nhưng giờ đây phong cách chơi của Warrior phong phú hơn khi có thể đánh được

  • Aggro với việc xoay quanh chủng loại Pirate. “Đắng lòng thanh niên, làm mất hình tượng quá đi !”.
  • Midrange lai Aggro: Tempo, Dragon. “Cạn lời rồi !”.
  • Mirange: Patron. “Coi như cũng có chút Tank trong đó đi”.

Hãy cùng tui điểm qua những lá bài mạnh của Warrior xét tại thời điểm phiên bản Whisper of the Old Gods nhé !

Common

  • Slam: Gây 2 sát thương lên một minion (mình hoặc đối phương). Nếu nó không chết, rút 1 lá bài.

Đây là lá bài Common sử dụng linh hoạt nhất trong Class Warrior và thích hợp cho toàn bộ các deck.

Slam có thể nói là một lá bài bá đạo trên từng hạt gạo vì ngoài việc gây sát thương ra còn cho bạn khả năng rút bài giúp bạn có Card Advantage. Ngoài ra, Slam kết hợp được rất nhiều các lá bài khác của Warrior hoặc Neutral để tiêu diệt một minion của đối phương. Một số cách kết hợp thông dụng hiện nay:

  • Slam + Execute, Slam gây sát thương để kích hoạt khả năng của Execute.
  • Slam + Fiery War Axe, tiêu diệt một minion có 5 Health.
  • Slam + Ravaging Shoul, tiêu diệt một minion có 3 Health và những minion có 1 Health.
  • Slam + Bash, tiêu diệt một minion có 5 Health.
  • Slam + Baron Geddon, tiêu diệt một minion có 4 Health và những minion có 2 Health.

…….

Lưu ý cho các bạn trong kèo Control Warrior với nhau, hạn chế dùng Slam để rút bài để tránh Fatigue, khi hết bài mỗi lượt bạn bị rút “máu” từ 1, 2, 3, 4, 5… cho đến khi hết “máu”.

Ngoài ra Slam cũng dùng cho minion của mình nếu như trên bàn đối phương không có minion nào và bạn bị out card, cần rút bài để cầu mong quả topdeck :3.

  • Ravaging Ghoul: Gây 1 sát thương lên toàn bộ minions cả mình lẫn đối phương.

Ravaging Ghoul cũng thuộc dạng lá bài sử dụng rất linh hoạt trong Class Warrior và được sử dụng cho tất cả các deck.

Kể từ khi cây vũ khí mạnh nhất trong Hearthstone, Death’s Bite bị loại bỏ khỏi chế độ Standard. Rất nhiều fan Class Warrior lo lắng, mất ăn mất ngủ, ngày đêm tụng kinh niệm phật cầu mong Blizzard thương tình đừng biến Warrior trở thành phế nhân khi những lá bài thay thế không thể bù đắp được mất mát đau thương mà Death’s Bite để lại.

Và….. một tin rất đáng mừng khi Blizzard đã không phụ lòng fan hâm mộ khi cho ra lò một minion thay thế khá tốt Death’s Bite, Ravaging Ghoul.

Ở đây một số bạn chưa biết cách chơi Warrior nên lầm tưởng việc gây 1 sát thương cho minion mình lẫn đối phương là điên rồ nhưng khi nhìn qua tổng thể các lá bài của Warrior, những lá bài mạnh đều dính tới việc nhận sát thương để kích hoạt khả năng chẳng hạn như Execute, Frothing Berserker, Bloodhoof Brave và Grommash Hellscream. Ngoài ra Warrior có Hero Power không khả năng tiêu diệt minion như của Mage, Druid nên việc sử dụng Ravaging Ghoul rất tiện lợi để tiêu diệt những minion có 1 Health.

Ravaging Ghoul có thể kết hợp với một số lá bài khác để tăng hiệu quả ngoài những lá bài đã nêu ở trên

  • Ravaging Ghoul + Fiery War Axe Tiêu diệt một minion 4 Health, gợi nhớ tới cây vũ khí huyền thoại Death’s Bite.
  • Acolyte of Pain + Ravaging Ghoul, rút 1 lá bài.
  • Ravaging Ghoul + Brann Bronzebeard, gây 2 sát thương cho toàn bộ minions.
  • Frothing Berserker + Ravaging Ghoul kích hoạt khả năng của Frothing Berserker.
  • Ravaging Ghoul + Baron Geddon, tiêu diệt những minion có 3 Health.
  • Grim Patron + Ravaging Ghoul, cho bạn 1 con Grim Patron nữa.

……

Ngoài những Combo này ra, bạn có thể linh hoạt sử dụng Ravaging Ghoul theo ý thích của mình.

  • Bloodhoof Brave: Taunt, Enrage, kỹ năng được kích hoạt sau khi nhận sát thương, + 3 Attack.

Bloodhoof Brave thuộc lá Common khó chịu bậc nhất trong Class Warrior và thích hợp cho các deck Tempo (Midrange) và Control.

Bloodhoof Brave với kỹ năng Enrage giúp cho bạn có một minion +5 Attack sau khi nhận sát thương, khiến cho đối phương phải tính toán kỹ lưỡng ở nước đi của mình để tránh phải đánh đổi nhiều minion lẫn HP của Hero chỉ để tiêu diệt Bloodhoof Brave. Ngoài ra với khả năng Taunt, giúp bạn rất nhiều trong việc đối đầu với Aggro, bảo vệ minion cũng như Hero của mình.

Bloodhoof Brave cũng có thể kết hợp các lá bài gây sát thương của Warrior để kích hoạt kỹ năng Enrage như Blood To Ichor, Whirlwind, Slam, Cruel Taskmaster, Ravaging Ghoul.

Lưu ý cho các bạn khi sử dụng Bloodhoof Brave

  • Khi đối đầu với Midrange Hunter hay Control Paladin cần nhớ tới con Stampeding Kodo khi nó có thể tiêu diệt 1 minion có 2 Attack.
  • Khi đối đầu với Priest: Shadow Word: Pain tiêu diệt 1 minion có 2 Attack, Cabal Shadow Priest lấy 1 minion có 2 Attack.

Một số lá Common thông dụng khác:

  1. Inner Rage, Battle Rage, Cruel Taskmaster (Patron + Tempo Warrior).
  2. N’Zoth’s First Mate (Aggro + Dragon Warrior).
  3. Fierce Monkey, Arathi Weaponsmith (Tempo Warrior).
  4. Bash (Control Warrior)

Rare

  • Blood To Ichor: Gây 1 sát thương lên một minion (mình hoặc đối phương). Nếu nó không chết, triệu hồi 1 slime 2/2.
  • Frothing Berserker: Khi một minion (mình hoặc đối phương) nhận sát thương, + 1 Attack.

Blood To Ichor và Frothing Berserker là 2 lá bài Rare phổ biến hiện nay của Class Warrior và được sử dụng cho các deck như Aggro, Tempo, Patron, Dragon (Midrange).

Đối với Blood To Ichor việc gây 1 sát thương không phải là điểm nhấn mà bạn cần lưu tâm tới mà việc cho bạn 1 con Smile 2/2, giúp bạn có early game dễ thở hơn khi đối đầu với Aggro và cho bạn một lượng sát thương ổn khi đối đầu với Midrange, Control. Blood To Ichor kết hợp rất tốt với Fiery War Axe, Execute, Frothing Berserker, Grommash Hellscream v.v…

Đối với Frothing Berserker, do khả năng của nó rất đặc biệt và các lá bài của Warrior chuyên về khả năng gây sát thương “nhỏ” trên diện rộng nên hầu như không thể tiêu diệt được các minion có lượng Health cao nếu chỉ dựa vào một lá duy nhất. Chính nét đặc trưng đó mà việc buff Attack cho Frothing Berserker trở nên dễ dàng và thoải mái. Có lần tui đã buff Attack lên tới 20… Rất khủng khiếp với một minion chỉ có 3 cost.

Nếu bạn chủ quan không tiêu diệt Frothing Berserker sớm, bạn sẽ phải trả giá cho cả ván đấu. Đây là điều lưu ý cho bạn nào đối đầu với Warrior.

Một số lá Rare thông dụng khác

  1. Upgrade!, Bloodsail Cultist, Mortal Strike (Aggro Warrior).
  2. Alexstrasza’s Champion (Dragon Warrior).
  3. Armorsmith (Tempo Warrior).
  4. Revenge (Control Warrior).

Epic

  • Shield Slam: Gây x sát thương bằng x Armor.

Shield Slam là một trong những lá bài chủ chốt trong các deck Control Warrior khi nó tận dụng được Hero Power: Armor Up.

Một khi bạn chọn lối chơi Control Warrior, bạn đã theo con đường Tank thuần túy rồi và Class Warrior là Class duy nhất trong 9 Class cho bạn có khả năng trên 30 HP, cứ mỗi lượt nào còn dư 2 mana trở lên là cứ Armor Up và cứ thế lập đi lập lại. Giờ đây với Justicar Trueheart, thay Armor Up thành Tank Up, bạn sẽ có 4 Armor và con số Armor kỉ lục mà tui đạt được khi chơi Control Warrior là 62 :))… Phải nói là quá khủng khiếp. Đây chính là điều mà mọi người ngán nhất khi đối đầu với Warrior vì gần như không tài nào kết thúc ván đấu sớm được.

Nhưng bạn đừng lầm tưởng Control Warrior là “cục thịt di động” nhé !. Có rất nhiều lá bài của Warrior có thể kiểm soát bàn đấu cực tốt, điển hình nhất là Shield Slam. Bạn hãy tưởng tượng một lá bài 1 mana mà có thể gây tới cả “tấn” sát thương thì nó khủng khiếp đến cỡ nào.

Shiled Slam có thể kết hợp được với

  • Shield Block, Ancient Shieldbearer khi bạn không có Armor hoặc muốn buff Armor lên để đủ tiêu diệt một minion có Health cao.
  • Shylvanas Windrunner, để lấy minion của đối phương

  • Brawl: Ngẫu nhiên chọn một minion và tiêu diệt toàn bộ minion còn lại.

Brawl cũng như Shield Slam là một trong những lá bài chủ chốt trong các deck Control Warrior.

Điểm mạnh của Brawl nằm ở chỗ khả năng dọn bàn đấu phải nói là cực kì gọn gàng, đơn giản và không rườm rà khi chỉ dùng một mình nó giải quyết được hết tất cả. Chính điều đó khiến việc đối đầu với Control Warrior, bạn phải luôn cảnh giác với Brawl, không nên dàn quân một cách vô tội vạ để rồi nhận trái đắng khi toàn bộ quân lính hiếu chiến của mình một đi không trở lại.

Ngoài điểm mạnh, cái yếu điểm chết người của Brawl là việc đưa ra một minion còn sống mang tính ngẫu nhiên nên cũng nhiều pha dở khóc dở cười khi nó loại tất cả minion yếu và chừa lại minion mạnh hay bên mình chỉ có một minion và kết thúc Brawl, minion đó còn nằm trên bàn đấu :)). Đây chính là điều thú vị nhất khi sử dụng Brawl.

Một số lá Epic thông dụng khác

  1. Blood Warriors (Patron Warrior).
  2. Gorehowl (Control Warrior).

Danh sách các lá bài của Warrior sử dụng trong Standard: link

Như vậy đã xong 9 Class rồi nhé ! và giờ chỉ còn một phần nữa thôi. Các bạn nhớ đón xem. Mọi thắc mắc về bài viết các bạn comment ở dưới, mình sẽ trả lời nhiệt tình.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện

Đọc thêm